Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 69)

2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Tổng công ty cổ phần Bi a Rượu – NGK Sà

2.2.1.1. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 2.1: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của SABECO từ năm 2008 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011 LN sau thuế Tỷ đồng 541 848 2,631 2,186 VCSH bình quân Tỷ đổng 6,452 6,898 7,369 8,163 ROE % 8.38% 12.29% 35.70% 26.78% 50.50%

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng tăng nhanh từ

8.38% năm 2008 lên đến 35.70% năm 2010, chứng tỏ hiệu quả tài chính của

SABECO liên tục được cải thiện từ khi thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên sang năm 2011, ROE giảm xuống cịn 26.78%. Ngồi những nguyên nhân bên trong (sẽ được

phân tích dưới đây), việc ROE năm 2011 giảm cho thấy tình hình kinh tế khó khăn

hiện nay đang tác động xấu đến hiệu quả tài chính của SABECO. So với trung bình ngành, chỉ tiêu ROE của SABECO hiện nay còn ở mức rất thấp: đạt 26.78% so với 50.50% của trung bình ngành .

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE của SABECO được phân tích dựa trên công thức Dupont bao gồm các nhân tố sau:

a. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Bảng 2.2 dưới đây cho thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của SABECO cũng có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2010: từ 11.83% lên

32.59%. Năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn làm sức tiêu thụ bia giảm nên doanh

ROS giảm còn 23.64%. Tuy nhiên ROS của SABECO hiện nay vẫn cao hơn so với mức trung bình ngành (20.75%).

Bảng 2.2: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) ) của SABECO từ năm 2008 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011 LN sau thuế Tỷ đồng 541 848 2,631 2,186 Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246 ROS % 11.83% 15.68% 32.59% 23.64% 20.75%

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêngcủa SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Chúng ta sẽ phân tích thêm hiệu quả của việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh

thu sau đây:

Bảng 2.3: Tỷ trọng các chi phí/doanh thu của SABECO từ năm 2008 - 2011

Tỷ trọng chi phí/doanh thu 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011

Giá vốn hàng bán 78.87% 72.60% 60.27% 67.82% 58.86% Chi phí tài chính 5.30% 6.56% 2.90% 3.79% 1.14% Chi phí bán hàng 3.09% 2.96% 2.40% 2.88% 11.36% Chi phí quản lý DN 0.90% 1.86% 0.69% 1.32% 2.09%

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Tỷ trọng Giá vốn hàng bán/Doanh thu

Tỷ trọng Giá vốn hàng bán/Doanh thu giảm dần từ 78.87% năm 2008 xuống còn 60.27% năm 2010. Tuy nhiên năm 2011 do chi phí sản xuất tăng cao (chủ yếu là giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, trong đó Malt là ngun liệu chính sản xuất bia tăng gần 30% so với cùng cùng kỳ năm trước) làm tỷ trọng này tăng trở lại

Tỷ trọng Chi phí tài chính/Doanh thu

Tỷ trọng Chi phí tài chính/Doanh thu từ năm 2008 - 2011 có xu hướng tăng giảm không đều, cụ thể: năm 2009 tăng từ 5.30% lên 6.56%, năm 2010 giảm còn 2.90%, năm 2011 tăng trở lại ở mức 3.79% và đang cao hơn gấp 3 lần so với trung bình ngành (1.14%). Nguyên nhân chính làm cho tỷ trọng chi phí này tăng giảm

không đều là do sự biến động của chi phí dự phịng đầu tư tài chính dài hạn (chiếm

tỷ trọng chủ yếu trong chi phí tài chính). So với thời điểm SABECO bắt đầu đầu tư (năm 2008), hiện nay thị trường chứng khốn Việt Nam có xu hướng giảm mạnh

(70% – 80%) nên SABECO phải trích lập dự phịng giảm giá chứng khốn đầu tư dài hạn, đặc biệt là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh

doanh chính.

