Nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng theo tốc độ tăng trưởng, vì vậy nhu cầu vốn tín dụng tăng dần hàng năm, do tình hình lạm phát cho nên tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục có xu hướng tăng trưởng chậm lại: Năm 2012, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 25,44% so với năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức tăng 31,10% của năm 2010 và mức tăng 41,65% của năm 2009. Tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm là do:
(i) Các ngân hàng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.
(ii) Các kênh huy động khác ngày càng được mở rộng như thị trường chứng khoán, Quỹ Hỗ trợ phát triển, vốn từ nước ngoài (FDI, ODA…) vào Việt Nam gia tăng phần nào tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.
(iii) Do tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 và 06 tháng đầu năm 2012 lên đến hai con số, đồng thời NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế tăng trưởng dư nợ cho tồn hệ thống. Chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN làm cho hệ thống ngân hàng đua nhau gia tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế khá ổn định qua các năm. Dư nợ cho vay ngành nơng – lâm – thủy sản tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của hệ thống ngân hàng, khoảng từ 28% - 30%. Tiếp theo là các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 25% và 15%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức 17 – 18% tổng dư nợ.
Bảng 2.5 Thị phần cho vay vốn của ngành ngân hàng 2010 - 2012
Khối ngân hàng 2010 2011 2012
NHTMQD 73% 65% 55%
NHTMCP 15% 21% 29%
Chi nhánh NHNNg và liên doanh 10% 10% 9%
TCTC khác 2% 4% 7%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2010 - 2012
Khoảng ba năm trở lại đây, khối các NHTMQD có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ. Chỉ riêng sự gia tăng về số lượng thành viên và bùng nổ về mạng lưới của khối cổ phần cũng đã tạo áp lực lớn. Thị phần tín dụng giữa khối NHTMCP với khối NHTMQD ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó, khoảng cách với khối NHNNg lại càng kéo rộng ra. Ngoài những nỗ lực của khối NHTMCP trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, cũng như cạnh tranh về lãi suất cho vay với các gói ưu đãi thì ngun nhân cịn xuất phát từ một khía cạnh khác mà ít được đề cập đến: khả năng cấp tín dụng của các NHTMQD đang ở ngưỡng cảnh báo an toàn, liên quan đến vấn đề thanh khoản. Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2011, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của hệ thống đã vọt lên mức 103,23%. Nếu một quy định trong Thông tư 13
trước đó được giữ nguyên, con số này đã vượt xa ngưỡng giới hạn (giới hạn 80% và 85% tùy theo nhóm tổ chức tín dụng quy định tại Thơng tư 13). Trong khi đó, tỷ lệ LDR đến tháng 5/2012 của nhóm NHTMQD vẫn ngất ngưởng tới 104,84%, thậm chí cịn cao hơn mức chung của hệ thống cuối năm 2011. Trong khi đó, LDR của khối NHTMCP lại ở mức tương đối với 75,51%. Nếu xem quy định tại Thông tư 13 trước đây là một giới hạn an tồn, thì rõ ràng khối NHTMQD đang có LDR quá cao, trong khi khối cổ phần đang ở mức “cho phép”. Dù thế nào, một tỷ lệ LDR vượt trên 100% có thể xem là một mức cảnh báo, liên quan đến yêu cầu phòng thủ cho thanh khoản, đặc biệt là trước tình huống những nguồn tiền lớn rút đột ngột. Với 104,84%, rõ ràng khối NHTMQD phải cẩn trọng hơn khi đẩy mạnh cho vay. Thêm vào đó, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng rất mạnh, ở cả tình hình chung lẫn cụ thể tại một số ngân hàng quốc doanh, đặc biệt tại Vietinbank tốc độ nợ xấu tăng đột biến tới trên 200%. Kết hợp cả hai yếu tố nợ xấu tăng mạnh và LDR cao như vậy tạo nên một lý do trong lịng khối quốc doanh, góp phần giải thích vì sao khó đẩy mạnh cho vay và giảm thị phần tín dụng so với khối NHTMCP.