Kiểm định mơ hình phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 48 - 56)

2.3 Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái

2.3.2 Kiểm định mơ hình phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá

2.3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu sử dụng là giá vàng SJC và tỷ giá USD/VND với tần suất ngày (từ thứ hai đến thứ sáu), được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2013. Giá vàng SJC thu thập theo bảng tỷ giá niêm yết cuối ngày (giá Ask) tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Tỷ giá USD/VND thu thập trên cơ sở

tỷ giá giao dịch cuối ngày (giá Ask) của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thống kê.

Việc lấy số liệu giá vàng SJC và tỷ giá USD/VND như trên là điểm hạn chế của đề tài vì tỷ giá USD/VND được sử dụng để quy đổi giá vàng thế giới sang giá vàng trong nước là tỷ giá trên thị trường tự do, tuy nhiên tỷ giá này khơng có căn cứ thu thập chính xác trong khoảng thời gian nghiên cứu. Mặt khác, đây là những dữ liệu thứ cấp, thu thập theo bảng tỷ giá giao dịch cuối ngày không phải thời điểm giá vàng thay đổi ảnh hưởng tỷ giá USD/VND hay thời điểm tỷ giá USD/VND thay đổi ảnh hưởng giá vàng. Đồng thời, giá vàng và tỷ giá USD/VND khơng hồn tồn tn theo quy luật thị trường mà có sự quản lý, can thiệp của NHNN.

2.3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

™ Giả thuyết 1: Tỷ giá USD/VND có tác động đến giá vàng trong nước

Do giá vàng thế giới hiện nay được yết giá và giao dịch bằng USD, Việt Nam là nước nhập khẩu vàng nên phải cần một lượng lớn USD. Khi tỷ giá của đồng ngoại tệ thay đổi cũng đồng nghĩa với việc làm cho giá vàng tính theo giá trị của đồng ngoại tệ mua nó cũng thay đổi theo.

™ Giả thuyết 2: Giá vàng trong nước có tác động đến tỷ giá USD/VND

Hiện nay, họat động nhập xuất vàng được quản lý chặt chẽ, NHNN là cơ quan tổ chức và cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Tuy nhiên, khi giá vàng tăng và chênh lệch lớn với giá vàng thế giới làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng theo đường khơng chính thức tăng, cầu tăng sẽ tạo lực đẩy giá USD trên thị trường. Đến lượt nó lại ảnh hưởng đẩy giá vàng tăng tương ứng, tạo vịng xốy giữa vàng và USD.

2.3.2.3 Phương pháp kiểm định

Bước 1: Thực hiện kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thông qua kiểm định Augmented Dickey Fuller Test (ADF). Nếu các chuỗi dữ liệu này là không dừng, tiến hành lấy sai phân bậc 1 để kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân.

Bước 2: Thực hiện kiểm định đồng liên kết chuỗi dữ liệu gốc theo phương pháp Johansen để xác định tính dừng trong dài hạn. Vì nếu chuỗi sai phân bậc 1 là dừng thì chỉ cho biết mối quan hệ trong ngắn hạn.

Bước 3: Thực hiện kiểm định Engle – Granger nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái.

Bước 4: Thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đối bằng mơ hình

hiệu chỉnh sai số VECM chuỗi dữ liệu gốc.

2.3.2.4 Kết quả kiểm định

a) Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey – Fuller Test) Bảng 2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi giá vàng (dữ liệu gốc).

Null Hypothesis: GIAVANG has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=13)

t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.810533 0.6993 Test critical values: 1% level -3.965265

5% level -3.413342

10% level -3.128702

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Nguồn : tính tốn của người viết

Từ kết quả kiểm định ADF ta thấy |t| =1,810533 < 3.965265; 3.413342; 3.128702 ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, nên chấp nhận giả thiết H0 : tồn tại một nghiệm đơn vị, nghĩa là chuỗi dữ liệu gốc của giá vàng không dừng. Do đó, ta tiếp tục kiểm định tính dừng đối với chuỗi sai phân bậc 1 của giá vàng.

Bảng 2.2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi giá vàng (sai phân bậc 1).

