Các giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 76)

2.2.8 .Hiệu quả mua bán nợ của Vietcombank

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại Vietcombank

3.2.1 Nhóm giải pháp thuộc về bộ ngành có liên quan

3.2.1.1 Về luật pháp

Hồn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ

Cùng với hội nhập quốc tế, các thể chế của nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ phát triển ngày càng đa dạng. Do đó, cần phải có hệ thống pháp lý chuẩn mực để điều chỉnh hoạt động của các thể chế mới như các công ty chuyên kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực mua bán nợ.

Trước tiên, phải rà soát và xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ mua bán nợ giữa các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ. Các quan hệ nào thiếu phải được bổ sung, quan hệ nào mâu thuẫn, chồng chéo thì chỉnh sửa cho thống nhất.

Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, cụ thể, chi tiết nhằm dễ triển khai, dễ thực hiện việc mua bán nợ. Quy định cách thức thực hiện trong xử lý hồ sơ mua bán nợ, trong định giá mua bán nợ, đảm bảo doanh nghiệp mua nợ và doanh nghiệp bán nợ cùng có chung cái nhìn về tình trạng khoản nợ, giá trị khoản nợ để nhanh chóng thống nhất trong đàm phán mua bán nợ.

Nhà nước cần ban hành một văn bản pháp lý đủ mạnh làm cơ sở thiết lập thị trường và áp dụng các hình thức xử lý tiến bộ theo kinh nghiệm quốc tế đã được triển khai thành công, để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xử lý nợ cũng như thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và thậm chí cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong điều kiện thị trường mua bán nợ như hiện nay thì việc ban hành một nghị định về mua bán nợ là phù hợp. Ngồi việc cụ thể hố và pháp điển hoá các quy định tại Quyết định 59 hiện hành, Nghị định mới cần bổ sung thêm các quy định về việc định giá nợ, sử dụng hoá đơn trong hoạt động mua bán nợ, hạch toán kế toán và đặc biệt là bổ sung quy định về các quyền lợi của chủ thể sau khi mua nợ...

Chính phủ cũng nên xem xét điều chỉnh luật phá sản kịp thời, phù hợp với tình hình hiện nay.

3.2.1.2 Về chính sách

Ban hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động mua bán nợ nên tập trung điều chỉnh trên 2 phương diện:

Một là, các thủ tục nguyên tắc áp dụng, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia..

 Quy định rõ các thủ tục cần thiết đối với bên mua và bên bán nợ

 Quy định rõ về cơ chế tài chính cho hoạt động mua bán nợ như phương thức thanh tốn, hạch tốn và hướng dẫn tính thuế đối với hoạt động mua bán nợ. Hai là, các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện mua nợ DN như cách thức xử lý tài chính, sắp xếp lao động ….

3.2.1.3 Về tổ chức thực hiện

*Phát triển thị trường mua bán nợ

Như đã nêu trên, hiện thị trường mua bán nợ có rất ít doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh về lĩnh vực này, dù nhu cầu mua bán nợ là rất lớn. Điều này dẫn đến khó xác định được giá cả thị trường và việc chuyển nhượng khoản nợ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, song song với việc hồn thiện cơ chế, chính sách về mua bán nợ, Nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ theo hướng ngày càng có nhiều chủ thể tham gia. Chủ thể này có thể là các đơn vị chuyên kinh doanh hoạt động mua, bán nợ, các công ty trực thuộc tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngồi. Khi càng nhiều người mua bán thì sẽ càng có nhiều khoản nợ được giao dịch, dễ mua, dễ bán. Nếu làm được như vậy, Việt Nam sẽ từng bước hoàn thiện thị trường mua bán nợ sơ cấp (giữa tổ chức tín dụng sở hữu khoản nợ và bên mua nợ) và xây dựng được thị trường mua bán nợ thứ cấp (giữa các tổ chức, cá nhân sở hữu khoản nợ với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nợ). Ngồi ra cũng cần có các cơ chế để thúc đẩy việc thành lập các sàn giao dịch để thuận tiện cho việc chuyển giao nợ trên thị trường thứ cấp.

*Thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có DATC là cơng ty chun mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính, hoạt động độc quyền nên có thể ép giá mua nợ với bên bán. Bên cạnh đó nguồn lực cũng có hạn, với nguồn vốn điều lệ chỉ khoảng 2400 tỷ VND, DATC không thể giải quyết mua tất cả các khoản nợ xấu đang có nhu cầu giao dịch. Vì vậy thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa thể phát triển được.

Chính phủ nên thành lập một Cơng ty mua lại nợ xấu của các DN, nhất là các DN có cơng nghệ tiên tiến, hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô lớn, sử dụng nhiều nhân công lao động, gặp khó khăn tài chính tạm thời… Qua đó giúp DN tiếp

cận được nguồn vốn, trở lại hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động và phục hồi sản xuất. Vì vậy việc thành lập một cơng ty mua nợ xấu của DN là điều tất yếu trước nhu cầu của thị trường.

-Biện pháp: chính phủ Việt Nam nên thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (tạm gọi tắt là VNAMC) đủ tầm để thu mua nợ xấu của các TCTD, sau đó xử lý và bán lại các khoản nợ đã mua này.

-Cơ chế hoạt động: cho phép VNAMC có thể phát hành trái phiếu có thời hạn 10 năm với sự bảo lãnh của chính phủ. Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời lỗ giữa VNAMC và các TCTD bán nợ.

-Giải pháp xử lý:

 Đối với các khoản vay thuộc ngành bất động sản: VNAMC nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bộ Xây dựng, Hiệp Hội Bất Động Sản...để chọn lọc các dự án còn nhiều tiềm năng để hỗ trợ phát triển và quản lý bán dự án, giảm lượng hàng tồn kho BĐS là ngành chiếm khoản nợ xấu lớn nhất hiện nay.

 Đối với các khoản nợ trong khu vực sản xuất: VNAMC nên tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu các nhóm mục tiêu của Chính phủ, trong đó đặt trọng tâm vào các ngành thiết yếu phát triển kinh tế, mang lại những cơ hội việc làm và giá trị kinh tế cao.

 Đối với các doanh nghiệp vay nợ đang giao dịch trên sàn chứng khoán, VNTAMC nên phối hợp với UBCK quốc gia để phát triển các kế hoạch tái cơ cấu và khôi phục lại giá trị cổ phiếu một số doanh nghiệp dẫn đầu ngành.

-Các hình thức mua bán nợ: Việt nam có thể áp dụng các hình thức mua nợ của Malaysia như sau:

+ Chuyển giao nợ theo quyết định của Chính phủ: đối với các trường hợp sáp nhập các ngân hàng, VNAMC nhận bàn giao nợ và trả tiền cho các Ngân hàng theo giá sổ sách của khoản nợ.

+ Mua bán nợ theo thỏa thuận: VNAMC sẽ thỏa thuận mua lại các khoản nợ tồn đọng của các Ngân hàng theo giá thỏa thuận, có thể mua một phần khoản nợ hoặc

-Giá mua các khoản nợ: VNAMC có thể tự định giá hoặc thuê Công ty chuyên về thẩm định giá khoản nợ để xác định giá trị thực tế của khoản nợ. Việc định giá trị khoản nợ xấu hiện nay của Việt Nam là rất khó, vì vậy cần phải có tổ chức chuyên định giá khoản nợ xấu của các TCTD và cơ chế riêng cho hoạt động của tổ chức này. Việc định giá trị giá mua lại khoản nợ tại Việt Nam có thể áp dụng như sau:

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo: nên áp dụng mua theo giá trị định giá của tài sản đảm bảo.

+ Đối với khoản nợ khơng có tài sản đảm bảo, giá mua theo trị giá định giá trị khoản nợ có thể thu hồi.

