- UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ủng hộ và tạo điều kiện tối đa cho hoạt động cải cách, hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT, hỗ trợ một số lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động của Cục Hải quan tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan ban ngành thuộc và trực thuộc UBND tạo điều kiện phối kết hợp trong công tác thực thi nhiệm vụ thuộc lĩnh vực hải quan.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận ở Chương 1 và thực trạng nguồn nhân lực ở Chương 2. Ở Chương 3 tác giả đã nêu lên những xu hướng phát triển của Hải quan thế giới trong thế kỷ 21, và nêu lên những phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành Hải quan Việt Nam. Từ cơ sở đó, người viết đưa ra những định hướng, mục
tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Trong những giải pháp được đề ra, tác giả đặc biệt chú trọng vào giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, coi đó là giải pháp chính để phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh bên cạnh áp dụng một loạt các giải pháp khác. Ngoài các giải pháp mà Cục Hải quan tỉnh BR-VT cần áp dụng để phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, tác giả còn nêu ra hàng loạt các các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành liên quan, cũng như Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh BR-VT nhằm phát triển nguồn nhân lực của
đất nước, của ngành, của tỉnh nói chung và của Cục Hải quan tỉnh BR-VT nói riêng.
KẾT LUẬN
Với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế Thế giới. Với quan điểm của ngành Hải quan là “đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật; Phù hợp với chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và
chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Tạo thuận lợi thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật; Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư
để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự
phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững; và Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, Ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân
dân”[17-Tr.15], và mục tiêu là “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế,
chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng
rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên
nghiệp, chuyên sâu có trang bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút
đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [17-Tr.15-16]. Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những giai đoạn gần
đây, đặc biệt là sự phát triển hệ thống cảng biển quốc tế, du lịch, dịch vụ, dầu
khí,…Cục Hải quan tỉnh BR-VT xem đây là một thách thức và cơ hội của đơn vị
trong giai đoạn tới.
Cùng với việc cải cách bộ máy hành chính của Chính phủ cũng như của ngành Hải quan thì vấn đề then chốt để giải quyết bài toán thiếu số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo của Cục Hải quan tỉnh BR-VT là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo ra những cán bộ công chức “đa năng”, có đầy đủ năng lực để giải
quyết những vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong giai đoạn tới.
Bằng phương pháp biện chứng duy vật gắn với phương pháp lôgic lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR- VT trong giai đoạn 2011-2020.
Thứ nhất, luận văn trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về
nguồn nhân lực, các khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trị của nguồn nhân lực đối với q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, tính tất yếu
triển nguồn nhân lực đối với ngành Hải quan Việt Nam. Luận văn cũng nêu lên một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác nguồn nhân lực của các đơn vị bạn trong ngành Hải quan như Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn. Từ những kinh nghiệm đó, Cục Hải quan tỉnh BR-VT rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT trong những năm sắp tới trong giai đoạn 2011- 2020.
Thứ hai, từ những lý luận soi rọi vào thực tiễn, luận văn phân tích hiện trạng
nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT về số lượng, chất lượng, đào tạo bồi
dưỡng, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Từ
đó làm rõ những mặt đã làm được, đánh giá những mặt vẫn còn tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân.
Thứ ba, luận văn đã đưa ra những xu hướng phát triển của Hải quan trong Thế
kỷ 21, những định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt
Nam đến năm 2020 và những định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
Cục Hải quan tỉnh BR-VT đến năm 2020 và đề ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT đến năm 2020.
Với những kết quả nghiên cứu trên, người viết hy vọng luận văn “phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT giai đoạn 2011-2020” phần nào cũng
đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thực sự của Cục Hải quan tỉnh BR-
VT trong thời gian tới. Tuy nhiên, với điều kiện và thời gian nghiên cứu phần nào còn hạn chế của tác giả nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tác giả luận văn rất mong được sự góp ý của các nhà nghiên cứu khoa học và các đọc giả, đặc biệt là những cán bộ công chức Hải quan của Cục Hải quan tỉnh BR-VT để nội dung luận văn được bổ sung, hoàn thiện đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Tiếng Việt
[1] Bộ Tài Chính (2011), Dự thảo Chiến lược phát Hải quan Việt Nam đến năm
2020, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
[2] Bộ Tài Chính (2010), Tổ chức cán bộ 2005-2010 và định hướng mục tiêu, nhiệm
vụ đến năm 2015, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành
Trung ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Ban chấp hành Trung ương Khóa V, Hà Nội.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Hà Nội.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội.
