2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Tổng công ty cổ phần Bi a Rượu – NGK Sà
2.2.2.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO theo
theo mơ hình thẻ điểm cân bằng
Hiện nay SABECO chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng, do đó tác giả sẽ tiến hành một cuộc nghiên cứu bổ sung nhằm xác định trong mơ hình thẻ điểm những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO và mức độ ảnh hưởng
của chúng như thế nào.
I. Tổng quan về nghiên cứu I.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là:
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu đó đến hiệu quả tài chính của
SABECO.
I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người có quan tâm đến hiệu quả tài chính của
SABECO, bao gồm:
- Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại SABECO
- Cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng của SABECO
- Những người làm cơng tác liên quan đến tài chính doanh nghiệp và có quan
tâm đến hiệu quả tài chính của SABECO (chuyên viên phân tích tài chính của các
cơng ty chứng khốn, cán bộ tín dụng ngân hàng, cán bộ thanh tra - kiểm tra thuế...).
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến
I.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là: - Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
- Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
I.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp tác giả xác định trong mơ hình thẻ điểm cân bằng, yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO và mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đó như thế nào. Từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả tài chính cho SABECO trong chương 3.
II. Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của mơ hình thẻ điểm cân bằng (trình
bày trong chương 1). Theo đó, hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp không chỉ
phụ thuộc vào các yếu tố tài chính mà cịn phụ thuộc vào các yếu tố phi tài chính. Một cách tổng qt, theo mơ hình thẻ điểm cân bằng có bốn yếu tố chính ảnh hưởng
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ,
học hỏi và phát triển (Robert S.Kaplan & David P.Norton, 2011).
Như đã giới thiệu, quy trình nghiên cứu được thiết kế theo 2 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
- Bước 2: Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
II.1. Nghiên cứu định tính
II.1.1. Mục đích nghiên cứu định tính
Mục đích của bước nghiên cứu định tính là nhằm tìm hiểu thái độ, quan điểm của các đối tượng nghiên cứu về các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO, kết hợp với lý thuyết của mơ hình thẻ điểm cân bằng làm cơ sở
để xây dựng thang đo lường cho các yếu tố ảnh hưởng sử dụng cho bước nghiên
cứu định lượng tiếp theo.
II.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
đôi13 theo một dàn bài thảo luận (xem Phụ lục 2.2: Dàn bài thảo luận nghiên cứu
định tính).
Các cuộc thảo luận được thực hiện với 6 cá nhân bao gồm:
- Hai người làm cơng tác tài chính thuộc Ban tài chính của SABECO (1 phó
Ban tài chính và 1 chuyên viên phân tích tài chính).
- Một người làm công tác thị trường/khách hàng thuộc Ban Marketing của
SABECO.
- Một người làm công tác nhân sự thuộc Ban nhân sự của SABECO.
- Một người là cổ đông không làm việc tại SABECO.
- Một người là chuyên viên phân tích tài chính của một cơng ty chứng khốn có quan tâm đến hiệu quả tài chính của SABECO.
Địa điểm thảo luận thuận tiện: văn phòng, sàn giao dịch chứng khoán, quán
café...
II.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Phù hợp với lý thuyết của mơ hình thẻ điểm cân bằng, kết quả nghiên cứu
định tính cho thấy các yếu tố mà các đối tượng thảo luận đánh giá là có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO tập trung chủ yếu vào 4 nhóm yếu
tố chính đó là: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển của doanh nghiệp.
Yếu tố tài chính:
Tất cả các đối tượng thảo luận đều sử dụng chỉ tiêu ROE để đánh giá hiệu
quả tài chính của SABECO. Mặc dù chỉ tiêu EVA có nhiều ưu điểm hơn nhưng có thể vì cánh tính tốn chỉ tiêu này hơi phức tạp (liên quan đến vấn đề đánh giá rủi ro)
nên ít được sử dụng hơn. Do vậy trong nghiên cứu này ROE được sử dụng làm chỉ
tiêu đo lường hiệu quả tài chính của SABECO. Như đã phân tích ở mục 2.2.1.1. của
chương 2, theo phương trình tài chính Dupont ROE của SABECO chịu ảnh hưởng
13Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu nhằm tìm hiểu sâu về những vấn đề có tính chun mơn cao
của 3 yếu tố là: tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản và địn bẩy tài chính.
