Thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 37 - 44)

2.1 Thực trạng hoạt động mua bán nợ và thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

2.1.3 Thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

* Thị trường mua bán nợ sơ cấp

Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hình thành thị trường mua bán nợ sơ cấp, hoạt động chủ yếu là mua nợ giữa các tổ chức tín dụng với DATC hoặc giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Theo số liệu báo cáo cáo của DATC, trị giá giao dịch mua bán nợ sơ cấp giữa DATC với các tổ chức tín dụng đến năm 2010 đạt khoảng 11.000 tỷ VND.

* Thị trường mua bán nợ thứ cấp

Tại Việt Nam thị trường mua bán nợ thứ cấp vẫn chưa được hình thành, với nhu cầu mua bán nợ ngày càng cao trên thị trường, việc hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp trong tương lai là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.1.3.1 Các bên tham gia mua bán nợ

Mua bán nợ là việc chuyển quyền đòi nợ từ chủ thể bán nợ (chủ nợ cũ) sang chủ thể mua nợ (chủ nợ mới). Công ty mua nợ đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro về không trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ của khách nợ. Từ đó hình thành một quan hệ tài chính liên quan tới ba bên gồm bên mua nợ (ngân hàng, tổ chức tài chính), người bán nợ và khách nợ. Chi tiết các bên tham gia vào hoạt động mua bán nợ gồm:

Tổ chức tín dụng và Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản

*Các tổ chức tín dụng và ngân hàng đầu tư:

Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê từ ngân hàng nhà nước tính đến nay tại Việt nam có 40 ngân hàng TMCP trong đó có 5 NHTMNN, 14 NHNN và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng chính sách : NH chính sách XH và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngồi ra cịn có các quỹ tín dụng và một số các cơng ty tài chính.

Hầu hết các Ngân hàng thương mại tham gia bán nợ và một phần mua nợ nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, khi

việc phát triển nghiệp vụ mua bán nợ của Ngân hàng thương mại nhằm thu hồi vốn ngay tăng tính thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

* Các công ty mua quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD:

Mơ hình cơng ty quản lý nợ và khai thác thác tài sản (AMC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập theo quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 với mục đích xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Công tác quản lý nợ và khai thác tài sản luôn được các NHTM dành sự quan tâm đặc biệt. Nhu cầu thành lập AMC để chuyên mơn hố việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực tế và thiết yếu hiện nay.

Hiện Việt Nam có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên. Ngồi ra, có 1 AMC trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều cơng ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ…[5]

Theo số liệu thống kê AMC được thành lập theo thời gian và quy mô vốn điều lệ , AMC đầu tiên được thành lập vào năm 1995 (Vietcombank AMC). Năm 2009 – 2010 là thời điểm có nhiều AMC được thành lập nhất. Phần lớn các AMC có vốn điều lệ vào khoảng 50-100 tỷ đồng. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1“số lượng AMC được thành lập theo thời gian và quy mô vốn điều lệ”

(Nguồn: FI – PG Bank)

5Bùi ThịHồng Thu , 2011, bài viết Tổng quan về Công ty quản lý nợvà khai thác tài sản của NHTM Việt Nam trên websitehttp://pgbankresearch.wordpress.com/2011/09/15>

Công ty độc lập được mua bán nợ

Hiện nay ở Việt Nam công ty độc lập được phép mua bán nợ chính thức chỉ có Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chính là thực hiện mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp…Ngồi ra hiện nay cũng có khá nhiều công ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, địi nợ…

Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) được thành lập Quyết định số 109/2003/QĐ - TTg ngày 05/06/2003, với vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được chuyển đổi theo Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. DATC được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vốn điều lệ quy định theo thông tư số 79/2011/TT-BTC ban hành ngày 08/06/2011 là 2.481 tỷ đồng.

Các công ty đầu tư, quản lý quỹ:

Các Công ty này tham gia mua nợ nhằm tái cơ cấu, đánh bóng khoản nợ và tiếp tục bán lại các khoản nợ này một lần nữa. Mặt khác, các công ty đầu tư mua nợ nhằm chuyển thành chủ nợ lớn nhất có tính chi phối tại doanh nghiệp hoặc chuyển nợ thành vốn góp doanh nghiệp. Từ đó, nắm quyền kiểm sốt doanh nghiệp. Hiện nay, nghiệp vụ này cũng đang rất phát triển tại Việt Nam, các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang dần phát triển tại thị trường Việt Nam. Từ năm 1995-2005, mỗi năm chỉ có vài vụ MA, nhưng từ năm 2006 trở đi hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Từ năm 1995-2010 đã ghi nhận được 1350 thương vụ MA của các công ty Việt Nam, giá trị mua bán đạt 7,8 tỷ USD. Nhìn chung, các giao dịch diễn ra trầm lắng và lẻ tẻ trong suốt giai đoạn 1995-2004, từ năm 2005 đến nay, các giao dịch MA bùng phát mạnh, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,3% về số lượng và 61,9% về giá trị.[6]

