Giảm lạm phát, tăng niềm tin đồng nội tệ, hạn chế tình trạng đơla hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 61 - 63)

3.2 Giải pháp NHNN kiểm soát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoá

3.2.2 Giảm lạm phát, tăng niềm tin đồng nội tệ, hạn chế tình trạng đơla hóa

3.2.2.1 Giảm lạm phát

Trong thời gian qua biến động giá vàng đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội. Sự biến động của giá vàng đã gây tâm lý bất an cho khơng ít người. Nhiều chuyên gia nhận định khi các NHTM tất tốn hết trạng thái vàng thì nhu cầu vàng trên thị trường sẽ giảm xuống. Thực tế thì mặc dù ngày này đã qua, các phiên đấu thầu vàng của NHNN xuất hiện lực cầu gia tăng rất mạnh. Điều này cho thấy có một dịng tiền lớn trên thị trường vàng. Mặt khác sự hỗn loạn của vàng chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của bất ổn vĩ mơ. Do tình hình kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, làm cho các dịng vốn phải tìm nơi trú ẩn an tồn là vàng, khi đó người dân vẫn sẽ tìm những loại hàng hóa mà giá trị của chúng ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát để cất giữ. Căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là lạm phát, do đó muốn giải quyết vấn đề của vàng thì phải có biện pháp giảm lạm phát để tăng niềm tin vào đồng nội tệ, đảm bảo khả năng cạnh tranh với vàng.

Bên cạnh đó cất giữ vàng là tập quán, thói quen của dân cư, đối với người Á Đông trong đó có Việt Nam, thói quen này càng sâu đậm hơn nhiều. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, giá trị của VND ngày càng ổn định, xã hội sẽ sử dụng rộng rãi tiền tệ để làm tài sản cất giữ hoặc đưa vàng vào đầu tư phát triển kinh tế, dần dần chức năng cất giữ của vàng ngày càng giảm. Việc các dòng vốn đều tập trung vào kênh đầu tư vàng đã làm cho cầu vàng tăng cao, trong khi cung vàng bị hạn chế do

phụ thuộc vào hạn ngạch nhập vàng của NHNN và tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư. Cầu lớn hơn cung đã làm cho giá vàng trong nước tăng cao hơn rất nhiều so với vàng thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng bn lậu vàng diễn ra mạnh mẽ. Bn lậu vàng địi hỏi lượng ngoại tệ lớn làm cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng, cầu ngoại tệ nhập vàng tăng góp phần làm tỷ giá thị trường tự do tăng. Những điều này một mặt gây áp lực phá giá đồng nội tệ, một mặt gây áp lực buộc NHNN cho phép nhập vàng. Cứ như vậy vịng xốy vàng, ngoại tệ lặp đi lặp lại góp phần gây nên tình trạng bất ổn tăng cao. Do đó, muốn giảm bớt sự hấp dẫn của vàng cũng như giảm tác động tiêu cực của vàng đến tỷ giá thì các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản phải thực sự phục hồi và hấp dẫn trở lại đối với các nhà đầu tư.

Cần phải nhắc lại rằng trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay chưa được gọi vàng hóa như hiện tượng đơ la hóa đang diễn ra. Không thể xem việc mua bán vàng miếng nhằm cất trữ, bảo tồn vốn của cộng đồng là vàng hóa nền kinh tế, trong khi chức năng làm phương tiện tính tốn, thanh tốn của vàng khơng cịn phổ biến như trước đây nữa do giá vàng đã bị đẩy lên quá cao trong thời gian qua. Tuy nhiên cũng nên kiên quyết xóa bỏ chức năng định giá của vàng trong các quan hệ kinh tế xã hội.

3.2.2.2 Tăng niềm tin đồng nội tệ

Ổn định tâm lý, cải thiện lòng tin vào đồng tiền quốc gia, điều này không chỉ là một vấn đề của lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan đến chính trị. Bởi vì khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm niềm tin vào điều hành chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra đối với nước ta. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn. Nếu chúng ta không khắc phục được kỳ vọng này, VND luôn đặt trong xu thế điều chỉnh giảm. Điều này là rất bất ổn trong trung hạn.

3.2.2.3 Hạn chế tình trạng USD hóa

Chúng ta vẫn ln cho rằng nhiệm vụ chống đơla hóa chủ yếu thuộc về NHNN, trong khi các bộ, ngành chỉ có trách nhiệm phối hợp và thực tế thì sự phối hợp này cịn khá mờ nhạt. Chống đơla hóa đang chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ. Nhưng chính

sách tiền tệ liên quan đến rất nhiều mục tiêu quan trọng khác của nền kinh tế, phải linh hoạt với diễn biến thị trường, nên những kết quả chống đơla hóa khó bền vững được. Vì vậy, ngồi các giải pháp về chính sách tiền tệ thì chống đơla hóa cịn phụ thuộc vào chính sách tài khóa, thương mại, đầu tư. Theo đó, nhóm giải pháp ổn định vĩ mô được coi là điều kiện tiên quyết, nền tảng cho việc chống đơla hóa. Để thực hiện tốt nhóm giải pháp này, cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thương mại một cách chặt chẽ, linh hoạt nhằm mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, tăng cường niềm tin của người dân đối với VND. Mặt khác, cần thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ theo hướng từng bước giảm dần bội chi ngân sách, hạn chế tối đa việc sử dụng dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu chi ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, phải sử dụng các giải pháp kinh tế như: - Thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ USD.

- Chủ động trong điều hành tỷ giá, tránh tăng tỷ giá quá mạnh gây kích thích tâm lý dự trữ USD.

- Thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tránh lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để hạn chế cầu USD.

- Cần có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam.

- Sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong nước bằng VND, cấm niêm yết bằng USD. Thực tế vẫn cịn khơng ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng USD.

- Kiều hối về Việt Nam cũng xử lý chuyển đổi ra VND để chi tiêu trong nước; còn nguồn kiều hối chưa tiêu dùng họ vẫn có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại được phép bằng ngoại tệ hoặc bằng tài khoản VND chuyển đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)