Các yếu tố ảnh hưởng đến mua bán nợ của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 58 - 61)

2.2 Thực trạng mua, bán nợ tại Vietcombank

2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến mua bán nợ của Vietcombank

2.2.6.1 Yếu tố bên trong

Ngồi các nhân tố bên ngồi là những khó khăn đối với các tổ chức tín dụng trong việc mua bán nợ, tại Vietcombankviệc mua, bán nợ cũng gặp phải một số khó khăn xuất phát từ chính nguyên nhân nội tại củaVietcombanknhư:

 Quy định mua, bán nợ hiện hành củaVietcombankcịn chưa hồn thiện Mặc dù quy định mua, bán nợ hiện hành của VCB đã cụ thể các quy định pháp luật vào điều kiện của VCB, đưa ra quy định bán nợ hợp lý để các bộ phận chức năng thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, quy định này cũng còn một số bất cập cần phải hoàn thiện thêm như làm rõ thêm quyền chủ động đề xuất bán nợ của các chi nhánh, xác định rõ mục đích của việc thơng báo bán nợ, bổ sung căn cứ của việc xác định giá bán nợ, cơ chế hoạt động của Hội đồng Bán nợ, cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động bán nợ...

- Việc hiểu và vận dụng các quy định về mua bán nợ của một bộ phận cán bộ chưa thật sự sâu sắc.

Mặc dù trong năm 2010 VCB đã tổ chức tập huấn về công tác mua, bán nợ cho cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm cơng tác này trên tồn hệ thống VCB. Tuy nhiên, do thời gian tập huấn ngắn, khả năng nắm bắt và vận dụng các quy định của một bộ phận cán bộ còn hạn chế nên trong thực tiễn hoạt động bán nợ, nhiều cán bộ còn lúng túng khi thực hiện nghiệp vụ này vì vậy đã lựa chọn biện pháp xử lý nợ khác thay vì bán nợ dù nếu áp dụng bán nợ sẽ hiệu quả hơn.

2.2.6.2 Yếu tố bên ngoài

*Khung pháp lý chưa hoàn thiện

Hiện nay, hoạt động bán nợ của tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh tại một số văn bản có giá trị pháp lý cao như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động mua bán nợ của TCTD Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (QĐ số 18/2007/QĐ – NHNN, một số điều của QĐ số 493)…..…

và một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên, văn bản trực tiếp quy định cụ thể về hoạt động bán nợ của tổ chức tín dụng là Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD.

Mặc dù Quyết định số 59 đã đưa ra một khung pháp lý cơ bản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện hoạt động mua bán nợ như các quy định về phạm vi mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ; quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ mua, bán nợ; quản lý và xử lý tài chính đối với khoản nợ mua, bán… Tuy nhiên, do hoạt động mua, bán nợ còn quá mới mẻ tại Việt Nam nên những quy định mới chỉ mang tính nguyên tắc tại Quyết định số 59 chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, dẫn đến nhiều trường hợp tổ chức tín dụng cũng như các bên liên quan còn gặp lúng túng khi thực hiện bán nợ chẳng hạn như vấn đề định giá nợ, cấp hoá đơn trong hoạt động mua bán nợ, hạch toán kế toán v.v.. Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng còn khoảng trống trong việc quy định các quyền năng của chủ thể mua nợ (mà không phải là tổ chức tín dụng hoặc DATC) đối với các khoản nợ được mua, điều này cũng dẫn các nhiều chủ thể (đặc biệt là tổ chức/cá nhân nước ngoài) tỏ ra e ngại khi đàm phán mua nợ của các tổ chức tín dụng, làm hạn chế sự phát triển của thị trường mua, bán nợ.

*Tâm lý e ngại của chủ nợ khi thực hiện bán nợ

Do khung pháp còn chưa cụ thể như đã nêu trên nên trong thực tế hoạt động bán nợ tại các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là tại các ngân hàng thương mại nhà nước như VCB, vẫn còn tồn tại tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm của các bộ phận chức năng khi thực hiện bán nợ… Cụ thể, trong một số trường hợp bộ phận đề xuất, thẩm định cũng như cấp có thẩm quyền mặc dù thấy rằng việc bán nợ có hiệu quả hơn nhưng vẫn lựa chọn biện pháp khác để bảo đảm an tồn, khơng phải gánh chịu các phiền phức có thể phát sinh do đề xuất/quyết định với giá bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ. Hoặc trong một số trường hợp, do tâm lý e ngại này mà thủ tục bán nợ trở nên chậm chạp hơn, chẳng hạn như việc yêu cầu đăng thông báo công khai một

nợ… Những thủ tục này trong một số trường hợp là cần thiết để bảo đảm tính khách quan minh bạch nhưng nếu vận dụng thiếu linh hoạt thì lại gây chậm trễ, làm mất cơ hội bán nợ thành công.

*Thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam mới hình thành, thiếu chuyên nghiệp

Như đã nêu trên, mặc dù pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân (bao gồm cả tổ chức/cá nhân nước ngồi) có quyền mua nợ của tổ chức tín dụng nhưng lại khơng quy định cụ thể quyền của các chủ thể này sau khi mua nợ. Chính vì vậy, cịn rất ít doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh về lĩnh vực mua bán nợ.

Hiện nay trên thị trường mua, bán nợ chỉ có DATC là tổ chức được quy định cụ thể về các quyền năng đối với khoản nợ đã mua, tuy nhiên năng lực tài chính của doanh nghiệp này cũng cịn nhiều hạn chế (vốn điều lệ khoảng hơn 2400 tỷ đồng). Các tổ chức/cá nhân khác khi tham gia mua nợ thường là nhằm đến tài sản bảo đảm của khoản nợ chứ khơng vì chính bản thân khoản nợ. Điều này thể hiện thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam còn chưa phát triển, việc bán nợ gặp nhiều khó khăn và khó bán được giá cao vì cịn q ít chủ thể có nhu cầu mua nợ.

Tại VCB, nhiều trường hợp đàm phán mua, bán nợ với DATC không thành công do công ty này thường dựa vào lợi thế gần như độc quyền của mình, trả giá bán nợ quá thấp, nhiều khoản DATC chỉ trả dưới 30% giá trị nợ gốc, thậm chí có trường hợp chỉ trả 5-10% giá trị nợ gốc. Do đó, VCB buộc phải lựa chọn biện pháp xử lý nợ khác để thu nợ nhiều hơn mặc dù có thể phải mất nhiều thời gian và nhân lực hơn. Mặt khác thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam cịn kém hấp dẫn bởi chính các hàng hố ln chuyển trên thị trường. Thông thường các khoản nợ được bán là các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng khó thu hồi nên mục đích mà Bên mua nợ nhắm đến là các tài sản vơ hình và hữu hình kèm theo khoản nợ chứ không phải là chính khoản nợ đó.

*Khó khăn trong việc định giá khoản nợ

Mặc dù xác định khoản nợ là một loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường nhưng pháp luật về thẩm định giá lại khơng có quy định cụ thể nào về việc định giá khoản nợ. Vì vậy, nhiều tổ chức thẩm định giá độc lập khơng có cơ sở để tiến hành

thẩm định giá khoản nợ vì vậy đã từ chối ký kết hợp đồng định giá với các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy việc tự định giá của tổ chức tín dụng hoặc việc thẩm định giá của tổ chức độc lập không tránh khỏi yếu tố chủ quan, thiếu thuyết phục, không nêu được các căn cứ khoa học của kết quả định giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại vietcombank (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)