*Tăng cường năng lực cho DATC

Để xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, góp phần phát triển thị trường mua bán nợ và DATC phát huy hết vai trị của mình trong thị trường mua bán nợ tại Việt Nam thì cần có hành lang pháp lý đầy đủ. Trước mắt, cần ban hành thông tư hướng dẫn riêng cho DATC trong tái cơ cấu đối với các DN có giá trị thực tế thấp hơn các khoản phải trả khi thực hiện CPH. Mặt khác cần có quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu của NHTM và tổ chức tín dụng theo hướng tập trung bán nợ, khống chế thời hạn xử lý nợ, nếu quá thời hạn thì phải bán theo giá của tổ chức thẩm định trung gian. Trong trường hợp nguồn vốn của DATC không đủ để thực hiện mua nợ gắn với tái cấu trúc DN thì đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn (có hồn trả) cho DATC, hoặc phát hành trái phiếu DATC (được định kỳ định giá lại) để thực hiện xử lý nợ.

Bên cạnh đó, muốn xử lý nợ xấu DNNN thành cơng, cần khuyến khích các hoạt động mua bán nợ giữa các DNNN, NHTM và DATC; tăng quy mơ, nâng cao năng lực về tài chính, quản trị, trách nhiệm và vai trị của DATC. Theo đó, cần ban hành các cơ chế liên quan đến hoạt động của DATC theo hướng tạo quyền chủ động cho DATC trong xử lý nợ cho phù hợp với thông lệ quốc tế; Xây dựng cơ chế, yêu cầu các ngân hàng thương mại bán các khoản nợ xấu cho DATC hoặc bàn giao nguyên trạng các DNNN bao gồm các Tổng công ty Dâu tằm tơ, các doanh nghiệp thuộc Vinashin...

Ngoài ra, cần bổ sung cụ thể cơ chế xử lý cho DATC và cơ chế cho các DNNN thuộc diện cơ cấu nợ thơng qua mua bán nợ, ví dụ: Quy định cụ thể về việc được chuyển nợ thành vốn góp của DATC và của các tổng công ty đối với DN thành viên chuyển đổi. Trường hợp sau khi xử lý tài chính, đánh giá lại vẫn còn âm vốn chủ sở hữu, nhưng thị trường chấp nhận, cổ đông chấp thuận mua cổ phần, đề nghị Bộ chủ quản vẫn phê duyệt giá trị DN và phê duyệt phương án xử lý tài chính để làm căn cứ chuyển DNNN thành CTCP. Mặt khác, nên bổ sung quyền hạn cho DATC để Công ty chủ động hơn trong việc quyết định các phương án mua bán nợ và xử lý nợ. Ví dụ, quy định hiện nay, sau khi mua nợ, DATC được giảm trừ trách nhiệm trả nợ cho DNNN bằng số âm vốn chủ sở hữu là hơi cứng nhắc. Nên Quy định giao cho đơn vị mua bán nợ chủ động quyết định (dựa trên nguồn lực thực tế) sau khi cơ cấu nợ, vốn nhà nước tại DNNN vẫn cịn, thì việc CPH sẽ hiệu quả hơn.

3.2.2 Nhóm giải pháp thuộc về ngân hàng nhà nước.3.2.2.1 Ban hành quy chế mua bán nợ phù hợp 3.2.2.1 Ban hành quy chế mua bán nợ phù hợp

NHNN cần minh bạch và đơn giản hóa việc bán các khoản vay, quy định rõ cơ chế thủ tục mua bán các khoản vay nợ đối với các nhà đầu tư trong nước và đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chỉnh sửa quy định mua bán nợ, cụ thể theo quy định giá mua bán nợ tại tại điều 7, nên bổ sung thêm quy định giá mua có thể do hai bên tự thỏa thuận

Hiện nay NHNN vừa công bố dự thảo thông tư mua bán nợ thay thế Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Đây được coi là một động thái cần thiết mở đường cho chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế cũng như tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và DN, đặc biệt là các DNNN. Đồng thời góp phần giải quyết những vướng mắc tồn tại mà chính ngành ngân hàng đang gặp phải.