Sau đây là chi tiết về các thành phần chi phí tài chính của SABECO:

Bảng 2.4: Các thành phần chi phí tài chính của SABECO từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Dự phịng giảm giá chứng khốn ĐT dài hạn 197 226 185 319 Chênh lệch tỷ giá 42 128 49 32 Chi phí tài chính khác 3.4 0.2 - 0.1

Chi phí tài chính 242.4 354.2 234 351.1

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010. 2011)

Tỷ trọng Chi phí bán hàng/Doanh thu

Tỷ trọng Chi phí bán hàng/Doanh thu có xu hướng giảm qua các năm 2008 – 2010 từ 3.09% xuống còn 2.40% nhưng năm 2011 tăng trở lại ở mức 2.88%.

Nguyên nhân là do năm 2011 trước sức mua thị trường giảm, SABECO đã tập trung vào chiến lược Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, làm cho chi phí Marketing tăng 44.6% so với năm 2010, trong đó chủ yếu là chi phí cho các chương

trình khuyến mại bật nắp trúng thưởng và chi phí hỗ trợ thương mại. Hiện nay cuộc cạnh tranh giữa các công ty bia đang diễn ra rất khốc liệt, để giành thị phần cho mình các cơng ty trong ngành khơng ngừng đầu tư mạnh vào hoạt động Marketing

bán hàng. Tuy nhiên so với trung bình ngành, mức đầu tư vào hoạt động này của SABECO chưa đáng kể, tỷ trọng chi phí bán hàng của SABECO hiện vẫn còn ở

mức thấp: 2.88% so với 11.36% của trung bình ngành.

Tỷ trọng Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu

Tỷ trọng Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu cũng tăng giảm không đều

qua các năm, cụ thể: năm 2009 tăng từ 0.90% lên 1.86%, năm 2010 giảm xuống cịn 0.69%. Riêng năm 2011 tỷ trọng chi phí này tăng lên ở mức 1.32% là do SABECO

trích dự phịng phải thu khó địi 47.2 tỷ đồng, chiếm trên 35% chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng chi phí quản lý DN của SABECO vẫn khá thấp so với trung bình ngành (2.09%).

b. Vòng quay tổng tài sản

Bảng 2.5: Vòng quay tổng tài sản của SABECO từ năm 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành

2011

Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246 TTS bình quân Tỷ đổng 10,423 10,825 11,022 11,406

Vòng quay TTS Vòng/năm 0.44 0.50 0.73 0.81 1.48

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên

vòng quay tổng tài sản liên tục tăng từ 0.44 vòng năm 2008 lên 0.81 vòng năm

2011. Đặc biệt năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản của SABECO cao gần gấp đôi so

với thời điểm mới cổ phần hóa. Tuy nhiên so với trung bình ngành (1.48 vịng/ năm) hiệu suất này còn khá thấp. Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích chi tiết hiệu suất sử dụng các thành phần của tổng tài sản sau đây:

b1. Vòng quay tài sản ngắn hạn

Vòng quay tài sản ngắn hạn trong các năm qua biến động không lớn, chỉ giao

Bảng 2.6: Vòng quay tài sản ngắn hạn của SABECO từ năm 2008 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011 Doanh thu Tỷ đổng 4,571 5,408 8,071 9,246 TSNH bình quân Tỷ đồng 2,201 2,666 3,194 3,862 Vòng quay TSNH Vòng/năm 2.08 2.03 2.53 2.39 6.56

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Sau đây là phân tích chi tiết hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của SABECO:

Vòng quay tiền và tương đương tiền

Bảng 2.7: Vòng quay tiền và tương đương tiền của SABECO năm 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành

2011

Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246

Tiền và TĐT bình quân Tỷ đồng 691 1,114 1,839 2,473

Vòng quay tiền và TĐT Vòng/năm 6.62 4.86 4.39 3.74 15.17

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Vòng quay tiền và tương đương tiền liên tục giảm từ 6.62 vòng năm 2008 xuống còn 3.74 vòng năm 2011. So với trung bình ngành (15.17 vịng/năm), vịng quay tiền và tương đương tiền của SABECO hiện nay thấp hơn rất nhiều, qua đó

cho thấy tình hình quản lý và sử dụng tiền của SABECO chưa hiệu quả. Ngồi ngun nhân SABECO phải tích lũy tiền để nộp 1,493 tỷ đồng tiền sử dụng đất cho

năm khu đất (06 Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Quận 1; 46 Bến Vân Đồn, P.12, Quận

