2.2 Thực trạng mua, bán nợ tại Vietcombank
2.2.4 Xác định giá trong giao dịch mua bán nợ của Vietcombank
Việc xác định giá trị khoản nợ được mua bán nợ tại Vietcombank được phân chia làm 2 loại là khoản nợ đạt chuẩn (nợ nhóm 1) và khoản nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ từ nhóm 2 trở lên )
*Đối với khoản vay nằm trong diện đạt chuẩn:
+Giá bán nợ: Vietcombank xác định giá trị khoản nợ theo giá trị khoản gốc và lãi phát sinh (nếu có)
+Giá mua nợ: Vietcombank xem xét quyết định mua một khoản nợ tương tự như xem xét cấp tín dụng cho khách hàng theo hình thức cho vay. Theo đó, Bên nợ được xác định như Bên Vay và giá trị khoản nợ được xác định như một khoản vay. Giá mua khoản nợ thường được xác định bằng giá trị sổ sách khoản nợ gốc được mua lại.
*Đối với các khoản nợ dưới tiêu chuẩn:
Vietcombank không thực hiện mua lại các khoản nợ dưới chuẩn, vì vậy ở phần này chỉ trình bày cách xác định giá của khoản nợ được bán. Để định giá bán khoản nợ dưới chuẩn, Vietcombank có một bộ phận phịng cơng nợ chun về thẩm định giá trị khoản vay. Nội dung thẩm định xác định giá bán nợ gồm các vấn đề:
+ Thẩm định về tình hình bên nợ: Trường hợp bên nợ là tổ chức, bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá về tình trạng pháp lý doanh nghiệp, cơ cấu quản lý, mơ hình doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thiện chí hợp tác xử lý nợ… Trường hợp bên nợ là cá nhân, bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá tình hình gia cảnh, cơng việc, tài sản, sức khỏe và các vấn đề khác liên quan đến khả năng trả nợ.
+Thẩm định về khoản nợ :Bộ phận thẩm định đánh giá về lịch sử khoản nợ, tình trạng hiện tại của khoản nợ, giá trị khoản nợ và các biện pháp bảo đảm cho khoản nợ (nếu có). Đồng thời, bộ phận thẩm định đánh giá về tính pháp lý và chặt chẽ của hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm đảm; khả năng hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ có
+Việc định giá khoản nợ:được xác định dựa vào giá trị dịng tiền có thể thu hồi từ phương án sản xuất kinh doanh của khách nợ cộng với giá trị tài sản đảm bảo có thể thu hồi (trường hợp khách hàng có TSĐB) đánh giá các yếu tố về thị trường, cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý để xác định giá khoản nợ một cách hợp lý.
Bộ phận bán nợ Vietcombank sẽ đánh giá các phương án thu hồi nợ đã/đang áp dụng; sự tích cực trong q trình thu hồi nợ; đánh giá tính pháp lý, tính hiệu quả của phương án bán nợ, so sánh tính hiệu quả của phương án bán nợ so với các phương án thu hồi nợ khác; thẩm định về trình tự, thủ tục bán nợ và xác định giá bán nợ. Đối với việc xác định giá bán nợ (giá khởi điểm), đây là vấn đề quan trọng nhất để quyết định có xử lý khoản nợ theo phương thức bán nợ hay khơng. Bởi vì Vietcombank sẽ chỉ thực hiện bán nợ khi đối tác trả giá tối thiểu bằng giá bán nợ được xác định. Vì vậy, việc xác định giá bán nợ khơng chính xác sẽ khơng thể bán được nợ (khi định giá quá cao) hoặc gây thiệt hại cho ngân hàng (do định giá quá thấp). Xét cho cùng việc thẩm định tất cả các yếu tố nêu trên là nhằm mục đính xác định mức giá bán nợ tối ưu nhất nhằm bảo đảm quyền lợi củaVietcombank.
Về nguyên tắc, việc xác định giá bán nợ có thể do Vietcombank tự thực hiện hoặc thuê tổ chức có chức năng tư vấn về kiểm tốn hoăc mua bán nợ xác định. Trong thời gian qua hầu hết các khoản nợ đã bán tại Vietcombank đều do Vietcombank tự thực hiện nhưng cũng đã có một số trường hợp Vietcombank thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để thực hiện xác định giá bán nợ. Về chủ trương, Vietcombank khuyến khích việc thuê tổ chức thẩm định giá độc lập để xác định giá bán nợ nhằm bảo đảm tính khách quan, chuyên nghiệp trong việc xác định giá bán nợ.