3.2 Giải pháp NHNN kiểm soát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoá
3.2.5 Ổn định tâm lý thị trường, triệt tiêu họat động đầu cơ trục lợi
Việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá quốc tế có thời điểm vượt xa 6 triệu đồng/lượng và được duy trì thời gian dài cho thấy bên cạnh hoạt động đầu cơ đã có sụ tiếp tay của yếu tố tâm lý. Sự hoảng loạn là từ dùng để diễn tả cho hành động chen lấn xếp hàng đội mưa mua vàng giá dỉnh điểm vào năm 2011 khi giá vàng chạm mức 49,2 triệu đồng/lượng. Lý giải cho điều này là tâm lý lo sợ VND mất giá, tâm lý thiếu lòng tin vào VND trong lúc lo ngại giá vàng trong nước cịn có thể tăng nữa khiến nhu cầu vàng tăng mạnh trong khi nguồn cung có giới hạn dẫn đến thị trường chứng kiến các cơn sốt vàng.
Theo phân tích có 2 ngun nhân dẫn đến việc người dân chạy theo các cơn sốt giá vàng. Thứ nhất là do sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư ngắn hạn của người dân đối với vàng và USD, nhiều người hy vọng trong những cơn sốt sẽ có sóng để kiếm lời. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nhỏ đầu cơ tìm được lợi nhuận, cịn đa số người dân bị cuốn vào vịng xốy tâm lý là bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều người vẫn quen tích trữ vàng như là tài sản đảm bảo, khi giá vừa biến động, người dân sợ mất giá trị tài sản nên vội
ra mua bán gây xáo trộn trên trường, tạo nên cơn sốt. Những cơn sốt trên thị trường tự do không dành cho hầu hết những người dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm, khơng nên vì tâm lý mà bị cuốn vào những vịng xốy này.
Bên cạnh yếu tố tâm lý thì việc suy giảm niềm tin vào sự phản ứng nhanh nhạy trong quản lý thị trường của NHNN bị xói mịn, người dân dễ bị dẫn dắt bởi thông tin truyền miệng, tin đồn, một số đối tượng có tiềm lực kinh tế làm động tác giả giảm cung vàng là sẽ xuất hiện cơn sốt giá. Khắc phục tình trạng này khơng q khó nếu có sự can thiệp nhanh chóng và kịp thời từ NHNN, dẫn chứng trường hợp giá vàng lên cao đỉnh điểm, Thống đốc NHNN tuyên bố cho nhập khẩu vàng không hạn chế, cơn sốt vàng ngay lập tức xì hơi. Tuy nhiên những phản ứng này của NHNN thường là quá chậm. Nguyên nhân có thể là do NHNN phải cân nhắc lựa chọn giữa nhiều mục tiêu trong nền kinh tế. Mặt khác, thị trường vàng luôn địi hỏi thơng tin minh bạch, khi thị trường cịn quá nhiều bất cập thì rất cần sự can thiệp, cung cấp thơng tin chính thức, có chất lượng và trách nhiệm cao của cơ quan quản lý.
Với việc đấu thầu vàng, NHNN khơng cịn một mình thống lĩnh thị trường mà thêm vào đó là một nhóm gồm những TCTD và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng SJC, cùng thống lĩnh thị trường. Nguyên nhân từ sự quản lý yếu kém, giải pháp và chính sách điều hành khơng phù hợp, q thiên về hành chính, nặng về cấm đốn mà khơng bảo đảm cân đối quan hệ cung cầu vàng. Trong khi đó, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu chọn vàng làm nơi trú ẩn để bảo toàn vốn, cất trữ tài sản khi lạm phát cao, giá trị VND giảm sút, chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá thế giới. Hai mặt xung đột đó gây nên những biến động phức tạp trên thị trường, đã tạo cơ hội cho giới đầu cơ hoạt động.
Để ngăn chặn hiệu quả yếu tố tâm lý và tin đồn chúng ta cần hoàn thiện các nguyên tắc quản lý kinh tế, đảm bảo các chính sách phải minh bạch, đồng thời phát hiện kịp thời các cá nhân, tổ chức tung tin đồn nhằm mục tiêu đầu cơ, trục lợi. Phải thừa nhận rằng hiện tượng đầu cơ trên thị trường vàng là có. Nếu chú ý ta sẽ thấy những ngày NHNN tổ chức đấu thầu thì giá vàng trong nước sẽ biến động nhiều hơn. Kịch bản thứ nhất là các TCTD và doanh nghiệp sẽ chào bán vàng trước ra thị trường, sau đó kéo giá thị trường xuống để mua giá thấp từ NHNN. Kịch bản thứ hai là thoạt đầu tạo ra cầu giả tạo nhằm đẩy giá thị trường lên cao để bán, tiếp theo là tạo ra cung giả nhằm
đè giá thị trường để được mua vàng rẻ từ NHNN. Kịch bản gần đây nhất là một số TCTD đặt giá thầu cao (cao hơn so với giá đang giao dịch trên thị trường thời điểm đó), và như vậy sẽ có một số TCTD và doanh nghiệp khác rớt thầu buộc phải tìm mua lại để cân cho trạng thái đã bán trước đó, tạo lực đẩy giá lên, kết quả là dù mua giá cao bất hợp lý thì nhóm đầu cơ làm giá thị trường vẫn có lợi nhuận.