Null Hypothesis: D(GIAVANG) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=13)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -34.29481 0.0000 Test critical values: 1% level -3.965271

5% level -3.413345

10% level -3.128704

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Từ kết quả kiểm định ADF ta thấy |t| =34.29481 > 3.965271; 3.413345; 3.128704 ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, nên bác bỏ giả thiết H0, do đó sai phân bậc 1 của chuỗi giá vàng là dừng.

Bảng 2.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi tỷ giá USD/VND (dữ liệu gốc).

Null Hypothesis: TYGIA has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=13)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.707381 0.2337 Test critical values: 1% level -3.965271

5% level -3.413345

10% level -3.128704

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Nguồn : tính tốn của người viết Từ kết quả kiểm định ta thấy |t| = 2.707381 < 3.965271; 3.413345; 3.128704 ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, nên chấp nhận giả thiết H0: chuỗi dữ liệu gốc của tỷ giá khơng dừng. Do đó phải kiểm định tính dừng đối với chuỗi sai phân bậc 1 của tỷ giá.

Bảng 2.4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi tỷ giá (sai phân bậc 1).

Null Hypothesis: D(TYGIA) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=13)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -41.50975 0.0000 Test critical values: 1% level -3.965271

5% level -3.413345

10% level -3.128704

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Nguồn : tính tốn của người viết Từ kết quả kiểm định ADF ta thấy |t| = 41.50975 > 3.965271; 3.413345; 3.128704 ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, nên bác bỏ giả thiết H0, do đó sai phân bậc 1 của chuỗi tỷ giá là dừng. Tuy nhiên, cách này chỉ cho ta biết mối quan hệ ngắn hạn. Vì vậy, tiến hành kiểm định tính đồng liên kết, nghĩa là kiểm định xem phần dư từ kết quả hồi

quy giữa các biến khơng dừng có phải là một chuỗi dừng hay khơng. Nếu phần dư trong mơ hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng thì kết quả hồi quy là thực và thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến.

b) Kiểm định đồng liên kết

Bảng 2.5 Kết quả kiểm định đồng liên kết giá vàng và tỷ giá (mức ý nghĩa 1%).

Sample (adjusted): 6 1275

Included observations: 1270 after adjustments Series: GIAVANG TYGIA

Lags interval (in first differences): 1 to 4 Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)

Hypothesized Trace 0.01

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None * 0.014997 20.52909 19.93711 0.0080 At most 1 0.001053 1.338549 6.634897 0.2473 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.01 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.01 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Nguồn : tính tốn của người viết Ta tiến hành kiểm định đồng liên kết theo phương pháp VAR của Johansen kết quả chạy theo bảng bên trên. Với mức ý nghĩa 1% ta thấy Trace Statistic (20.52909) > Critical Value (19.93711) nên bác bỏ giả thuyết H0: khơng có đồng liên kết giữa biến giá vàng và tỷ giá, nghĩa là giữa giá vàng và tỷ giá có tính đồng liên kết và tồn tại mối liên hệ dài hạn (hoặc cân bằng) giữa chúng. Như vậy, không tồn tại hồi quy giả mạo trong mơ hình trên, các kiểm định thống kê truyền thống vẫn được áp dụng.

Bảng 2.6 Kết quả kiểm định đồng liên kết giá vàng và tỷ giá (mức ý nghĩa 5%).

Hypothesized Trace 0.05

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None * 0.014997 20.52909 15.49471 0.0080 At most 1 0.001053 1.338549 3.841466 0.2473 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Tương tự, với kiểm định đồng liên kết theo phương pháp VAR của Johansen ở mức ý nghĩa 5% kết quả là giữa giá vàng và tỷ giá có tồn tại đồng liên kết.

c) Kiểm định nhân quả Granger

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Granger giá vàng và tỷ giá với độ trễ 2 ngày.

Pairwise Granger Causality Tests Date: 08/23/13 Time: 23:09 Sample: 1 1275

Lags: 2

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Probability TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 1273 6.28306 0.00193 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 4.30034 0.01376

Nguồn : tính tốn của người viết

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Granger giá vàng và tỷ giá độ trễ 3 ngày.

Pairwise Granger Causality Tests Date: 08/23/13 Time: 23:10 Sample: 1 1275

Lags: 3

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Probability TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 1272 4.26956 0.00521

GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 2.83424 0.03711 Nguồn : tính tốn của người viết

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Granger giá vàng và tỷ giá với độ trễ 4 ngày.

