3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của SABECO giai đoạn 2012 – 2020
3.2.1.1. Cải thiện chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Kết quả phân tích ở mục 2.2.1.1 của chương 2 cho thấy chỉ tiêu ROE của SABECO có xu hướng ngày càng được cải thiện từ khi SABECO thực hiện cổ phần hóa cho đến nay. Tuy nhiên so với trung bình ngành chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp, riêng năm 2011, ROE của SABECO sụt giảm đáng kể. Trên cơ sở kết quả phân tích đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chỉ tiêu ROE như sau:
a. Nâng cao tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Năm 2011 tỷ suất ROS của SABECO sụt giảm mạnh, như phân tích ở Chương 2 thì ngun nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do các chi phí của SABECO gia tăng. Do đó để cải thiện tỷ suất ROS thì cần chú trọng đến cơng tác quản lý và
kiểm sốt chi phí, cụ thể:
Đối với chi phí sản xuất
Việc chi phí sản xuất năm 2011 gia tăng chủ yếu là do giá các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao. Ngoài ra tỷ giá bình qn của đồng Đơ la Mỹ và đồng Euro
trong năm 2011 cũng tăng so với năm trước là 8% và 13% làm cho giá các nguyên
vật liệu nhập khẩu cũng tăng tương ứng. Các nhân tố trên là tương đối khách quan,
tuy nhiên để chủ động trong sản xuất, SABECO (cụ thể là Ban mua hàng) cần tích
cực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp, đồng thời cần theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ để chủ động nguồn tiền nhập khẩu nguyên liệu.
Đối với chi phí tài chính
Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi phí tài chính là chi phí trích lập dự phịng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2011 SABECO đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 318,7 tỷ đồng và số lũy kế đã lên đến
926,8 tỷ. Các khoản trích lập dự phòng này chủ yếu là của các khoản đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Đây là khoản chi phí rất lớn, khơng những làm giảm lợi nhuận trong năm mà còn ảnh hưởng đến các nghiệp vụ liên quan khác như làm cho việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơng ty cao hơn thực tế. Do
đó SABECO cần hồn thiện quy chế đầu tư tài chính để hạn chế rủi ro. Đối với các
khoản đã đầu tư mà khơng mang lại hiệu quả thì cần có biện pháp thối đầu tư, thu hồi vốn nhanh chóng.
Đối với chi phí bán hàng
Mặc dù năm 2011 tỷ trọng chi phí bán hàng của SABECO tăng lên nhưng tỷ trọng này vẫn còn thấp hơn nhiều so với VBL và HABECO. Trong tình hình thị
nữa đối với hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng để đảm bảo giữ vững thị phần trước các đối thủ cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng mới (giải pháp chi tiết tại mục 3.2.2 của chương này).
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp của SABECO tăng chủ yếu do chi
phí trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi tăng 42,4 tỷ (tương ứng tăng 883%) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng trên 35% trong tổng chi phí quản lý. Đây là một khoản chi phí khơng nhỏ, do đó SABECO cần phải xây dựng cơ chế quản lý công nợ để hạn chế rủi ro, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan.
b. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản
Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, SABECO cần tập trung vào
2 giải pháp chính là:
- Cải thiện hiệu suất sử dụng tiền
Lượng tiền của SABECO tăng mạnh từ năm 2008 đến 2011 (tăng 258%) đã
làm vòng quay tiền liên tục sụt giảm. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn và
nhiều rủi ro như hiện nay thì việc duy trì nhiều tiền mặt là một lợi thế cho
SABECO. Tuy nhiên như đã phân tích, việc SABECO để lượng tiền gửi không kỳ
hạn lớn hơn mức lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là không hiệu quả. Công ty cần lập kế hoạch dòng tiền hàng tuần thay vì hằng năm như hiện nay để làm cơ sở duy trì
lượng tiền tồn khơng kỳ hạn cho nhu cầu thanh toán và điều tiết thu - chi (huy động
vốn, phân bổ vốn, phê duyệt thứ tự ưu tiên, trì hỗn thanh tốn...). Cơng ty cũng cần có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý tiền riêng, đồng thời cần nhanh chóng xây dựng và ban hành quy chế quản lý tiền cũng như xây dựng hệ thống thơng tin thích hợp hỗ trợ cho việc dự báo nhu cầu thu chi của Tổng công ty.
