Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 42 - 44)

2.2 Phân tích thực trạng thị trường ngoại tệ

2.2.6 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái thời gian qua

Chính sách điều hành tỷ giá hối đối của nước ta theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu từ đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm của chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là NHNN tiến hành can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng khơng cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Với cơ chế này đòi hỏi NHNN phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp lên tỷ giá. Thực tế trong thời gian qua dự trữ ngoại hối của chúng ta không thể thực hiện có hiệu quả khi thực hiện cơ chế này.

™ Hệ quả 1: hình thành nên 2 tỷ giá ở Việt Nam, đó là tỷ giá của các NHTM và tỷ

giá trên thị trường tự do. Khi có dấu hiệu bất thường trên thị trường ngoại hối, tỷ giá chính thức sẽ được điều chỉnh bằng cách thay đổi biên độ giao dịch hoặc là thay đổi liên ngân hàng. Mặc dù vậy, sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần, tỷ giá thị trường tự do ln ln nằm ngồi biên độ cho phép. Mặt khác, do sự chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá này nên người dân chỉ bán ngoại tệ ra thị trường tự do với tỷ giá cao hơn dẫn đến việc các ngân hàng không thu được một lượng lớn ngoại tệ từ dân chúng, buộc họ phải tăng giá thu mua USD. Trong giai đoạn vài năm trở lại đây khi điều kiện thâm hụt thương mại lớn, cán cân tài khoản vãng lai thường xuyên thâm hụt, lạm phát gần đây thuộc loại cao nhất khu vực, thì nền kinh tế tiếp tục bị đơla hóa với tỷ lệ đáng kể. Lạm phát cao cũng làm tăng nhu cầu tích trữ của cải, hệ quả là giá vàng trong nước thường xuyên cao hơn giá vàng quốc tế dẫn đến nhập lậu vàng. Trong bối cảnh như vậy, chính sách tỷ giá chịu nhiều sức ép và khó có thể làm hài lịng tất cả mọi người.

™ Hệ quả 2: việc lựa chọn tỷ giá ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đồng thời chúng ta phải chấp nhận một chính sách tiền tệ khơng độc lập (cụ thể là lạm phát).

Về nguyên tắc, chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý thường chỉ được sử dụng trong ngắn hạn để kiểm soát những dao động quá lớn quá nhanh trong tỷ giá. Việc kiểm soát tỷ giá trong thời gian dài hơn sẽ chỉ làm chậm lại chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn những thay đổi tất yếu của tỷ giá và thường đi liền với cái giá đắt là làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. NHNN Việt Nam đã duy trì việc kiểm sốt tỷ giá trong thời gian quá dài và không linh hoạt dẫn đến nhiều tác hại về kinh tế. Tình hình biến động tỷ giá năm

2009 là một minh chứng. Sự cứng nhắc cũng như sự khơng nhất qn trong chính sách tỷ giá đã làm giảm sút lòng tin của người dân vào VND, làm trầm trọng thêm hiện tượng đơla hóa của nền kinh tế, tăng hoạt động đầu cơ, đẩy tỷ giá thị trường tự do vượt xa tỷ giá chính thức và do đó gây căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Do lo ngại về sự mất giá của VND, tình trạng phổ biến thường diễn ra là các doanh nghiệp xuất khẩu có USD muốn găm giữ USD và không muốn bán cho các ngân hàng cịn các doanh nghiệp nhập khẩu cần USD thì khơng muốn vay mà chỉ muốn mua USD. Kết quả là thị trường ngoại hối ln căng thẳng vì khan hiếm USD mặc dù tiền gửi bằng USD mà các ngân hàng nắm giữ là không nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)