.
2.2.8.2 .Hạn chế
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐIVỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt và kiềm chế lạm phát
Chính phủ phải đề ra những giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất, tránh tâm lý lạc quan để dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát vượt bậc vào những tháng cuối năm 2011. Để duy trì mức lạm phát thấp trong khi vẫn đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng, Chính phủ nên nhanh chóng xây dựng thị trường cho các lĩnh vực
điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, và văn hóa; tiếp tục giải phóng sức sản xuất cho khu
vực kinh tế tư nhân và cải tổ doanh nghiệp nhà nước triệt để hơn nữa; giảm chi tiêu nhà nước cho các khu vực không tạo ra năng suất như tinh giản biên chế bộ máy hành chính. Chính phủ và Quốc hội cần xây dựng các cơng cụ chính sách tiền tệ và tài khóa hiện đại, hình thành cơ chế giám sát và phịng ngừa lạm phát.
Thứ hai, Nhà nước nên thường xuyên rà sốt lại hệ thống Luật Việt Nam để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời
Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế để điều chỉnh luật cho phù hợp những
thông lệ, chuẩn mực quốc tế như: Luật các TCTD, Luật cạnh tranh, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật phá sản... Điển hình như Luật các TCTD được ban hành năm 1997 được xem là văn bản pháp lý chi phối tất cả các hoạt động liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên sau một thời gian thực thi lại bộc lộ nhiều điểm bất cập và phải sửa
đổi bổ sung vào năm 2004 và gần đây là ngày 16/06/2010, Quốc hội khóa XII chính
thức thơng qua Luật các TCTD 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011. Và Quốc hội cũng nên khắc phục những điểm hạn chế trong Luật các TCTD năm
2010. Một là“Bỏ rơi” mơ hình tập đồn - với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống
ngân hàng, một mơ hình “Tập đồn tài chính ngân hàng” được đặt ra. Tuy nhiên, dự thảo của Luật các TCTD khơng điều chỉnh mơ hình này. Hai là “Thiếu quy định về
ngân hàng đầu tư”, mặc dù hiện nay Việt Nam có Luật chứng khốn năm 2006 quy
một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu
tư.
Thứ ba, bảo đảm lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của NHTM Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Thực hiện cam kết WTO, Việt nam có được những ưu đãi nhất định theo lộ trình hội nhập từng phần đến hồn tồn. Đặc biệt thực hiện lộ trình hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ trên cơ sở bảo đảm Ngân hàng Việt Nam có đủ điều kiện, khả năng phát triển, có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường trong nước,
vươn ra khu vực và quốc tế. Một mặt tranh thủ điều kiện hơn nữa để các Ngân hàng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình qua thực hiện triệt để hàng loạt
những giải pháp về vốn điều lệ, điều kiện ứng dụng và phát triển công nghệ, phát triển nhân lực...
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên phổ biến những quy định cụ thể việc thực hiện những luật mới để hướng dẫn hoạt động các ngân hàng
Chẳng hạn như là một số điểm mới của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 về thanh tra, giám sát ngân hàng như: về tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng, quy
định bổ sung về hoạt động giám sát ngân hàng, về nguyên tắc thanh tra, giám sát
ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
Trước yêu cầu của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, mọi hoạt động ngân hàng phải được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý. Hiện nay, các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều điểm hạn chế và bất cập. Vì vậy, NHNN nên kiểm tra rà soát lại các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng nhằm hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Ví dụ: Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, thực tế cũng có những điểm bất cập có thể làm giảm năng lực cạnh tranh (xét về phương diện vốn) của các NHTM như nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Quy định này sẽ
làm hạn chế hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Luật giao dịch điện tử chưa theo kịp thực trạng kinh tế, bằng chứng là ngân hàng và cơ quan pháp luật rất lúng túng
trước các sự cố xuất phát từ máy ATM và người gửi tiền là người phải gánh chịu
nhiều thiệt hại và rủi ro…
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng
Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng thì càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống, NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện cho vay
và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, không được thực hiện các biện pháp nhằm che giấu nợ xấu; thực hiện việc kiểm toán nội
bộ, kiểm soát, đánh giá thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng. Cùng với đó,
NHNN đã chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nghiêm túc chấp hành các quy định về phát triển mạng lưới của các TCTD năm 2011, theo hướng: tạm thời ngừng xem xét đề nghị mở phòng giao dịch của tổ chức tín dụng kể từ ngày 25/2/2011; cho phép các NHTM và chi nhánh NHNNg được mở ATM theo quy định. Trong
thời gian tới, NHNN nên tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt
động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, bảo đảm an tồn hoạt động kinh doanh của
TCTD.
Thứ tư, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả liên kết của toàn hệ thống ngân hàng
Việc kết nối thành công giữa ba liên minh thẻ Smartlink, Banknet, VNBC
đánh dấu một bước phát triển mạnh trong cung ứng dịch vụ của các ngân hàng Việt
Nam. Tuy nhiên, sự vận hành của hệ thống này vẫn chưa đạt được kết quả cao vì: mức đầu tư đổi mới công nghệ của các thành viên tham gia thanh toán điện tử liên
hàng chưa đồng bộ; sự liên kết giữa ba liên minh chỉ là trên cơ sở hạ tầng chưa
NHNN cần có các biện pháp hỗ trợ các đơn vị thành viên tham gia liên kết hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
Thứ năm, một số kiến nghị khác đối với NHNN
NHNN cũng nên kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng, quản lý thị trường ngoại tệ, giá vàng tránh những biến động đột biến như những tháng đầu năm 2011. Hỗ trợ các NHTM Việt Nam duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và mở rộng hơn nữa hoạt động ngân hàng quốc tế, thực hiện việc mở văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngồi.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam, để cạnh tranh và đứng vững trên thương trường trong nước cũng
như quốc tế, tác giả bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm đóng góp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Eximbank đến năm 2015.
Các giải pháp được ra nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh nội tại của
Eximbank như: tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân sự, quy mơ, thương hiệu, đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Eximbank. Và các giải pháp khắc phục các áp lực cạnh tranh từ mơi trường bên ngồi mà Eximbank đang phải đối mặt. Bên cạnh đó là các kiến nghị đối với Chính phủ như là xây dựng một chính sách tiền tệ hợp lý để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thiết lập môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng rõ ràng, rành mạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế; thường xun rà sốt lại các điều luật có liên quan đến các TCTD để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế. Và NHNN như: tăng cường công tác, kiểm tra, thanh
tra đối với các NHTM; hỗ trợ các NHTM trong hoạt động cạnh tranh trong nước
cũng như quốc tế; có những cải tổ trong cơng tác quản trị ngân hàng để duy trì sự phát triển mạnh mẽ hơn của các ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam
trên bước đường phát triển kinh tế. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp
hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta khơng ít những cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và với ngân hàng Eximbank nói riêng cũng nằm trong xu thế đó.
Eximbank chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng trong nước và kể cả các NHNNg tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Eximbank cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng
thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế. Vì vậy, Ban Quản trị
ngân hàng Eximbank cần phải hoạch định chiến lược phát triển cụ thể không chỉ ở tầm ngắn hạn mà còn cả một chiến lược lâu dài để lèo lái con thuyền Eximbank đi
đến những thành công trong tương lai.
Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngân hàng Eximbank. Cùng với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và NHNN cũng được đưa ra để góp phần xây dựng phong phú hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng Eximbank.
Do thời gian nghiên cứu và phạm vi kiến thức còn hạn chế nên Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô và các bạn đọc để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.