- Cải thiện công tác quản lý nợ phải thu
Khoản nợ phải thu với giá trị lớn hàng nghìn tỷ đồng cho thấy cơng tác quản trị nợ chưa tốt dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng năm sau cao hơn năm trước.
Do đó để tăng vịng quay khoản phải thu thì cơng ty cần xây dựng chính sách bán
hàng tín dụng hợp lý trong đó phải phân loại khách hàng và quy định hạn mức nợ hợp lý theo từng đối tượng khách hàng, đưa ra chính sách chiết khấu rõ ràng khuyến khích khách hàng thanh tốn nhanh chóng, có biện pháp cụ thể xử lý những khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi từ lâu. Đồng thời công ty phải sớm xây dựng và ban hành quy chế quản lý nợ để đảm bảo phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong công tác quản lý nợ.
Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, SABECO cần tập trung vào
các giải pháp cụ thể sau:
- Cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định vơ hình
Ngồi 02 khu đất 187 và 474 Nguyễn Chí Thanh đang phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh, các khu đất còn lại của SABECO vẫn chưa triển khai được dự án
đầu tư theo kế hoạch do thời gian lập dự án từ năm 2008 đến nay tình hình thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Do đó SABECO cần tiến hành đánh
giá lại hiệu quả các dự án trên, đồng thời SABECO cũng cần đẩy nhanh việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án này để tránh lãng phí quỹ đất.
- Cải thiện hiệu suất đầu tư tài chính dài hạn
Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất đầu tư tài chính dài hạn của SABECO thấp là do các khoản đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính khơng có hiệu quả (tỷ suất sinh lợi chỉ khoảng 1,8%-2,4% vốn đầu tư). Một phần do giá vốn đầu tư trong giai
đoạn 2007-2008 quá cao, ngoài ra nhiều công ty trong danh mục đầu tư hoạt động
khơng có hiệu quả. Tại Nghị quyết 26/NQ-CP ban hành ngày 9/7/2012, Chính phủ đã yêu cầu đến năm 2015 các Tập đồn, Tổng cơng ty phải hồn thành việc thối
vốn đầu tư khơng thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Do đó SABECO một mặt
cần rà sốt lại danh mục đầu tư và xây dựng kế hoạch thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính khơng mang lại hiệu quả, mặt khác cần xây dựng cơ chế quản lý giám sát có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nói chung và các khoản đầu tư vốn ra ngồi ngành nói riêng.
c. Đối với số nhân vốn chủ sở hữu
Năm 2011 số nhân vốn chủ sở hữu của SABECO giảm so với năm 2010 do trong năm 2011 SABECO chưa thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông, đồng thời số
nhân vốn chủ sở hữu giảm do tốc độ tăng của tổng tài sản chậm. Nếu loại trừ khoản cổ tức năm 2011 là 20% thì số nhân vốn chủ sở hữu của SABECO khá tương đồng với VBL và HABECO. Trong thời gian tới SABECO cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Cần xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý đảm bảo quyền lợi của các cổ đông.
- Cần xúc tiến kế hoạch triển khai việc niêm yết cổ phiếu SABECO trên sàn giao dịch chứng khốn nhằm minh bạch hóa thơng tin, nâng cao chất lượng quản trị
điều hành công ty. Thông qua thị trường chứng khốn, SABECO có thể dễ dàng
thực hiện thoái vốn Nhà Nước, thuận lợi cho việc bán bớt phần vốn Nhà Nước cho
nhà đầu tư chiến lược theo yêu cầu của Chính Phủ.