Pairwise Granger Causality Tests Date: 08/23/13 Time: 23:11 Sample: 1 1275

Lags: 4

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Probability TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 1271 3.41058 0.00876

GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 2.08912 0.08003 Nguồn : tính tốn của người viết

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Granger giá vàng và tỷ giá với độ trễ 5 ngày.

Pairwise Granger Causality Tests Sample: 1 1275

Lags: 5

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Probability TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 1270 2.78930 0.01635 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 1.94668 0.08396 Nguồn : tính tốn của người viết

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Granger giá vàng và tỷ giá với độ trễ 6 ngày.

Pairwise Granger Causality Tests Date: 08/23/13 Time: 23:13 Sample: 1 1275

Lags: 6

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Probability TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 1269 2.25040 0.03640 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 1.89281 0.07887

Nguồn : tính tốn của người viết

Bảng 2.12 : Tóm tắt kết quả kiểm định nhân quả Granger giá vàng và tỷ giá.

Lag Null Hypothesis F-Statistics Probability 2 TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 6.28306 0.00193

GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 4.30034 0.01376 3 TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 4.26956 0.00521 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 2.83424 0.03711 4 TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 3.41058 0.00876 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 2.08912 0.08003 5 TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 2.78930 0.01635 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 1.94668 0.08396 6 TYGIA does not Granger Cause GIAVANG 2.25040 0.03640 GIAVANG does not Granger Cause TYGIA 1.89281 0.07887 Nguồn : tóm tắt của người viết

Với mức ý nghĩa 5%, từ bảng kết quả trên ta có giá trị p1 đều nhỏ hơn 0.05, tức giá trị thống kê kiểm định đều nằm ở miền bác bỏ. Cụ thể ở mức độ trễ 2 ngày ta có P (|F|>6,28306) = 0,00193, nghĩa là chỉ có 0,193% chấp nhận giả thuyết H0. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0: tỷ giá khơng có quan hệ nguyên nhân kết quả với giá vàng (với độ trễ được xác định từ 2 đến 6 ngày), nghĩa là tỷ giá có tác động đến giá vàng.

Tương tự, với mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H0: giá vàng khơng có quan hệ nguyên nhân kết quả với tỷ giá, nghĩa là giá vàng có tác động đến tỷ giá với độ trễ được xác định từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, với độ trễ từ 4 đến 6 ngày ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là giá vàng khơng có tác động đến tỷ giá.

d) Ma trận hiệp phương sai giữa giá vàng và tỷ giá.

Bảng 2.13: Ma trận hiệp phương sai giữa giá vàng và tỷ giá

GIAVANG TYGIA

GIAVANG 1.16E+12 1.67E+09

TYGIA 1.67E+09 2715692.

Nguồn : tính tốn của người viết

Do ma trận hiệp phương sai giữa giá vàng và tỷ giá là dương nên giá vàng và tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng giảm).

e) Kiểm định theo mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM

Bảng 2.14: Kết quả ước lượng mơ hình xem xét mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá USD/VND.

Vector Error Correction Estimates Sample (adjusted): 4 1275

Included observations: 1272 after adjustments Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

R-squared 0.035971 0.011913

Adj. R-squared 0.032163 0.008011 Sum sq. resids 15504546 1.14E+12 S.E. equation 110.6656 30036.34

F-statistic 9.447582 3.052769

Log likelihood -7788.567 -14916.41

Akaike AIC 12.25561 23.46291

Nguồn : tính tốn của người viết

1 P hay p-value được gọi là mức ý nghĩa chính xác, là mức ý nghĩa thấp nhất mà giá thiết H0 có thể bị bác bỏ. Nếu số liệu khơng hỗ trợ giả thiết H0 thì giá trị tính tốn sẽ lớn và như vậy giá trị p tương ứng sẽ nhỏ, do vậy có thể bác bỏ giả thiết H0 với mức tin cậy càng cao.

- Theo kết quả của bảng trên ta có hệ số R2 có hiệu chỉnh 2 lần lượt là 0,032163 và 0,008011. Ý nghĩa của mơ hình là có 3,2163 % sự biến động trong tỷ giá USD/VND là được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính với giá vàng ở độ trễ là 1 và 2. Mặt khác, có 0,8011 % sự biến động trong giá vàng là được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính với tỷ giá USD/VND ở độ trễ là 1 và 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)