Một số rủi ro trong họat động kinh doanh vàng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tại Việt Nam, kinh doanh vàng vật chất phổ biến và mang tính truyền thống. Hiện có khoảng 13 cơ sở sản xuất vàng miếng với những thương hiệu riêng biệt, trong đó có 3 thương hiệu vàng miếng lớn nhất là: SJC, SBJ và vàng Rồng Thăng Long. Tuy nhiên, việc NHNN đưa vàng SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia nhằm điều tiết và ổn định thị trường đã tạo sự phân biệt giữa vàng SJC với vàng phi SJC. Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và vàng miếng phi SJC là hơn 1 triệu đồng/lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp nắm giữ vàng phi SJC.

Về mặt lý thuyết, điều này tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho công tác quản lý. Song trên thực tế, đã xuất hiện vàng SJC giả, vàng nhái kém chất lượng. Nếu trên thị trường có nhiều thương hiệu thì tình trạng này đã khơng xảy ra. Vàng SJC gia công không đủ bán khiến giá vàng tăng vù vù, người mua đổ xô vào vàng SJC tạo nên sự

khan hiếm giả tạo, bởi cầu nhiều nhưng cung thiếu. Người có vàng SJC phải chờ xếp hàng kiểm tra để đóng dấu, cịn người khơng sở hữu vàng thương hiệu này phải chịu mất phí để chuyển đổi sang vàng SJC. Mặt khác, để tránh tình trạng vàng nhái thương hiệu SJC, công ty SJC liên tục thay đổi mẫu mã bao bì, khi mẫu bao bì mới xuất hiện, thị trường khơng giao dịch mẫu bao bì cũ. Tiệm vàng quay sang ép giá mua vàng phi SJC của người dân. Ngay vàng SJC bao bì cũ, móp méo, cong vênh cũng bị tiệm vàng từ chối mua, đến Công ty Vàng bạc Đá q Sài Gịn có lúc cũng khơng thu lại vàng của chính mình. Đến cuối năm 2012, theo số liệu của riêng Cơng ty SJC, đã có hơn 300 lượng vàng nhái, giả thương hiệu SJC được phát hiện. Không chỉ người mua vàng, cả NHTM cũng bị rủi ro vàng SJC nhái. Thực tế, xưa nay người dân mua vàng miếng theo tuổi vàng hay mua vàng trang sức theo kiểu dáng và giá trị gia tăng nhờ chế tác tinh xảo, mua theo thương hiệu cũng có nhưng khơng phải là chính. Như vậy, rủi ro trong họat động kinh doanh vàng hiện nay xuất phát từ việc thay đổi chính sách quản lý thị trường này của NHNN.

Hoạt động của các sàn giao dịch vàng chính thức bị cấm dưới mọi hình thức từ ngày 30/3/2010 theo thông báo số 369/TB-VPCP, dẫn đến hậu quả là xuất hiện các sàn giao dịch vàng khơng chính thống. Do đó, tồn tại song song với thị trường vàng vật chất là họat động kinh doanh vàng tài khỏan, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư. Đồng thời hoạt động của các sàn giao dịch vàng tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế xã hội.

™ Rủi ro pháp lý

Khi tham gia giao dịch vàng tài khỏan ở nước ngoài, quyền lợi pháp lý của nhà đầu tư sẽ không được ai bảo vệ. Trường hợp xảy ra tranh chấp, chủ yếu là giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của hai bên vì giao dịch này là bất hợp pháp nên được coi không phát sinh nếu kiện ra tịa, khơng có hành lang pháp lý bảo vệ nhà đầu tư.

™ Rủi ro thị trường

Thực tế các nhà đầu tư kinh doanh vàng tài khỏan đều sử dụng đòn bẩy, đây là con dao hai lưỡi cùng với đó là mua bán khống vàng, nhà đầu tư sẽ phải trả phí, lãi vay qua đêm…Mặt khác, họ khó kiểm sốt giới hạn lỗ, nếu như tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới mức tỷ lệ cảnh báo mà không nộp tiền ký quỹ bổ sung, trạng thái sẽ bị xử lý theo giá thị trường thời điểm đó.

™ Rủi ro về kỹ thuật công nghệ

Sự cố sập mạng máy chủ thường xảy ra, nhiều cơng ty cịn dùng các biện pháp kỹ thuật để can thiệp vào giao dịch, gây thiệt hại cho người chơi.

Dù kinh doanh vàng vật chất hay tài khoản cũng phải chấp nhận sự biến động thất thường của vàng dưới tác động đa dạng của nhiều nhân tố có liên quan như: tình hình kinh tế, chính trị, chiến tranh thế giới, giá dầu, giá ngoại tệ… Khơng ít nhà đầu tư khơng nắm bắt chính xác xu thế diễn biến giá vàng dẫn đến thua lỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)