Quản lý thị trường vàng của NHNN theo hướng linh hoạt, loại bỏ yếu tố độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 68 - 71)

3.2 Giải pháp NHNN kiểm soát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoá

3.2.6 Quản lý thị trường vàng của NHNN theo hướng linh hoạt, loại bỏ yếu tố độc

độc quyền

Trước đây, do nhận định rằng sự bất ổn của thị trường vàng đã góp phần gây nên tình trạng bất ổn vĩ mơ, NHNN đã tiến hành can thiệp vào thị trường vàng. Tuy nhiên biện pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Những động thái can thiệp này của NHNN đang đi ngược lại nguyên tắc thị trường và không chữa trị được tận gốc của vấn đề. Nó phạm phải ba sai lầm dẫn đến thất bại của Nhà nước trong việc quản lý hiệu quả thị trường vàng.

- Các chính sách đưa ra đã không lường hết những phản ứng của thị trường. Khi NHNN dẹp bỏ sàn vàng ảo, lập tức các nhà đầu tư sẽ chuyển dịng vốn của mình sang vàng miếng (chứ không phải là sang các kênh đầu tư mà Nhà nước mong muốn như tiết kiệm), làm cho thị trường vàng miếng càng nóng sốt hơn. Và bây giờ, trong khi những rủi ro của nền kinh tế vẫn cịn ngun vẹn, thậm chí cịn tăng cao thì kênh đầu tư ưa chuộng nhất vẫn là vàng. Do đó, nếu NHNN tun bố sẽ xố bỏ thị trường vàng miếng có thể làm phát sinh thị trường vàng lá, vàng thỏi.

- Các chính sách chú ý quá mức đến các vấn đề ngắn hạn. Những biến động gần đây của thị trường vàng chỉ mang tính ngắn hạn do tác động của tình hình kinh tế và chính sách hạn ngạch vàng.

- Các chính sách can thiệp của Nhà nước khơng tn theo nguyên tắc thị trường. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân sâu xa của những bất ổn trên thị trường vàng không xuất phát từ bản thân thị trường này mà do tác động của chính sách hạn ngạch nhập khẩu của NHNN trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mơ. Do đó, thay vì cấm đốn thị trường vàng, NHNN có thể thay đổi chính sách hạn ngạch. Theo đó, NHNN có thể chuyển từ việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng sang việc trực tiếp hoặc uỷ thác cho các công ty nhập khẩu vàng để hoán đổi một phần dự trữ ngoại tệ sang dự trữ vàng. Động

thái này làm tăng nguồn cung trong nước qua đó làm giảm tâm lý đầu cơ để bình ổn thị trường vàng.

Gần đây, khởi đầu cho việc quản lý thị trường vàng bằng Thông tư 22/2010 của NHNN ban hành ngày 29-10-2010 có quy định trong Điều 3:“Tổ chức tín dụng (TCTD) khơng được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND” kể từ ngày có hiệu lực, đối với vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quyết định 432/2000 chấm dứt ngày 30-6-2011. Tuy nhiên, đến ngày 29-4- 2011 NHNN đã ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN chuyển sang ngày 1-5-2012. Tiếp theo đó, Thơng tư 12/2012/TT-NHNN ban hành ngày 27-4-2012 đã chuyển sang ngày 25-11-2012. Ngày 26-10-2012, NHNN đã có Văn bản 7019/NHNN-QLNH, yêu cầu các TCTD còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung để chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT- NHNN, thời gian không vượt quá ngày 30-6-2013. Như vậy, cứ đến những mốc quan trọng thì thị trường phải chờ đợi sự thay đổi trong chính sách của cơ quan quản lý.

Việc Nhà nước sử dụng doanh nghiệp và NHTM (nhóm G5+1) để can thiệp thị trường, thể hiện qua việc cho phép họ bán vàng huy động của dân mà không được nhập khẩu để trả lại lượng vàng vật chất đã bán dẫn đến tình trạng khi đóng trạng thái giải quyết thanh khoản đẩy giá vàng trong nước liên tục lên cao và chênh lệch quá lớn so với giá thế giới. Việc các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá vàng khi không được chuyển đổi các trạng thái vàng mua ở tài khoản sang vàng vật chất để mang về bù đắp bắt buộc phải mua vàng trong nước, kết quả là không những bản thân các doanh nghiệp này bị thua lỗ mà còn kéo chênh lệch cao hơn. Vì vậy, việc thơng qua các doanh nghiệp để bình ổn giá vàng đã khơng đạt giải quyết được bế tắc của thị trường và vai trị bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước khơng có hiệu quả.

