Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố của mơ hình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics tại TP HCM (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

4.4.1.1 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố của mơ hình nghiên

nghiên cứu

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo khơng đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Trần Đức Long (2006, 46) trích từ Nunnally và Burnstein (1994), Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill); và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2004, trang 21); Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng, (2006, trang 15)). Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc (2005, trang 257) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) trích từ Nunnally (1978), Psychometric Theory, NewYork, McGraw Hill).

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố của mơ hình nghiên cứu.

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nguồn Lực (RES) : Alpha =0.837

RES1 14.66 8.971 .634 .806

RES2 14.67 9.274 .726 .783

RES3 14.64 9.425 .595 .816

OUT1 17.61 13.753 .714 .836

OUT2 17.51 13.418 .752 .829

OUT3 17.81 14.386 .668 .844

OUT4 17.60 14.216 .639 .849

OUT5 17.71 14.029 .662 .845

Quá Trình Phục Vụ (PRO): Alpha =0.850

PRO1 10.83 5.601 .707 .803

PRO2 10.95 5.715 .768 .775

PRO3 10.82 6.613 .585 .851

PRO4 10.80 6.227 .708 .803

Năng Lực Quản Lý (MAN): Alpha =0.860

MAN1 21.27 14.777 .736 .825

MAN2 21.45 15.403 .577 .849

Uy Tín/ Thương Hiệu (IMA): Alpha =0.882

IMA1 7.43 2.977 .780 .824

IMA2 7.33 2.877 .762 .842

IMA3 7.45 3.185 .774 .832

Giá cả (PRI): Alpha =0.629

PRI1 6.88 2.210 .511 .429

PRI2 6.90 2.087 .415 .574

PRI3 6.66 2.546 .399 .582

Kết quả có được từ Bảng 4.2 như sau:

Nhân tố Nguồn lực gồm 4 biến quan sát (RES1, RES2, RES3, RES4). Nhân tố Nguồn lực có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,837. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,726 (biến RES2) và nhỏ nhất là 0,595 (biến RES3). Vậy, thang đo nhân tố Nguồn lực đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các

phân tích tiếp theo. Các biến q u a n s át đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Nhân tố Năng lực phục vụ gồm 5 biến quan sát (OUT1, OUT2, OUT3,

OUT4, OUT5). Nhân tố Năng lực phục vụ có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,867. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,752 (biến OUT2) và nhỏ nhất là 0,639 (biến OUT4). Vậy, thang đo nhân tố Năng lực phục vụ đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến q u an s át đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Nhân tố Q trình phục vụ gồm 4 biến quan sát (PRO1, PRO2, PRO3,

PRO4). Nhân tố Q trình phục vụ có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,850. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,768 (biến PRO2) và nhỏ nhất là 0,585 (biến PRO3). Vậy, thang đo nhân tố Quá trình phục vụ đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến q u a n s át đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Nhân tố Năng lực quản lý gồm 2 biến quan sát (MAN1, MAN2). Nhân tố

Năng lực quản lý có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,860. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,736 (biến MAN1) và nhỏ nhất là 0,577 (biến MAN2). Vậy, thang đo nhân tố Năng lực quản lý đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến q u an sá t đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Nhân tố Uy tín/Thương hiệu gồm 3 biến quan sát (IMA1, IMA2, IMA3).

Nhân tố Uy tín/Thương hiệu có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,882. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,780 (biến IMA1) và nhỏ nhất là 0,762 (biến IMA2). Vậy, thang đo nhân tố Uy tín/Thương hiệu đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến q u a n s át đo lường nhân tố này

sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Nhân tố Giá cả gồm 3 biến quan sát (PRI1, PRI2, PRI3). Nhân tố Giá cả có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,629. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,511 (biến PRI1) và nhỏ nhất là 0,399 (biến PRI3). Vậy, thang đo nhân tố Giá cả đáp ứng đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến q ua n s át đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics tại TP HCM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)