Yếu tố khách hàng:
Trong nhóm yếu tố khách hàng, các đối tượng thảo luận cho rằng hiện nay
các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO là: thu hút
khách hàng mới, làm hài lòng khách hàng hiện tại và gia tăng thị phần. Đây cũng là 3 mục tiêu quan trọng trong chiến lược Marketing của SABECO.
Yếu tố quy trình nội bộ:
Trong nhóm yếu tố quy trình nội bộ, các đối tượng thảo luận cho rằng cả 3 quy trình: hoạt động đổi mới, hoạt động tác nghiệp và dịch vụ sau bán hàng đều
quan trọng. Tuy nhiên hiện nay để tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng thì SABECO cần chú trọng nhiều hơn vào hoạt động đổi mới.
Yếu tố học hỏi và phát triển:
Trong nhóm yếu tố học hỏi và phát triển, các đối tượng thảo luận cho rằng cả ba yếu tố: trình độ nguồn nhân lực, năng lực hệ thống thông tin và môi trường làm việc đều quan trọng. Đây là ba yếu tố mà theo Robert S.Kaplan và David P.Norton là rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của 3 khía cạnh: quy trình nội bộ, khách hàng và cuối cùng là tài chính.
II.2. Nghiên cứu định lượng
II.2.1. Mục đích nghiên cứu định lượng
Mục đích của bước nghiên cứu định lượng là nhằm xác định các yếu tố chính
và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của
SABECO.
II.2.2. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO
Dựa vào cơ sở lý thuyết của mơ hình thẻ điểm cân bằng, thơng tin thứ cấp về tình hình hoạt động của SABECO và kết quả nghiên cứu định tính, thang đo các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO được xây dựng. Các thang đo này có dạng thang đo Likert14 5 điểm từ hoàn toàn phản đối đến hồn tồn đồng ý.
Thang đo yếu tố tài chính
Hiệu quả tài chính (ROE) của SABECO chịu ảnh hưởng của yếu tố:
1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) 2. Vòng quay tổng tài sản
3. Địn bẩy tài chính
Thang đo yếu tố khách hàng
Hiệu quả tài chính (ROE) của SABECO chịu ảnh hưởng của yếu tố:
1. Thu hút khách hàng mới
2. Làm hài lòng khách hàng hiện tại 3. Gia tăng thị phần
Thang đo yếu tố quy trình nội bộ
Hiệu quả tài chính (ROE) của SABECO chịu ảnh hưởng của yếu tố:
1. Hoạt động đổi mới 2. Hoạt động tác nghiệp 3. Dịch vụ sau bán hàng
Thang đo yếu tố học hỏi và phát triển
Hiệu quả tài chính (ROE) của SABECO chịu ảnh hưởng của yếu tố:
1. Trình độ nguồn nhân lực 2. Năng lực hệ thống thông tin
3. Môi trường làm việc
II.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi (xem Phụ lục 2.3: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng). Cụ thể:
14 Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu. Đây là thang đo phổ biến nhất trong đo lường
- Phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc tại
SABECO bằng cách phát bảng câu hỏi tại văn phòng SABECO.
- Phỏng vấn bằng cách gửi email đối với cổ đông SABECO (dựa trên Danh sách cổ đông SABECO).
- Phỏng vấn trực tiếp đối với nhà đầu tư tiềm năng của SABECO bằng cách phát bảng câu hỏi tại các sàn giao dịch chứng khoán trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Phỏng vấn bằng cách gửi email đối với những người làm công tác liên quan
đến tài chính doanh nghiệp (chuyên viên phân tích tài chính của các cơng ty chứng
khốn, cán bộ tín dụng ngân hàng, cán bộ thanh tra - kiểm tra thuế...). Bảng câu hỏi được thiết kế theo trình tự 3 bước:
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của mơ hình thẻ điểm cân bằng, sứ mạng, tầm nhìn,
định hướng chiến lược và tình hình hoạt động của SABECO (trình bày ở mục
2.2.2.1 và 2.2.2.2 của chương 2) bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính bảng câu hỏi sơ bộ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Bảng câu hỏi sơ bộ đã điều chỉnh được sử dụng để phỏng vấn thử 6 cá nhân bao gồm: 4 người là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại SABECO (2 người thuộc Ban tài chính, 1 người thuộc Ban Marketing, 1 người thuộc Ban nhân sự), 1
người là cổ đông (không làm việc tại SABECO) và 1 người là chuyên viên phân
tích tài chính của một cơng ty chứng khốn có quan tâm đến hiệu quả tài chính của SABECO. Mục đích của lần phỏng vấn thử này là nhằm đánh giá tính phù hợp của nội dung các câu hỏi. Dựa vào kết quả của cuộc phỏng vấn thử, bảng câu hỏi tiếp tục được điều chỉnh để có bảng câu hỏi hồn chỉnh sử dụng cho cuộc phỏng vấn chính thức.
