2.3 Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái
2.3.3 Đánh giá kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định cho thấy giữa giá vàng và tỷ giá USD/VND có mối quan hệ nhân quả, mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM cho kết quả có 3,2163 % sự biến động trong tỷ giá USD/VND là do giá vàng, đồng thời có 0,8011 % sự biến động trong giá vàng là được giải thích bởi tỷ giá USD/VND.
Tuy nhiên như đã phân tích ở phần đầu dữ liệu nghiên cứu, hạn chế của mơ hình này là chuỗi dữ liệu tỷ giá USD/VND thu thập là tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng (tỷ giá chuyển khoản), trong khi giá vàng giao dịch trên thị trường thường được tính tốn theo tỷ giá trên thị trường tự do. Mặc dù tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do nhưng có một độ trễ và có sự can thiệp của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mơ hình chỉ giúp giải quyết được một phần mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá. Dẫu vậy, mơ hình cũng giúp ta thấy được giá vàng tác động đến tỷ giá ở mức độ nhiều hơn tỷ giá tác động đến nó, bởi vì giá vàng cịn chịu tác động của nhiều yếu tố mà đặc biệt là giá vàng thế giới. Do đó, làm thế nào để bình ổn giá vàng, làm thế nào để ổn định tỷ giá hay nói cách khác là làm thế nào để ổn định thị trường ngoại hối là câu hỏi đặt ra cho NHNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 phân tích tổng quan cũng như cơ chế điều hành thị trường ngoại hối của Việt Nam để làm rõ mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái ở nước ta bằng phương pháp định tính, từ đó kiểm định định lượng mối quan hệ này. Thực hiện kiểm định Engle – Granger chuỗi dữ liệu nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái. Nhưng trước tiên, để đảm bảo tính chính xác của kết quả hồi
2 R2 là hệ số xác định, được sử dụng để đo tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc do biến độc lập giải thích. Thuật ngữ có hiệu chỉnh có nghĩa là hiệu chỉnh theo bậc tự do tương ứng với các tổng bình phương trong cơng thức tính R2,vì R2 có khuynh hướng cho ra một bức tranh khá lạc quan về mức độ phù hợp của hàm hồi qui.
quy, thực hiện kiểm định tính dừng và đồng liên kết để xác định chuỗi dữ liệu là dừng dài hạn. Cuối cùng, thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đối bằng mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM. Kết quả kiểm định thu thập được cho thấy giá vàng và tỷ giá hối đối có mối quan hệ nhân quả và mối quan hệ này là cùng chiều. Đồng thời, kết quả của chương 2 sẽ là cơ sở để khuyến nghị những giải pháp kiểm soát mối quan hệ này trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
3.1 Định hướng NHNN quản lý thị trường ngọai hối giai đọan 2015 – 2020
Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm là nền tài chính, tiền tệ yếu kém, có những biểu hiện đặc trưng:
- Mở cửa kinh tế hướng ngoại đồng nghĩa với nhu cầu lớn về ngoại tệ luôn vượt quá khả năng tích tụ được.
- Thâm hụt cán cân thanh toán được bù đắp chủ yếu bởi nguồn vốn ngoại tệ bên ngoài.
- Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại gây áp lực lớn đến tỷ giá hối đoái.
- Lạm phát cao là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng nóng.
- Tâm lý giữ tiền mặt cùng với thói quen tích trữ vàng và ngoại tệ.
Do vậy, để phát huy vai trò quan trọng của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế, mục tiêu quản lý thị trường ngoại hối là bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế đồng thời quản lý chặt chẽ thị trường vàng theo mục tiêu, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới.
Đối với thị trường ngọai tệ, chính sách tỷ giá hối đối hiện hành cần tiếp tục theo hướng chủ động và linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định (khơng đồng nghĩa với cố định tỷ giá hối đối) góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mơ, từng bước giảm bớt tình trạng đơ la hóa, tăng dự trữ ngoại hối, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia, hỗ trợ phát triển bền vững và tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá, thể hiện quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷ giá của công chúng.
Đối với thị trường vàng, cần nhìn nhận thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ, việc quản lý đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế với mục tiêu là phải đưa thị trường vàng phát triển lành mạnh và đúng hướng, gắn kết mật thiết, đóng góp tích cực cho
phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, mục tiêu quản lý thị trường vàng là khơng để vàng trở thành phương tiện thanh toán, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới, giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, các hoạt động đầu cơ, bn lậu, bảo đảm an tồn dự trữ ngoại hối, nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch hóa và phịng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, kiểm sốt chặt chẽ họat động xuất nhập khẩu vàng, giảm tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá vàng, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngọai tệ.