Sự cần thiết ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng trong phân tích hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn giai đoạn 2012 2020 (Trang 36 - 39)

1.2. Phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp

1.2.2.2. Sự cần thiết ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng trong phân tích hiệu quả

quả tài chính của doanh nghiệp

Kể từ khi xuất hiện các tổ chức kinh doanh thì tài chính đã trở thành phương

pháp đo lường truyền thống. Các sổ sách kế toán thường được sử dụng để tạo điều

kiện thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu trong những giao dịch tài chính qua cả hàng thế kỉ. Trong thời đại công nghiệp, các thước đo tài chính truyền thống như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay gần đây là

thước đo giá trị kinh tế gia tăng (EVA)... cho chúng ta biết nhiều điều về tình hình

hoạt động kinh doanh cũng như những kết quả đã đạt được của các tổ chức/doanh

nghiệp trong quá khứ. Tuy nhiên trong thời đại thông tin ngày nay, việc áp dụng hệ thống kế tốn tài chính truyền thống với các thước đo tài chính kể trên để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã thể hiện một số hạn chế sau:

Không phù hợp với thực tế kinh doanh ngày nay

Các hoạt động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp ngày nay khơng cịn gắn với các tài sản hữu hình, thay vào đó giá trị của doanh nghiệp chủ yếu lại nằm trong ý

tưởng của tất cả mọi thành viên công ty, trong mối quan hệ với khách hàng và nhà

cung cấp, trong cơ sở dữ liệu thông tin quan trọng hay thể hiện qua khả năng đổi mới của doanh nghiệp cũng như vấn đề chất lượng (gọi chung là các tài sản vơ hình)... Tuy nhiên mơ hình tài chính truyền thống rất khó khăn trong việc định ra giá trị tài chính tin cậy cho những tài sản vơ hình đó, nó khơng thừa nhận những tài sản này trong các bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các thước

đo tài chính truyền thống được thiết kế để so sánh với những giai đoạn trước đó dựa

trên các chuẩn nội bộ về hiệu suất. Các thước đo này không hỗ trợ nhiều cho việc cung cấp những định hướng sớm về khách hàng, chất lượng, các vấn đề về nhân viên hay quy trình nội bộ, do đó chúng khơng cịn phù hợp để đánh giá tình hình

kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay (Niven, 2009).

Dẫn dắt bởi các thành tích trong quá khứ

Các thước đo tài chính cung cấp góc nhìn tuyệt vời về những sự kiện và kết

quả trong quá khứ của tổ chức. Chúng thể hiện việc tóm tắt một cách rõ ràng, mạch lạc và súc tích các hoạt động của doanh nghiệp trong những giai đoạn trước. Tuy nhiên góc nhìn tài chính chi tiết này khơng có giá trị dự báo cho tương lai, các kết quả tài chính xuất sắc trong một tháng, một quý, hay thậm chí một năm đều khơng chỉ ra được kết quả tài chính trong tương lai của doanh nghiệp (Niven, 2009).

Có xu hướng co lại trong các “khoang” chức năng của mình

Báo cáo tài chính trong các tổ chức thường được chuẩn bị theo phạm vi chức

phòng ban và cuối cùng sẽ được thu thập lại thành một phần của bức tranh tổ chức tổng thể. Phương pháp này không còn phù hợp với tổ chức ngày nay, nơi có rất nhiều cơng việc mang tính chức năng chéo. Ngày nay chúng ta thấy các nhóm thuộc nhiều phịng ban chức năng khác nhau đã cùng nhau giải quyết những vấn đề cấp bách và tạo ra giá trị theo những cách thức khơng thể hình dung được. Dù là ngành cơng nghiệp hay hình thức tổ chức nào, làm việc nhóm đã được coi như một đặc

tính bắt buộc của các doanh nghiệp thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay. Các hệ thống đo lường tài chính truyền thống khơng có cách nào tính tốn

được giá trị hay chi phí thực sự của những mối quan hệ này (Niven, 2009) .

Khơng có cách tư duy dài hạn

Nhiều chương trình cải tiến đề cao các biện pháp cắt giảm chi phí có thể tạo

ra tác động tích cực tới báo cáo tài chính ngắn hạn của tổ chức. Tuy nhiên những nỗ

lực cắt giảm chi phí này lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tạo ra giá trị lâu dài cho tổ chức đó, ví dụ như: hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản lý quan hệ khách hàng và phát triển hiệp hội ngành... Sự tập trung vào những lợi ích ngắn hạn bằng cách cắt giảm chi phí của việc tạo ra giá trị dài hạn này có thể dẫn

đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực của tổ chức, thậm chí nó cịn phá hủy giá

trị mà tổ chức đã tạo ra (Niven, 2009).

Trước những hạn chế của hệ thống đo lường tài chính truyền thống, mơ hình

thẻ điểm cân bằng ra đời đã giải quyết được những vấn đề trên thơng qua việc tích hợp những thước đo tài chính về các hoạt động trong quá khứ với những thước đo của những nhân tố thúc đẩy hoạt động tài chính trong tương lai của tổ chức. Những mục tiêu và thước đo này được bắt nguồn từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức,

chúng đo lường và quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức theo bốn khía cạnh: tài

chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Qua đó, thẻ điểm cân

bằng giúp cho các doanh nghiệp có khả năng theo dõi kết quả hoạt động tài chính trong khi vẫn giám sát được diễn biến trong việc tạo dựng các khả năng và thu về các tài sản vơ hình mà họ cần cho sự phát triển trong tương lai. Ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng sẽ cho các nhà quản trị có một cách nhìn cân bằng và toàn diện

trong đo lường hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp đồng thời giúp họ

định hướng hành vi của tất cả các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chiến lược chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn giai đoạn 2012 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)