Điều chỉnh tỷ giá phải xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 71 - 74)

3.2 Giải pháp NHNN kiểm soát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoá

3.2.8 Điều chỉnh tỷ giá phải xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế

Tỷ giá đóng vai trị quan trọng trong ngọai thương, nó tác động nhiều chiều đến kinh tế vĩ mơ. Theo lý thuyết đúng là tỷ giá tăng có tác động khuyến khích đối với xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do đó sẽ giảm nhập siêu. Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế Việt Nam chúng ta cần thận trọng khi vận dụng lý thuyết này.

Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc. Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn. Tỷ giá tăng tác động đến

lạm phát dưới 2 góc độ. Ở góc độ thứ nhất là chi phí đẩy - một yếu tố quan trọng đối với lạm phát - sẽ tăng do giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tính bằng VND tăng. Ở góc độ thứ hai là yếu tố tâm lý, yếu tố lòng tin vào đồng tiền quốc gia, gia tăng tâm lý kỳ vọng lạm phát. Yếu tố tâm lý không phải là yếu tố kinh tế trực tiếp của lạm phát, nhưng trong nhiều trường hợp còn tác động mạnh hơn cả yếu tố kinh tế. Xét mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng hay giảm giá của tiền đồng. Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng khơng nhỏ đến nợ quốc gia. Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngồi, thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ cơng.

Do đó, quan điểm cần điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá, trong khi TGHĐ còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn và bất động sản. Vì vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá khơng chỉ đặt nó trong mối quan hệ với xuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu tư, lãi suất và vay nợ nước ngoài v.v… trong chiến lược chung là nâng cao uy tín và vị thế của VND, hướng đến một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực. Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế, có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ ràng yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa, địi hỏi phải phân tích rõ ràng thực trạng nền kinh tế của đất nước.

3.2.9 Nâng cao hiệu quả của các công cụ can thiệp tỷ giá 3.2.9.1 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Do lượng ngoại tệ dự trữ của Việt Nam còn quá thấp nên công cụ này chưa đủ sức để giữ vai trò chủ đạo trong điều chỉnh tỷ giá. Do đó, để cơng cụ này phát huy hiệu quả yêu cầu phải:

- Xây dựng khung pháp lý thích hợp cho nghiệp vụ thị trường mở.

- Tranh thủ tối đa khả năng tích lũy ngoại tệ, đồng thời duy trì mức dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ kim ngạch nhập khẩu.

- Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là Ngân hàng Nhà nước, ngay cả ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước có được cũng phải bán ngay cho Ngân hàng Nhà nước và khi có nhu cầu thì mua lại như những đơn vị khác.

3.2.9.2 Công cụ lãi suất tái chiết khấu

Bản thân lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá vì đóng vai trị là biến ngoại sinh, tuy nhiên nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuất kinh doanh vì gắn liền với chi phí sử dụng vốn. Do vậy, việc sử dụng công cụ này cần nhiều sự cân nhắc.

Luồng vốn ra vào nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngồi, đầu tư gián tiếp và dịng vốn ngắn hạn gần như khơng có do thị trường chứng khốn và tiền tệ chưa phát triển. Hơn nữa, giao dịch vốn chưa được mở cửa một phần bởi các quy định của Chính phủ, một phần do điều kiện tài chính Việt Nam chưa cho phép và VND chưa được tự do chuyển đổi. Tất cả cho thấy lãi suất chưa thể có ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Tác động của nó chỉ giới hạn ở chỗ làm thay đổi những dịng tiền tệ lưu thơng trong thị trường nội địa, từ nội tệ chuyển sang ngoại tệ và ngược lại. Vậy, để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này sẽ đồng nhất với việc tự do hóa tài khoản vốn quốc gia, mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn và đầu tư gián tiếp.

3.2.9.3 Cơng cụ hành chính

Để tạo môi trường thuận lợi cho các công cụ giao dịch ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối phải được đổi mới theo hướng tự do hóa, giảm việc sử dụng các biện pháp hành chính, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khơng thể thiếu các biện pháp hành chính được thực hiện song song với những giải pháp dựa trên nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những bất ổn có thể xảy ra trên thị trường ngoại hối.

Những biện pháp hành chính trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả khá tốt, nhờ đó mà Việt Nam đã thành cơng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối. Tuy đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng việc dỡ bỏ tức thời các biện pháp hành chính cũng khơng phải khả thi. Chúng chỉ nên được nới lỏng tương xứng với mức can thiệp của các công cụ kinh tế. Để hồn thiện cơng cụ này có thể tập trung vào một số điểm sau:

- Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt hợp đồng thanh toán ngoại tệ, đề ra mức phạt nặng đối với trường hợp kê khống giá của hợp đồng xuất nhập khẩu và đối với các hành vi gian lận khác.

- Duy trì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi quy định về chế độ quản lý ngoại hối hiện hành.

- Rà soát thường xuyên các văn bản pháp quy để cải tiến kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)