18/3B Phan Huy Ích, P.15, Q.Tân Bình)9, việc quản lý tiền chưa hiệu quả của

SABECO là do tổng công ty để tiền gửi không kỳ hạn lớn hơn mức lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Trong ba tháng của quý 4/2011 tồn tiền gửi không kỳ hạn và lưu chuyển tiền thuần thực tế của SABECO chi tiết như sau:

Bảng 2.8: Tồn tiền gửi không kỳ hạn và lưu chuyển tiền thuần thực tế của SABECO 3 tháng quý 4/2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (130,345) 58,878 (75,062) Tiền gửi không kỳ hạn 115,271 174,149 99,087

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của SABECO tháng 10,11,12 năm 2011 )

Số liệu trên cho thấy tiền gửi không kỳ hạn hàng trăm tỷ đồng làm mất chi

phí cơ hội hàng tỷ đồng mỗi tháng do chênh lệch lãi suất. Nguyên nhân là do không

dự báo được nhu cầu thu chi và khơng điều tiết được dịng tiền.

Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho của SABECO từ năm 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011

Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 3,605 3,926 4,865 6,270 HTK bình quân Tỷ đồng 368 320 236 254

Vòng quay HTK Vòng/năm 9.79 12.26 20.66 24.73 11.94

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Do giá vốn hàng bán tăng nhưng hàng tồn kho lại có xu hướng giảm làm cho vịng quay hàng tồn kho liên tục tăng nhanh qua các năm, từ 9.79 vòng năm 2008

9

Trong số các khu đất trên, ngoài hai khu đất 187 và 474 Nguyễn Chí Thanh đang phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các khu đất còn lại do vướng mắc về pháp lý nên vẫn chưa triển khai được dự án đầu tư theo kế hoạch.

lên đến 24.73 vòng năm 2011. Hiện nay vòng quay hàng tồn kho của SABECO cao hơn nhiều so với trung bình ngành (11.94 vịng/năm), cho thấy công tác quản lý

hàng tồn kho của SABECO tốt hơn các công ty trong ngành, lượng hàng tồn kho

được tính tốn và duy trì ở mức hợp lý, giải phóng nguồn tiền ứ đọng trong hàng

tồn kho sử dụng vào mục đích khác.

Sau đây là chi tiết các thành phần của hàng tồn kho:

Bảng: 2.10: Các thành phần hàng tồn kho của SABECO từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Nguyên liệu vật liệu 228 158 144 134

Hàng mua đang đi đường 84 34 38 81

Chi phí sản xuất dở dang 81 76 72 86

Thành phẩm 9 0 2 1

Công cụ dụng cụ 0.31 0.22 0.08 0.07 Dự phòng giảm giá HTK - (30.74) (22.18) (27.80)

Tồn kho cuối kỳ 402.31 237.48 233.90 274.27

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của SABECO năm 2008, 2009, 2010. 2011)

Xem xét các thành phần của hàng tồn kho chúng ta thấy: Hàng tồn kho có xu

hướng giảm qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu giảm (chiếm

50% giá trị hàng tồn kho). Chi phí sản xuất dở dang và hàng mua đang đi đường

cũng có xu hướng giảm nhưng năm 2011 tăng trở lại. Thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể và cũng có xu hướng giảm. Đặc biệt năm 2009, do sức tiêu thụ

bia tăng mạnh, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, khơng

có thành phẩm tồn kho. Ngồi ra, dự phịng giảm giá hàng tồn kho cũng góp phần làm giảm giá trị hàng tồn kho, dẫn đến vòng quay hàng tồn kho của SABECO tăng lên.

Vòng quay khoản phải thu

Từ năm 2008 đến nay, vòng quay khoản phải thu của SABECO liên tục tăng từ 4.98 vòng/năm lên đến 8.60 vòng/năm. Tuy nhiên so với trung bình ngành vịng

quay khoản phải thu của SABECO vẫn còn rất thấp (TB ngành: 41.24 vòng/ năm).