Tuy nhiên, có thể khẳng định 2012 là năm đánh dấu sự thành công bước đầu của cơng tác quản lý thị trường vàng nói chung thơng qua việc NHNN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, với mức chênh lệch quá lớn giữa thị trường trong nước và thế giới, khó tránh khỏi việc giới kinh doanh nhập lậu vàng để tiêu thụ nội địa thông qua việc chuyển hóa qua vàng nữ trang.

Chính sự độc quyền vàng miếng của NHNN đã dẫn đến sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng cao. Từ đầu năm 2011 đến tháng 9-2012 giá vàng chênh

lệch chỉ vài trăm ngàn đồng, sau khi NHNN quản lý thị trường vàng theo hướng độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng SJC, đã làm lực cầu vàng miếng SJC của người dân và cả những ngân hàng nhằm tất toán trạng thái vàng vào tháng 6-2013 đã được khuếch đại, trong khi nguồn cung thị trường thiếu nên giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch ngày càng cao vì cung khơng đủ cầu. Mặc dù, NHNN đã tổ chức đấu thầu vàng miếng tạo cung cho thi trường nhưng lực cầu vàng vẫn tiếp tục bất ổn. Do đó, NHNN đang rơi vào 3 thế kẹt trong quản lý thị trường vàng:

- Thứ nhất, nếu ngưng đấu thầu vàng thì thị trường sẽ hỗn loạn và giá vàng trong nước tiếp tục tăng.

- Thứ hai, nếu tiếp tục bán thêm ra thị trường thì lượng vàng dự trữ ngoại hối sẽ cạn dần.

- Thứ ba, NHNN nhập vàng mới về bán thì tiêu hao dự trữ ngoại hối. Hoạt động đấu thầu của NHNN vơ hình dung đã tạo một luồng đầu cơ mới, bởi nếu có một lượng vàng lớn, giá thấp được cung ra, giới đầu cơ sẽ lao vào ngay khi họ hiểu tâm lý người Việt Nam là vẫn ln muốn nắm giữ vàng, sau đó, họ sẽ tìm cách này, cách khác đẩy giá lên. Cần nhìn nhận là NHNN khơng có đâu nguồn lực để cứ chạy theo giữ giá vàng theo kiểu hành chính như thế, không thể cung ứng ra một lượng vàng khơng có giới hạn cho thị trường trong khi nguồn lực của họ chỉ là hữu hạn. Vì vậy, phải để thị trường dần tự điều chỉnh, còn NHNN phát huy vai trị quản lý.

Mặt khác, chính sách của NHNN đưa ra chưa thực sự đồng bộ, khi mà chỉ tập trung quản lý vàng miếng nhưng lại bỏ ngỏ vàng nữ trang, vàng phi SJC. Vơ hình trung, NHNN đang khiến cho người dân hướng nhu cầu tích trữ từ vàng miếng SJC sang vàng khác, kể cả vàng nữ trang. Mặt khác, so với vàng miếng SJC thì đầu vào của vàng nữ trang, vàng phi SJC lại khó quản lý hơn nhiều. Vàng nhập lậu hồn tồn có thể được hợp thức hóa thơng qua vàng nữ trang và vàng phi SJC. Hơn nữa, muốn loại bỏ hoàn toàn yếu tố độc quyền hiện nay, tránh được việc bắt tay thao túng thị trường của một số đơn vị kinh doanh, NHNN nên thành lập sàn vàng như đã phân tích ở trên. Chúng ta không tranh luận đến vấn đề bán vàng của NHNN bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm điều này, tuy nhiên họ bán thông qua sàn vàng chứ không đấu giá như cách của NHNN. Như vậy NHNN sẽ kiểm sốt được tồn bộ giao dịch

mua bán trên thị trường vàng khi mà các đơn vị tham gia sàn phải có tài khoản mở thể hiện các hoạt động xuất nhập vàng.

Khi nền kinh tế đã bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nó địi hỏi thể chế kinh tế mới và phương thức quản lý mới mà ở đó Nhà nước đóng vai trị định hướng hơn là trực tiếp chèo lái các hoạt động kinh tế. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế đòi hỏi phải có cơ sở rõ ràng và biện pháp can thiệp cần tuân theo các nguyên tắc thị trường, khơng nên thực hiện các biện pháp có tính chất hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)