Dự thảo Thông tư không quy định bên mua là cá nhân, vì thực tế hầu như không phát sinh hoạt động mua, bán nợ giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, đồng thời để góp phần đảm bảo khả năng, trách nhiệm quản lý khoản vay khi bên mua thực

khoản nợ, dự thảo bổ sung nguyên tắc “Các bên liên quan đến giao dịch mua, bán nợ phải đảm bảo nhận thức đầy đủ các rủi ro khi tham gia giao dịch mua, bán nợ và tự chịu trách nhiệm trong các quyết định liên quan đến giao dịch mua, bán nợ”;

Dự thảo Thông tư quy định bên mua nợ khi mua khoản nợ sẽ trở thành người cho vay đối với bên nợ để đảm bảo bên mua nợ sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật về cấp tín dụng... Hy vọng rằng với dự thảo Thơng tư mới của Ngân hàng nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán nợ phát triển, góp phần lành mạnh hóa tài chính cho các DN cũng như tổ chức tín dụng, đồng thời thúc đẩy q trình tái cấu trúc lại hệ thống DN cũng như nền kinh tế.

3.2.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nghiệp vụ mua bán nợ trong hệ thống Ngân Hàng

Phát triển văn hóa mua bán nợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, ngân hàng nên thực hiện các giao dịch mua bán nợ để xử lý nợ xấu hoặc mua các khoản nợ để trở thành các nhà đầu tư chiến lược.

Các cơ quan quản lý cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác mua bán nợ; tổ chức lớp tập huấn, các hội thảo có sự tham gia của các cá nhân và tổ chức nước ngoài để tận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của quốc tế từ đó áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

3.2.2.3 Tăng cường biện pháp mua bán nợ để xử lý nợ xấu

+ Thứ nhất, yêu cấu tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM sẽ nhóm tồn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM.

+ Thứ hai, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động của VNAMC, các AMC của Ngân hàng cũng như hoạt động chứng khốn hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khốn hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống.

+ Thứ ba, khuyến khích các NHTM tích cực thực hiện mua, bán nợ để xử lý các nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

3.2.3 Nhóm giải pháp trong hệ thống Vietcombank 3.2.3.1 Giải pháp về quy trình thủ tục

*Ban hành văn bản thay thế Quy định tạm thời về mua, bán nợ

Qua xem xét và tổng kết thực tiễn thực hiện Quy định tạm thời về mua, bán nợ của VCB (ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-NHNT.CN ngày 05/11/2009 của Tổng Giám đốc VCB), đề xuất một số sửa đổi về hoạt động mua bán nợ như sau:

*Tăng quyền chủ động đề xuất bán nợ của Chi nhánh

Mặc dù quy định hiện hành đã trao quyền chủ động đề xuất bán nợ cho Chi nhánh nhưng nội dung chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến nhiều Chi nhánh trong quá trình triển khai thực hiện khơng rõ thẩm quyền của mình được thực hiện đến đâu, có quyền chủ động đàm phán bán nợ với các đối tác có nhu cầu mua nợ hay khơng. Vì vậy, quy định mới cần xác định rõ các công việc Chi nhánh được chủ động thực hiện. Theo đó, Chi nhánh được quyền chủ động lựa chọn biện pháp bán nợ hoặc biện pháp xử lý nợ khác trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của việc thu hồi nợ. Chi nhánh cũng được quyền chủ động đàm phán sơ bộ với đối tác quan tâm nhưng phải thông báo rõ ràng cho đối tác biết cấp có thẩm quyền quyết định bán nợ.

*Kiến nghị bỏ thẩm quyền của TGĐ về phê duyệt việc cơ cấu lại nguồn vốn

Thực tế bán nợ thời gian qua cho thấy việc bán nợ được xem xét trên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)