Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô tả mẫu khảo sát
Cuộc khảo sát được thực hiện với 200 bảng câu hỏi phát ra. Sau khi sàng lọc những bảng khảo sát không hợp lệ, số bảng câu hỏi hợp lệ dùng cho nghiên cứu là 166 bảng. Số lượng mẫu này đảm bảo về kích thước mẫu cho nghiên cứu (tối thiểu 98 mẫu).
Tình hình mua sách qua mạng của khách hàng tại TP.HCM như ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình hình mua sách qua mạng
Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%)
Mua sách qua mạng
Không mua sách qua mạng
88 78
53,01 46,99
Tổng cộng 166 100
Kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy trong tổng số 166 mẫu được điều tra thì có 53,01% khách hàng đã mua sách qua mạng. Số lượng giữa nhóm khách hàng mua sách qua mạng và nhóm khách hàng khơng mua sách qua mạng chỉ hơn kém nhau
10 đối tượng.
Trong nhóm khách hàng đã mua sách qua mạng, khi được hỏi về thái độ hài lòng
của họ khi mua sách qua mạng, có 78 người trả lời rằng họ hài lòng, chiếm tỷ lệ 88,64% và có 10 người trả lời rằng chưa hài lòng, chiếm tỷ lệ 11,36%. Khi trả lời
cho câu hỏi tiếp theo về dự định có tiếp tục mua sách qua mạng khi có nhu cầu mua
sách trong tương lai khơng thì có 79 người trả lời “có” (89,77%) và 9 người trả lời
“khơng” (10,23%). Trong số 9 người khơng có dự định tiếp tục lựa chọn mua sách qua mạng thì có đến 8 người có câu trả lời “khơng hài lịng” khi mua sách qua
mạng. Rõ ràng, khi khách hàng cảm nhận lợi ích nhiều hơn khi mua hàng qua mạng, cảm thấy hài lòng trước, trong và sau khi mua sách qua mạng thì khả năng tiếp tục lựa chọn mua sách qua mạng trong tương lai cao hơn khách hàng cảm thấy khơng hài lịng ở những lần mua trước.
Trong nhóm khách hàng khơng mua sách qua mạng, có bảy nguyên nhân sau
đây dẫn đến việc họ khơng mua sách qua mạng: chưa có cơ hội mua sách qua mạng,
sự tiện ích của việc mua sách qua mạng chưa đủ hấp dẫn, quy trình mua sách qua mạng phức tạp, lo ngại vấn đề bảo mật thơng tin, phải trả thêm chi phí vận chuyển khi mua sách qua mạng, chưa có niềm tin vào hệ thống thanh toán trực tuyến và nguyên nhân khác. Bảy nguyên nhân này lần lượt có tỷ lệ như sau: 24,36%; 17,95%; 16,67%; 14,1%; 12,82%; 10,26% và 3,84%. Trong số 78 người thuộc nhóm này, có 61 khách hàng trả lời có dự định mua thử sách qua mạng trong tương lai (78,2%) và có 17 khách hàng trả lời khơng có dự định mua thử sách qua mạng
trong tương lai (21,8%). 78,2% số người chưa mua sách qua mạng có dự định mua
thử sách qua mạng trong tương lai là tỉ lệ khá cao. Đây chính là lượng khách hàng tiềm năng mà các trang bán sách qua mạng cần chú ý khai thác.
Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp được trình bày ở
Bảng 3.2. Theo đó, số lượng mẫu tham gia cuộc khảo sát có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có 103 người chiếm 62,05%. Số lượng mẫu tham gia cuộc khảo sát có độ tuổi từ 25 đến 34 có 54 người chiếm 32,53%. Số lượng mẫu tham gia cuộc khảo sát có
độ tuổi từ 35 đến 49 có 5 người chiếm 3,01%. Số lượng mẫu tham gia cuộc khảo sát có độ tuổi từ 50 đến 64 có 4 người chiếm 2,41%. Như vậy, đối tượng tham gia khảo sát độ tuổi từ 15 đến 24 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khi đó, đối tượng tham gia khảo
sát tuổi từ 50 đến 64 có tỷ lệ thấp nhất.
Về giới tính, số lượng nam giới tham gia vào cuộc khảo sát có 59 người chiếm
35,54%. Trong khi đó, số lượng nữ giới tham gia vào cuộc khảo sát có 107 người
chiếm 64,46%. Như vậy, nữ giới tham gia vào cuộc khảo sát nhiều gần gấp đôi so với nam giới.
Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%) Độ tuổi 15–24 25–34 35–49 50–64 103 54 5 4 62,05 32,53 3,01 2,41 Tổng cộng 166 100 Giới tính Nam Nữ 59 107 35,54 64,46 Tổng cộng 166 100 Nghề nghiệp
Nhân viên văn phòng
Sinh viên Đối tượng khác 64 90 12 38,55 54,22 7,23 Tổng cộng 166 100
Xét cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp thì số lượng nhân viên văn phòng
tham gia vào cuộc khảo sát có 64 người, chiếm tỷ lệ 38,55%. Đối tượng là sinh viên
có 90 người, chiếm tỷ lệ 54,22%. Cuối cùng, nhóm đối tượng khác có 12 người
chiếm tỷ lệ 7,23%. Như vậy, nhóm đối tượng sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất với tỷ lệ 54,22% và nhóm đối tượng khác tham gia khảo sát ít nhất với tỷ lệ 7,23%. Sở dĩ đối tượng sinh viên tham gia vào cuộc khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất vì khả
năng tiếp cận sinh viên tương đối dễ hơn so với hai nhóm đối tượng cịn lại. Hơn
thế nữa, sinh viên là nhóm có độ tuổi cịn rất trẻ, năng động nên dễ thỏa mãn điều kiện “là khách hàng đã từng mua sắm qua mạng” hơn. Cuối cùng, một lý do không kém phần quan trọng là nhu cầu đọc sách và tìm mua sách của sinh viên khá lớn.