Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam (Trang 25 - 27)

- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH: đƣợc Quốc hội khố XI thơng qua

ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật Giao dịch điện tử quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Luật gồm 8 chƣơng, 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến giao dịch điện tử nhƣ: Chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử.

- Nghị định 26/2007/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử

về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định quy định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn và độ tin cậy của các giao dịch điện tử.

- Nghị định 27/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử

trong hoạt động tài chính. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định quy định chi tiết về giá trị pháp lý của chứng từ, hóa đơn điện tử; quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm, tố tụng, tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan đến các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Nghị định 35/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết giao dịch điện tử trong lĩnh vực

ngân hàng. Nghị định áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc quyền lựa chọn giao dịch bằng phƣơng tiện điện tử hoặc giao dịch theo phƣơng thức truyền thống. Nghị định quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng; quy định về định dạng, tính hiệu lực pháp lý của chứng từ điện tử; quy định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố tụng và xử lý vi phạm liên quan đến các giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

- Thông tƣ 6251/NHNN-TT: Về việc thực hiện giao dịch TTTT và VĐT. Cụ

thể, văn bản này đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức đã đƣợc NHNN cho phép thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ VĐT cần tăng cƣờng thực hiện các biện pháp an ninh, bảo mật nhằm đảo bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ, TTTT qua internet, điện thoại di dộng do mình cung cấp. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng dịch vụ VĐT cho khách hàng (nếu có) cần bố trí một tài khoản riêng biệt để theo dõi toàn bộ lƣợng tiền đang lƣu hành trên VĐT; đảm bảo số dƣ của tài khoản bằng tổng số tiền trên các VĐT cung cấp cho khách hàng.

- Dự thảo thông tƣ hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh

toán (2013): hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh

toán nhƣ dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ trung gian bù trừ điện tử, dịch vụ cổng TTĐT, dịch vụ thu hộ/chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ VĐT. Đối tƣợng áp dụng của Thông tƣ này là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trung gian thanh tốn qua tổ chức khơng phải là ngân hàng. Thông tƣ quy định chi tiết về điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trách nhiệm bảo mật thông tin, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia tổ chức/sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)