Bảng 2.11: Vòng quay khoản phải thu của SABECO từ năm 2008 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011

Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246 KPT bình quân Tỷ đồng 918 1,079 1,046 1,076

Vòng quay KPT Vòng/năm 4.98 5.01 7.72 8.60 41.24

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Khoản nợ phải thu với giá trị lớn hàng nghìn tỷ đồng và có xu hướng tăng lên cho thấy công tác quản trị nợ của SABECO chưa tốt. Tình trạng cơng ty bị khách hàng và đối tác chiếm dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, trong đó chủ

yếu là nợ vật tư vượt định mức của các đơn vị sản xuất. Tại thời điểm cuối tháng 4/2012 số dư công nợ vật tư phải thu vẫn lớn hơn nhiều so với tổng hạn mức nợ tối

đa mà Hội đồng quản trị SABECO đã phê duyệt, cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Số dư nợ vật tư phải thu và hạn mức nợ tối đa của SABECO tháng 10, 11, 12/2011 và tháng 4/2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 10/2011 Tháng 11/2011 Tháng 12/2011 Tháng 4/2012

Dư nợ vật tư cuối kỳ 687,356 481,018 575,922 539,721

Trong đó: nợ vượt hạn mức

HĐQT phê duyệt 493,456 287,118 381,410 371,857

(Nguồn: Thống kê của Ban tài chính SABECO)

Vòng quay các tài sản ngắn hạn khác

Vòng quay các tài sản ngắn hạn khác của SABECO liên tục tăng từ 20.36 vòng năm 2008 lên đến 153.54 vòng năm 2011. Tuy nhiên do giá trị tài sản ngắn

Bảng 2.13: Vòng quay các tài sản ngắn hạn khác của SABECO từ năm 2008 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011 Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246 TSNH khác bình quân Tỷ đồng 224 154 73 60

Doanh thu/TSNH khác Vòng/năm 20.36 35.16 110.65 153.54 1,571.26

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

b2. Vòng quay tài sản dài hạn

Bảng 2.14: Vòng quay tài sản dài hạn của SABECO từ năm 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành 2011

Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246 TSDH bình quân Tỷ đồng 8,222 8,159 7,829 7,543

Vòng quay TSDH Vòng/năm 0.56 0.66 1.03 1.23 1.94

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Do doanh thu tăng nhanh trong khi tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm nên

vòng quay tài sản dài hạn liên tục tăng qua các năm: từ 0.56 vòng năm 2008 lên

1.23 vòng năm 2011. Tuy nhiên so với trung bình ngành hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của SABECO vẫn còn khá thấp (TB ngành: 1.94 vòng/năm). Trong cơ cấu tài sản dài hạn của SABECO chủ yếu là tài sản cố định và các khoản đầu tư tài

chính dài hạn (chiếm 90% giá trị tài sản dài hạn), chúng ta sẽ phân tích chi tiết hiệu suất sử dụng các tài sản này như sau:

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định liên tục tăng từ năm 2008 – 2011, cụ thể năm

2008 - 2009 tăng từ 1.14 vòng lên 1.43 vòng, năm 2010 tăng lên ở mức 2.42 vòng

định của SABECO liên tục được cải thiện nhưng hiện nay vẫn còn thấp so với trung

bình ngành (3.91 vịng/năm).

Bảng 2.15: Vịng quay tài sản cố định của SABECO từ năm 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 TB ngành

2011

Doanh thu Tỷ đồng 4,571 5,408 8,071 9,246

TSCĐ bình quân Tỷ đồng 4,002 3,786 3,336 3,207

Vòng quay TSCĐ Vòng/năm 1.14 1.43 2.42 2.88 3.91

(Nguồn: Tự tính từ số liệu Báo cáo tài chính riêng của SABECO các năm 2008, 2009,

2010, 2011)

Sau đây là phân tích chi tiết hiệu suất sử dụng tài sản cố định của SABECO:

Bảng 2.16: Vòng quay tài sản cố định hữu hình và vơ hình của SABECO từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)