Các cá nhân, tổ chức mua nợ:

Đối với các chủ thể này, việc mua nợ với giá chiết khấu và thu địi đủ tồn bộ khoản nợ từ khách nợ là hoạt động kinh doanh chính. Đối với các cá nhân tổ chức này, lợi nhuận được hình thành từ phần chênh lệch giữa giá mua nợ và giá trị thu địi từ khoản nợ. Đây là các cơng ty có nghiệp vụ thu nợ tốt, có thơng tin khách hàng, có kỹ thuật đánh giá khách hàng và đánh giá khoản nợ. Từ đó, họ có thể đưa ra giá mua khoản nợ đảm bảo khoản nợ có khả năng thu hồi và thu nợ có lợi nhuận

2.1.3.2 Thực trạng mua bán nợ

Số liệu về nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cơng bố đầu tháng 7/2012 cho thấy: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.[7]

Nếu khơng xử lý được nợ xấu thì thanh khoản của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, nền kinh tế mất đi một khoản vốn lớn khơng quay vịng được. Đối với các DN, nếu nợ xấu ngân hàng lớn và kéo dài, doanh nghiệp sẽ không được các NHTM tiếp tục cho vay, khơng có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động, nguy cơ dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng là gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu khơng có cơ chế tháo gỡ thì ngân hàng cũng khó khăn trong việc thu hồi vốn đảm bảo nguồn vốn thanh khoản của mình. Do đó, việc xử lý nợ xấu hiện nay là nhiệm vụ cấp bách để khôi phục năng lực cho các tổ chức tài chính và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tránh nguy cơ khủng hoảng và suy thối kinh tế.

Với quy mơ thị trường lớn như vậy, đây thực sự sẽ là một thị trường tiềm năng của hoạt động mua bán nợ, tuy nhiên hiện nay hoạt động mua bán nợ trong nước vẫn chủ yếu thuộc về DATC. Cũng đã có các giao dịch mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, nhưng chủ yếu là cơ cấu lại danh mục đầu tư và số lượng thực hiện cũng khơng nhiều.

Ngồi ra, cũng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên việc tổ chức tín dụng bán nợ của mình cho các tổ chức khác (khơng phải tổ chức tín dụng) là khá khiêm tốn, chủ yếu là bán lại nợ cho các tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp đó (như các cổ đơng của cơng ty mua lại nợ thơng qua một bên thứ ba) hoặc khoản nợ có tài sản bảo đảm tốt. Đối với các khoản mua bán này, số lượng ít, giá trị tương đối thấp và do việc mua bán nợ là riêng lẻ của từng tổ chức tín dụng nên khơng thể thống kê được.

Như vậy có thể nói, nhắc đến thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay là nhắc đến hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Dưới đây là hoạt động mua bán nợ của DATC từ khi thành lập đến nay. Qua việc tìm hiểu việc mua bán nợ của DATC có thể giúp hình dung được phần lớn “bức tranh” về hoạt động của thị trường mua bán nợ tại Việt Nam qua các năm qua.

Bảng 2.2 “Số liệu tổng hợp mua bán nợ và tái cơ cấu DN của DATC”

ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu Số lượng

giao dịch

Khoản nợ

theo sổ sách Giá vốn mua nợ Mua bán nợ và TS 121 7.995 2.384 Tái cơ cấu DN 74 6.520 1.674

(Nguồn : tổng hợp số liệu từ DATC) Bảng 2. 3 “Bảng số liệu mua bán nợ của DATC qua các thời kỳ”

ĐVT: Tỷ VND DATC 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng Ký hợp đồng mua bán nợ 9 - 93 - - 13 20 135 DS mua bán nợ 18.82 131.9 905 341 525 102 360 2.384

Năm 2005: Hoạt động mua bán nợ của DATC chủ yếu là hoạt động mua bán nợ theo chỉ định của Chính phủ. Cịn hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận chưa được DATC chú trọng nhiều.

(i) Hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định: DATC ký hợp đồng mua 3 tài sản đảm bảo nợ theo chỉ định với ngân hàng Eximbank có giá trị 131 tỷ đồng, đã bán đấu giá một phần tài sản với giá 212 tỷ đồng. Triển khai ký hợp đồng mua nợ với ngân hàng Việt Hoa với 9 khoản nợ có giá trị 18,82 tỷ đồng, trong đó đã thu hồi và giải chấp TSBĐ được 7 khách nợ có giá trị 19,7 tỷ đồng; Ký hợp đồng mua 3 tài sản của Công ty XNK Ngũ Cốc, tổng giá trị là 133 tỷ đồng.

