Từng bước tạo sự liên thông với thị trường vàng thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 63 - 65)

3.2 Giải pháp NHNN kiểm soát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoá

3.2.3 Từng bước tạo sự liên thông với thị trường vàng thế giới

Tại Việt Nam, mức chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua được duy trì khá lâu, có thời điểm vượt 6 triệu đồng/lượng, đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi có phải nguyên nhân do độc quyền gia công và sản xuất vàng miếng của NHNN. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là bước quá độ cần thiết nhưng trong

dài hạn cần tính tới việc tự do hóa thị trường vàng. Trước khi có Nghị định 24, mỗi năm NHNN phải cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 - 60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Việc này đã gây ảnh hưởng đến tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, sau Nghị định 24, khi NHNN độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng đã làm giảm mạnh nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Việc không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cùng với hiệu quả của các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mơ của Chính phủ giúp tình hình cung cầu ngoại tệ được cải thiện cơ bản, giảm đáng kể tình trạng đơ la hóa nền kinh tế. Như vậy, việc NHNN độc quyền sản xuất, hạn chế nhập khẩu vàng, đưa SJC thành thương hiệu vàng quốc gia là việc làm bắt buộc trong ngắn hạn để ổn định thị trường. Ưu điểm là vậy, tuy nhiên, nhược điểm của việc hạn chế nhập khẩu vàng là không thể can thiệp nhanh khi giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau. Chính vì thế, trong dài hạn, NHNN cần tiến tới tự do hóa thị trường vàng miếng, tạo sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế.

Để phát triển lành mạnh thị trường vàng cần đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, một thị trường phát triển lành mạnh khơng có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Việc phát triển thị trường vàng cần phải có lộ trình với những bước mở từ từ và thận trọng, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước. Việc điều tiết các chủ thể tham gia thị trường phải được thực hiện thông qua các công cụ và hàng rào kỹ thuật để phát huy được sự đóng góp của thị trường vàng vào kết quả chung của nền kinh tế.

Kinh nghiệm quản lý của các thị trường vàng của Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy, việc quản lý theo hướng kiểm soát ngặt nghèo đều thất bại. Ấn Độ và Trung Quốc vốn là hai thị trường tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới. Đây cũng là hai quốc gia từng trải qua thời gian dài kiểm soát rất chặt thị trường vàng, nhưng sau đó phải tiến hành cải cách thị trường này theo hướng tự do hóa và họ đã đạt được các thành công đáng kể. Do đó, việc NHNN tham gia sản xuất và kinh doanh vàng miếng chỉ nên thực hiện ngắn hạn, trong dài hạn NHNN phải là cơ quan nghiên cứu, ban hành chính sách, chứ khơng phải đi mua, bán vàng. Vì thế, trong dài hạn, Chính phủ nên quay lại cho xuất nhập vàng hoặc có thể thành lập sàn vàng quốc gia.

Kinh nghiệm của nhiều nước, tiến trình tự do hóa thị trường vàng bắt đầu từ tự do hóa thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh doanh vàng tài khoản và cuối cùng là xóa bỏ kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng do liên quan đến cung cầu ngoại tệ nên trong điều kiện nước ta cịn kiểm sốt chặt chẽ thị trường ngoại hối thì vẫn nên thực hiện kiểm sốt họat động xuất nhập khẩu vàng ở mức độ có thể. Nhà nước chủ yếu quản lý thơng qua chính sách thuế, bán ngoại tệ, kiểm tra, thanh tra, can thiệp khi cần thiết. NHNN nên sử dụng công cụ thị trường trong quản lý thị trường vàng hơn là các quyết định hành chính. Như thế thì sự khác biệt giữa vàng trong nước và vàng quốc tế mới giảm dần.

Đối với hoạt động nhập khẩu vàng cần kịp thời can thiệp khi thị trường có biến động, cơ chế can thiệp linh hoạt hơn nhằm giúp thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường quốc tế, tránh được những cú sốc về giá và góp phần giảm thiểu tình trạng bn lậu vàng qua biên giới. Hạn mức được cấp cần phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng cân đối ngoại tệ của doanh nghiệp đó. Nên tránh tình trạng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng trong thời gian quá ngắn, vì sẽ dẫn tới tình trạng thu gom USD để nhập khẩu, gây căng thẳng cho thị trường ngoại tệ, đồng thời gây bất lợi cho doanh nghiệp vì khơng có điều kiện để chọn giá nhập thích hợp, từ đó khơng phát huy vai trị bình ổn giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)