II.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được. Trong đó: - Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến quan sát không phù hợp.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn
các biến quan sát phù hợp thành các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO.
- Phương pháp phân tích hồi quy bội (MLR) được sử dụng để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của SABECO.
II.2.5. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu
Kích thước mẫu được xác định thông qua công thức kinh nghiệm của các nhà
nghiên cứu trước đây theo từng phương pháp phân tích dữ liệu. Cụ thể:
- Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA): Hair & ctg (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu cho EFA phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở
lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Đối với phân tích hồi quy bội (MLR): Cơng thức kinh nghiệm thường được dùng để tính kích thước mẫu cho MLR là : n 50 + 8p (với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình). Green (1991) cho rằng công thức này tương đối phù hợp khi p 7 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 15 câu hỏi: 1 câu hỏi sàng lọc, 1 câu hỏi phân loại và 13 câu hỏi đo lường. Để đảm bảo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt, kích
thước mẫu thiết kế là 220 quan sát, thỏa mãn điều kiện về kích thước mẫu của cả 2 phương pháp phân tích trên.
Phương pháp chọn mẫu sử dụng là phương pháp thuận tiện15.
II.2.6. Kết quả nghiên cứu định lượng a. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong 220 bảng câu hỏi phát ra, thu về được 195 bảng câu hỏi có dữ liệu. Sau khi mã hóa và nhập dữ liệu, tiến hành làm sạch dữ liệu đã loại bỏ 16 quan sát
15 Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là nhà nghiên cứu có thể
khơng hợp lệ (trả lời không đủ 13 câu hỏi đo lường, cho điểm ngồi thang đo...). Cịn lại 179 quan sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu phân tích.
Lệnh Analyze Descriptive statistics → Frequencies trong phần mềm
SPSS được sử dụng để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu theo mối quan hệ với SABECO như sau:
Bảng 2.26: Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo mối quan hệ với SABECO
Mối quan hệ với SABECO
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid Cán bộ CNV SABECO khơng có cổ
phần 92 51.4 51.4 51.4
Cán bộ CNV SABECO có cổ phần 20 11.2 11.2 62.6
Cổ đông (không là CBCNV SABECO) 9 5.0 5.0 67.6
Nhà đầu tư tiềm năng SABECO 24 13.4 13.4 81.0
Người làm công tác liên quan đến tài
chính DN 34 19.0 19.0 100.0
Total 179 100.0 100.0
b. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Lệnh Analyze → Scale → Reliability Analysis... trong phần mềm SPSS
được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của SABECO. Cơng cụ này sẽ giúp loại các biến không phù hợp, các biến có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total
correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach Alpha từ 0.70 trở lên16.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo được trình bày ở phụ lục 2.4. Theo kết quả đánh giá cho thấy: Các biến quan sát của bốn thang đo: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển đều có hệ số tương quan biến -
16
Theo Nunnally & Bernstein (1994), một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [.70 - .80]. Nếu Cronbach Alpha .60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0.30 và hệ số Cronbach Alpha của các thang đo này đều đạt tiêu chuẩn từ 0.70 trở lên (thấp nhất là 0.720 của thang đo quy trình nội bộ và cao nhất là 0.853 của thang đo tài chính).
c. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Lệnh Analyze → Data Reduction→ Factor... trong phần mềm SPSS được sử dụng để rút gọn các biến quan sát phù hợp thành các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SABECO. Phương pháp trích Principal components với phép quay vng góc Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue 117. Tiêu chuẩn phân tích EFA là: hệ số KMO18 0.50; mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett 19 0.05; trọng số nhân tố (Factor loading) 0.50 và tổng phương sai trích
17 Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng t(Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 17
KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn .50. Kaiser (1974) đề nghị KMO .90: rất tốt; KMO .80: tốt; KMO .70: được; KMO .60: tạm được; KMO .50: xấu và KMO .50: khơng thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
17
Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể hay ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn óm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 18
KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO