Công tác luân chuyển cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn 2011 2020 (Trang 91)

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh

3.3.4. Công tác luân chuyển cán bộ

Luân chuyển công tác cán bộ là một công việc cần thiết trong điều kiện làm việc của cán bộ công chức hải quan trong giai đoạn ngày nay. Tùy thuộc vào yêu cầu của công việc, được chia ra làm ba loại luân chuyển công tác như: luân chuyển không theo định kỳ, luân chuyển định kỳ và luân chuyên thăng chức. Đối với những cán bộ công chức làm ở những nguy cơ cao với tham nhũng có thể bị luân chuyển 12 tháng một lần, thông thường thì việc luân chuyển được thực hiện 5 năm một lần, đối với

mục đích thăng tiến, ln chuyển cơng việc sẽ là 3 năm một lần.

Về mặt nguyên tắc, luân chuyển công tác để thực hiện 2 lý do chính. Thứ nhất,

điều kiện khó khăn có thể ảnh hưởng đến tính liêm chính. Thứ hai, nâng cao kinh

nghiệm của mỗi cán bộ công chức, đặt họ vào những vị trí khác nhau để nâng cao

năng lực tổng thể cho họ.

Để công tác luân chuyển cán bộ phát huy được hiệu quả, người viết đề xuất một

số kiến nghị giải pháp như sau:

- Thứ nhất, nâng cao phụ cấp luân chuyển công tác: Những quy định hiện nay có nêu rõ là cán bộ công chức phải tự nguyện chấp nhận việc luân chuyển công tác. Phụ cấp luân chuyển công tác đã được phản ánh trong mức lương của mỗi cán bộ

công chức. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm một khoản độc lập chưa bao gồm trong lương để đền bù cho việc luân chuyển. Điều này sẽ khẳng định lại cam kết của cán bộ công chức đối với chính sách ln chuyển cơng tác.

- Thứ hai, đối với những vùng xa xơi hẻo lánh, khó khăn trong công tác: Sử

dụng biện pháp luân chuyển công tác cán bộ có thể cuốn hút cán bộ cơng chức làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khăn, nơi mà hầu hết khơng ai muốn đến làm việc (chẳng hạn như Chi cục Hải quan Côn Đảo). Ai làm việc ở những nơi này sẽ gắn với các cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Đối với những cán bộ lãnh đạo có thâm niên cơng tác và những cán bộ cơng chức có kinh nghiệm và kỹ năng chun mơn tốt thì hạn chế ln chuyển cơng tác đến những nơi này bởi vì họ đã trải qua nhiều năm làm việc ở nhiều địa bàn, lĩnh vực khác nhau, vả lại hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao rất hiếm nên phải được sử dụng ở những nơi thiết yếu và cần thiết hơn.

- Thứ ba, có kế hoạch luân chuyển định kỳ đối với tất cả các vị trí cơng tác:

Khơng để xảy ra tình trạng một cán bộ cơng chức làm ở lĩnh vực nào thì làm ln ở lĩnh vực đó, khơng tạo điều kiện cho họ phát triển nghề nghiệp công bằng như những trường hợp khác. Kế hoạch luân chuyển công tác được chuẩn bị hàng năm để cho cán bộ công chức trong đơn vị biết được thời gian và địa điểm cho lần luân chuyển cơng tác tới của mình. Do đó họ có đủ thời gian để hồn thành nốt những cơng việc hiện tại và chuẩn bị cho việc chuyển sang vị trí mới.

3.3.5. Đề bạt, thăng tiến trong công tác

Ở đây chúng ta hiểu đề bạt / thăng tiến là hai loại khác nhau. Đó là đề bạt mức

liên quan đến việc bổ nhiệm lên một chức vụ cao hơn trong hệ thống chức vụ của ngành Hải quan.

Đề bạt mức lương – Giống như những tổ chức khác thuộc nhà nước, có hai

dạng đề bạt tăng lương. Một dạng đề bạt thì mức lương được tăng lên một bậc cao

hơn trong một ngạch lương (Ví dụ bậc một của ngạch Kiểm tra viên hải quan tăng lên bậc hai của ngạch Kiểm tra viên hải quan). Và một dạng đề bạt kia thì lương được

tăng lên một ngạch mới cao hơn (Ví dụ như từ ngạch Kiểm tra viên hải quan tăng lên ngạch Kiểm tra viên chính hải quan).

Đề bạt từ bậc lương này lên bậc lương kia thường diễn ra cứ 2 năm một lần

(đối với ngạch kiểm tra viên trung cấp và nhân viên hải quan) hoặc 3 năm một lần (đối với ngạch kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên chính hải quan và kiểm tra viên cao cấp hải quan) với điều kiện là cán bộ công chức không vi phạm lỗi nghiêm trọng dẫn đến quyết định kỷ luật nào trong khoảng thời gian đó. Cịn đề bạt lên một ngạch lương cao hơn thì được dựa trên một kỳ thi nâng ngạch hàng năm được Bộ Tài Chính tổ chức chung cho tồn ngành Tài chính. Để có thể tham gia vào kỳ thi nâng ngạch này, cán bộ công chức phải trải qua một số năm cơng tác nhất định nào đó tại ngạch thấp hơn và đạt được hệ số lương tối thiểu theo yêu cầu (Ví dụ từ ngạch Kiểm tra

viên hải quan thi tăng lên ngạch Kiểm tra viên chính hải quan phải đáp ứng làm việc từ 9 năm trở lên ở ngạch kiểm tra viên hải quan và hệ số lương tối thiểu là 3,6). Kỳ thi này được tổ chức theo quy trình được đặt ra và không quá khắt khe.

Thăng tiến - là việc bổ nhiệm lên một chức vụ cao hơn trong hệ thống cấp bậc

hải quan. Việc bổ nhiệm các chức vụ cao hơn trong ngành Hải quan hầu như luôn

được đội ngũ cán bộ công chức bầu chọn. Thăng tiến được căn cứ trên năng lực

chuyên môn, việc chấp hành những quy định và điều lệ, kinh nghiệm làm việc và hiệu quả công việc của một cán bộ cơng chức ở vị trí hiện tại. Những cán bộ công chức nào làm việc tốt thông thường được thăng tiến và sau đó được đào tạo để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ mới.

Theo quy định, cán bộ công chức trước tiên phải được tuyển chọn và phải có tên trong danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp được bầu chọn qua nhiều

vòng khác nhau, từ đơn vị cơ sở lên Ban lãnh đạo và cấp ủy đảng,… Danh sách này

phức tạp liên quan đến tổ chức Đảng các cấp, Ban Lãnh đạo ngành Hải quan, UBND tỉnh BR-VT, Cục Hải quan tỉnh và đội ngũ cán bộ công chức làm việc chung trong

đơn vị của cán bộ công chức có tên trong danh sách quy hoạch.

Nếu so sách giữa việc đề bạt tăng lương với thăng tiến trong cơng việc của

ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh BR-VT nói riêng thì người viết thấy rằng triển vọng thăng tiến là động lực lớn hơn rất nhiều so với đề bạt tăng lương.

Việc tăng lương ít có ảnh hưởng đối với cán bộ công chức bởi hai lý do. Thứ nhất, lương được nâng theo kiểu tự động, do đó phải đợi đến kỳ mới được tăng lương. Thứ hai, sự tăng lương ấy rất nhỏ có thể nói là khơng đáng kể. Động lực chính và được

chú ý là sự thăng tiến, bởi vì lương và lợi ích khác sẽ tăng lên nếu thăng tiến lên tới một cấp quản lý cao hơn.

Hệ thống thăng tiến kiện nay đã tạo tạo ra được sự đóng góp đáng kể trong

việc khắc phục những điểm yếu kém của hệ thống này trong những thời kỳ trước. Sau một giai đoạn làm việc nhất định, mỗi cán bộ quản lý đều được bổ nhiệm lại, tuy

nhiên những cán bộ quản lý nào không thực hiện tốt được công việc của mình thì sẽ bị thay thế. Hệ thống này công bằng và linh hoạt hơn trước rất nhiều và nó đã khuyến khích sự thăng tiến của những cán bộ có tài năng và năng lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Cán bộ quản lý cũng có động lực hơn bởi họ thấy được cơ hội thăng tiến tới một chức vụ cao hơn và nhận thức được rằng cần phải làm việc tốt hơn nếu không sẽ bị thay thế.

Để công tác đề bạt, thăng tiến trong công tác phát huy được hiệu quả, người

viết đề xuất một số kiến nghị giải pháp như sau:

Đối với kiến nghị về mức lương và vấn đề đề bạt mức lương người viết sẽ đề

cập ở phần chế độ lương, thưởng. Ở đây người viết chỉ kiến nghị một số giải pháp

liên quan đến quy trình thăng tiến, vì quy trình thăng tiến hiện nay rất phức tạp nhưng phù hợp với những quy định của Chính phủ. Những kiến nghị đưa ra dưới đây khơng tập trung vào quy trình hiện nay, nhưng sẽ cố gắng làm rõ những vấn đề và những giải pháp cho những vấn đề đó trong bối cảnh của Cục Hải quan tỉnh BR-VT để cải tiến quá trình thăng tiến bằng cách làm cho nó rõ ràng hơn, cơng bằng hơn và đáng tin cậy hơn. Đó là:

trong đơn vị Cục Hải quan tỉnh phân tích được khoảng cách khác biệt giữa năng lực thực sự của họ với năng lực của vị trí trong tương lai. Kết quả là họ sẽ nhận thức

được rằng họ sẽ cần phải làm những gì? những kinh nghiệm, những kỹ năng gì cần

phải có, những khả năng họ cần phải phát triển để xứng đáng với sự thăng tiến lên

chức vụ cụ thể;

- Thứ hai, khuyến khích cán bộ cơng chức xây dựng và nâng cao năng lực của mình: Họ cần phải nâng cao năng lực của mình và điều này giúp ích cho Cục Hải quan tỉnh. Đào tạo, huấn luyện, kèm cặp là những phương pháp mà Cục Hải quan

tỉnh có thể sử dụng để giúp đỡ cán bộ cơng chức của mình nâng cao kỹ năng, kiến thức và các phẩm chất khác của mình để thực hiện công việc hiện tại một cách tốt hơn và chuẩn bị cho các chức vụ cao hơn trong tương lai. Việc công bố Bản mô tả công việc và những năng lực cần có sẽ tạo động lực và khuyến khích cán bộ cơng

chức học tập những kỹ năng mới và phát triển những năng lực của mình;

- Thứ ba, phải có các tiêu chí thăng tiến cụ thể: Cần phải xây dựng các tiêu chí thăng tiến cụ thể để tránh những lời đồn thổi và những ý kiến tiêu cực từ phía cán bộ cơng chức. Các tiêu chí thăng tiến nên tập trung vào những năng lực có liên quan mà vị trí cơng việc đó cần có và những tiêu chí này cần được thông báo rộng rãi tới tất cả cán bộ công chức;

- Thứ tư, thực hiện đúng Quy trình thăng tiến: những thủ tục và quy trình thăng tiến mà theo đó các ứng viên sẽ được lựa chọn thì cần phải được thơng báo cơng khai, minh bạch; và

- Thứ năm, Ban bổ nhiệm và phỏng vấn phải cơng khai, minh bạch: Vai trị và thành phần của Ban này cần phải được công khai, để tất cả cán bộ đều biết tính chất và quy trình của nó cần phải được thơng qua. Vấn đề quan trọng là cán bộ quản lý

trực tiếp phải có vai trị trong q trình này so với hiện tại. Nếu bổ nhiệm cán bộ quản lý thì các đại diện trong ban này sẽ được chọn từ các cán bộ quản lý cùng cấp khác. Cán bộ công chức được giới thiệu bổ nhiệm cũng được tham gia nhưng không được quyền biểu quyết. Và hiển nhiên trong ban này phải có đại diện của Phịng Tổ chức cán bộ, nhưng đại diện này có vai trị nhỏ hơn. Mục tiêu chung là phải chọn ra được một cán bộ quản lý có đủ khả năng và năng lực để đảm đương công việc và phát triển hoạt động của Cục Hải quan tỉnh.

3.3.6. Chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi khác…)

Cũng như các cơ quan Nhà nước khác, chế độ lương thưởng của Cục Hải quan tỉnh BR-VT gồm 4 thành tố: Lương cơ bản; Tiền thưởng; Trả ngoài giờ; và Các phúc lợi khác.

Ở đây người viết xin được giới thiệu qua về các Chế độ này đang được áp

dụng ở Cục Hải quan tỉnh BR-VT, đồng thời đưa ra các nhận xét phân tích hệ thống lương, thưởng cũng như lồng ghép một số giải pháp kiến nghị với TCHQ và Bộ Tài Chính.

9 Lương cơ bản:

Lương cơ bản là một số tiền cố định mà cán bộ công chức hải quan nhận được trong môt giai đoạn thời gian nhất định thông thường và được trả theo tháng. Lương cơ bản hàng tháng bình qn của cán bộ cơng chức hải quan là 1,8 lần mức lương đối với cán bộ công chức do Nhà nước quy định (gồm lương ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, thêm giờ), cụ thể như sau:

- Hệ số lương tùy thuộc vào bậc lương và ngạch lương. Đối với cán bộ công

chức hải quan có 5 ngạch lương: Kiểm tra viên cao cấp, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên, kiểm tra viên trung cấp và nhân viên hải quan. Mỗi ngạch có rất nhiều bậc khác nhau và mỗi bậc lại có một hệ số lương lớn hơn. Hệ số lương hiện nay được áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về chế độ tiền

lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Chẳng hạn, đối với Ngạch Kiểm tra viên hải quan (Cơng chức loại A1) có hệ số bậc lương như sau:

Ngạch lương ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 KTV 08.051 2.34 2.67 3.0 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98

- Mức lương tối thiểu hàng tháng tăng dần theo quy định của Chính Phủ. Mức lương tối thiểu hiện nay đang áp dụng là 730.000 đồng (dự kiến sẽ tăng lên 830.000

đồng vào tháng 5/2011); và

- Thêm vào đó, cán bộ cơng chức Hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên công tác 1% mức lương cơ bản tối thiểu hàng tháng của mình sau mỗi năm làm việc, nhưng chỉ được tính từ năm thứ 5 trở đi.

Giả dụ đối với một cán bộ cơng chức hải quan có thâm niên cơng tác là 10 năm,

được nhận mức lương hàng tháng là:

(1,8 x 3,33 x 730.000) + 1% (10 x 3,33 x 730.000) = 4.618.710 đồng

• Tiền thưởng:

Tiền thưởng được thực hiện theo mức khoán chi khen thưởng là tối đa khơng q 03 tháng tiền lương.

• Chế độ làm đêm, làm thêm giờ:

Quy định của ngành Hải quan thì mọi cán bộ, cơng chức phải có trách nhiệm hồn thành cơng việc được giao trong giờ hành chính, trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của Lãnh đạo phải làm thêm ngoài giờ hành chính, ngày lễ, chủ nhật sẽ được bố trí nghỉ bù; Trường hợp khơng thể giải quyết nghỉ bù thì trả lương theo chế độ làm thêm giờ quy định tại Thông tư 08/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ. Số giờ làm thêm không quá 40 giờ trên một tuần và không quá 200 giờ trên một năm (trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ trên một năm. Nhưng trường hợp này hiện

không áp dụng ở Cục Hải quan tỉnh BR-VT vì thủ tục rất khắt khe và không thực tế với công việc của hải quan). Cán bộ công chức được trả 150% mức giờ thông thường cho giờ làm thêm vào ngày bình thường, và 200% khi làm việc vào ngày nghỉ và 300% làm việc vào kỳ nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ phép theo quy định.

Theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ (Quyết định 127/2007/QĐ-Ttg ngày 01/08/2007) về việc làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để giải quyết thủ tục hành chính và được thanh tốn tiền làm thêm giờ theo chế độ trả lương ngày thứ bảy (Công văn 12394/BTC-TVQT ngày 17/10/2008 của Bộ Tài Chính).

• Các phúc lợi khác:

9 Phụ cấp đau ốm: Theo Luật Lao động, nếu bị ốm đau, cán bộ công chức sẽ

được khám bệnh và điều trị tại trung tâm y tế theo chế độ Bảo hiểm y tế thông qua

quỹ bảo hiểm xã hội. Nếu điều trị tại nhà hay tại bệnh viện, cán bộ công chức được phép nhận 100% mức lương bình thường trong khoảng thời gian 30 đến 60 ngày tùy thuộc vào điều kiện làm việc và số năm đóng bảo hiểm xã hội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn 2011 2020 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)