6. Phạm vi nghiên cứu
1.3.3.4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn
Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn của từng môn học ở từng lớp các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
Kiểm tra, đánh giá thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng không có hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn, vừa có khả năng phân hoá cao kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.
Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS (như nghĩ và làm) năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực,
25
chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm.
Đánh giá KQHT, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối c ng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS c ng tham gia xác định tiêu chí đánh giá KQHT với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức, mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả QTDH nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá QTDH.
Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng như căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV.
Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể, tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng. Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng. Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.
Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới phương pháp dạy học trong QTDH, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.
1.3.3.5. Chuẩnchương trình Sinh học 10
Chuẩn môn Sinh học 10 và hướng dẫn thực hiện Chuẩn môn Sinh học 10 cũng được biên soạn theo tinh thần trên với các nội dung kiến thức, các mức độ nhận thức khác nhau và có tính đến đặc điểm của địa phương.
26
Đối với địa phương thuận lợi, các yêu cầu về kiến thức được thể hiện chi tiết hơn. Cụ thể, trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của thế giới sống; HS hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về thành phần hóa học, vai trò của nước, cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu tạo nên tế bào, trình bày được cấu trúc và chức năng của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; HS phân biệt được sự khác nhau giữ nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; HS nêu và giải thích được các cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất, phân biệt được hình thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, phân biệt được xuất bào, nhập bào; HS hiểu và trình bày được khái niệm, bản chất của hô hấp, quang hợp xảy ra bên trong tế bào. Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp; HS có khái niệm về chu kỳ tế bào, phần được đực nguyên phân và giảm phân, hiểu được nguyên lý điều hòa chu kỳ tế bào, có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực Y học; HS hiểu và trình bày được khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng và ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống; HS hiểu và trình bày được tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục; HS nắm được kiến thức cơ bản về virut, phương thức sinh sản của virut, ứng dụng của virut trong thực tiễn. Đồng thời HS củng nắm được khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, HS biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế; củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học; củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, vấn đề may túy và tệ nạn xã hội và cuối cùng là rèn cho HS tư duy biện chứng, tư duy hệ thống.
Đối với v ng khó khăn, các yêu cầu đặt ra có thể giảm nhẹ hơn các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chương trình.
27