(ii) Hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo thoả thuận: DATC đã tiếp nhận xử lý trên 160 hồ sơ, thu thập thông tin và làm việc với các bên liên quan, đánh giá tình hình tài chính chủ nợ, khách nợ, đánh giá khả năng thu hồi nợ để xây dựng phương án mua bán. DATC đã ký hợp đồng mua nợ theo thoả thuận với giá trị nhận nợ phải thu 65 tỷ đồng,

Năm 2006 : Hoạt động mua bán nợ của DATC đã tập trung vào mua bán nợ theo thoả thuận do đó tổng doanh số mua nợ theo thoả thuận đạt 131,9 tỷ đồng (doanh số mua nợ theo chỉ thị chỉ đạt 9,6 tỷ đồng). Tổng doanh thu bán nợ của DATC đạt 268,9 tỷ đồng.

Năm 2007: Năm 2007 DATC mua bán nợ đã ký được 93 hợp đồng mua bán nợ và

tài sản tồn đọng với tổng giá trị theo sổ sách là 3.499 tỷ đồng, doanh số mua nợ khoảng 905 tỷ đồng, đạt 144% so với kế hoạch năm 2007.

Năm 2008: Trước những chiều hướng xấu đi nhanh chóng trong nền kinh tế trong nước và trên thế giới, DATC đã có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động mua, bán, xử lý nợ. Tổng doanh thu xử lý nợ và tài sản đã đạt 341 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm, góp phần đưa tổng số xử lý, thu hồi nợ dưới các hình thức( bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp) cả năm 2008 đạt 468 tỷ đồng.

Năm 2009: Trong năm 2009, DATC đã cơ bản hoàn thành việc tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp khi CPH DNNN. Công ty đã tiến hành xử lý số tài sản này tại 249 doanh nghiệp, giá trị thu hồi thực tế được 56,1 tỷ đồng (đạt

159,4% kế hoạch năm). Tổng doanh thu năm 2009 là 525,45 tỷ đồng (đạt 104,5% kế hoạch năm), lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 165 tỷ đồng (đạt 163,4 % so với kế hoạch năm), số nộp ngân sách nhà nước là 85 tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch năm.

Năm 2010:Trong hoạt động kinh doanh, năm 2010 này, tổng doanh thu của DATC đã đạt gần 580 tỷ đồng, đạt 111,6% so với kế hoạch, tăng 11% so với thực hiện năm 2009. Trong hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng, do chủ động trong công việc, năm 2010, DATC đã ký được 13 hợp đồng mua bán nợ tồn đọng với giá trị các khoản nợ là 357,1 tỷ đồng, doanh số mua nợ là 101,4 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ và tài sản là 393,6 tỷ đồng, đạt 107,4% so với kế hoạch năm 2010, tăng 16,5% so với thực hiện năm 2009.

Năm 2011:Trong hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng, DATC đã ký được 20 hợp đồng mua nợ, giá trị sổ sách của khoản nợ là 1.095 tỷ đồng , doanh thu bán nợ 359,6 tỷ VND.Trong hoạt động mua nợ, xử lý thu hồi nợ thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, năm 2011, Cơng ty đã xử lý tài chính, tái cơ cấu thành cơng được 12 DN khách nợ, trong đó có 10 DN 100% vốn nhà nước và 2 Cơng ty cổ phần được cổ phần hóa từ DNNN.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của DATC năm 2011 đạt tổng doanh thu 578,6 tỷ đồng (đạt 109,2% so với kế hoạch năm 2011), trong đó doanh thu từ hoạt động mua bán nợ và tài sản là 359,6 tỷ đồng, đạt 98,4% so với kế hoạch; doanh thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận là 2,8 tỷ đồng, đạt 140% so với kế hoạch; doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác là 216,2 tỷ đồng, đạt 133% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế ước đạt 190 tỷ đồng, đạt 127% so với kế hoạch, tăng 4% so với thực hiện năm 2011

Năm 2012:Và đầu năm 2012, DATC đã tham gia mua nợ Bình An, đây cũng là

doanh nghiệp tư nhân đầu tiên mà DATC bỏ vốn vào. Công ty cổ phần thuỷ sản Bình An (Bianfishco) đang trong quá trình đàm phán nợ nần với các chủ nợ. Hai chủ nợ là ngân hàng BIDV và ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến xử lý món nợ ở Bình An thành cổ phần để trở thành cổ đơng cơng ty. Cịn DATC đứng ra mua lại

Hiện nay DATC đang tập trung mua bán nợ và xử lý tài sản các doanh nghiệp thuộc tập đồn và tổng cơng ty, như tổng cơng ty Dâu tằm tơ Việt Nam, tổng công ty COMA, công ty cà phê Buôn Ma Thuột,các doanh nghiệp thuộc Vinashin… Sắp tới, sau khi đã thực hiện mua nợ xử lý hết các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước, DATC sẽ chuyển sang mua bán nợ doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp khó khăn nằm trong lĩnh vực thủy sản, cà phê, nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng nằm trong mục tiêu mua nợ của DATC. Để phát huy hiệu quả xử lý nợ xấu nhanh chóng, DATC sẽ mời các tập đồn, tổng cơng ty tham gia, lĩnh vực nào mời tập đồn đó cùng tham gia để tái cơ cấu lại cho DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)