[7] Nhà xuất bản Lao động Xã Hội (2006), Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. [8] Nhà xuất bản Tài Chính (2005), Chính sách tiền lương mới thực hiện từ tháng
10/2004, Tập I – Các Nghị định của Chính Phủ, Hà Nội.
[9] Nhà xuất bản Tài Chính (2005), Chính sách tiền lương mới thực hiện từ tháng
10/2004, Tập II – Văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành, Hà Nội.
[10] Nhà xuất bản Tài Chính (2005), Chính sách tiền lương mới thực hiện từ tháng
10/2004, Tập III, Hà Nội.
[11] Nhà xuất bản Lao động (2010), Luật cán bộ công chức, chế độ mới về đào tạo,
hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.
[13] Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT (2010), Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, Vũng Tàu.
[14] Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] TS. Phạm Thành Tâm (2010), Điều kiện để phương hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức theo cương lĩnh mới của Đảng trở thành hiện thức, Hội thảo khoa học “Những vấn đề kinh
tế - xã hội trong bổ sung phát triển cương lĩnh 1991 trình đại hội XI”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 250-256.
[16] Ths. Trần Mai Ước (2010), Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hội thảo khoa học “Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bổ sung
phát triển cương lĩnh 1991 trình đại hội XI”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 337-340.
[17] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-Ttg ngày 25 tháng 03 năm
2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà
Nội.
[18] Các cơng văn chính thức của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống kê về số liệu về tổ chức cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng,…trong các giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
Handbook, Wolrd Bank, Washington D.C, Part I: Cross-Cutting Issues, pp.
67-89.
[20] Hors, Irene (2001), “Flighting Corruption in Customs Administration: What Can
We Learn from Recent Experiences”, OEDC Development Centre
Technical Paper No.175, Paris: OEDC.
[21] Kligaard, Robert (1998), Controlling Corruption, Berkeley: University of California Press.
[22] Luc De Wulf (2005), “Strategy for Customs Modernization”,Customs
Modernization Handbook, Wolrd Bank, Washington D.C, Part I: Cross-
Cutting Issues, pp. 3-29.
[23] Luc De Wulf (2005), “Human Resource and Organization Issues in Customs”,Customs Modernization Handbook, Wolrd Bank, Washington D.C, Part I: Cross-Cutting Issues, pp. 31-49.
[24] Michael Watts and Alan Gimour (2007), Draf Human Resources Strategy, Human Resource Sub Component of Vietnam Customs Modernization Project.
[25] Michael Watts and Alan Gimour (2009), Draf Final Report of Human Resources
Management Component, Vietnam Customs Modernization Project.
[26] Scott Wilson (2005), Human Resources Development, Technical Assistance for Preparation of Vietnam Customs Modernization Project.
[27] Scott Wilson (2005), Human Resources Audit, Technical Assistance for Preparation of Vietnam Customs Modernization Project.
[28] Scott Wilson (2005), Diagnostic Report, Technical Assistance for Preparation of Vietnam Customs Modernization Project.
[29] International Chamber of Commerce (1999), Fighting Bribery: A Corporate
[31] World Bank (2000), Helping Countries Combat Corruption: Operational Core
Services, Poverty Reduction and Economic Managerment Network,
Washington, D.C. [32] Wedside http://www.gfptt.org.
Bảng 2.4. Bảng số liệu phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Cục Hải quan
tỉnh BR-VT giai đoạn từ 2006 đến 2010
Đơn vị trính: lượt/chuyến
Phương tiện Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Xuất cảnh 1.090 1.338 1.379 1.630 2.009 Nhập cảnh 1.078 1.326 1.527 1.696 2.023
Tổng cộng 2.168 2.664 2.906 3.326 4.032
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh BR-VT
Bảng 2.5. Bảng số liệu Tờ khai hải quan và tỷ lệ phân luồng kiểm tra tại Cục Hải
quan tỉnh BR-VT giai đoạn từ 2006 đến 2010
Đơn vị tính: tờ khai Phân luồng Năm 2006 Tỷ lệ (%) Năm 2007 Tỷ lệ (%) Năm 2008 Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ (%) Năm 2010 Tỷ lệ (%) Luồng xanh 11.572 54,6 15.430 62,2 24.632 80,5 23.049 88,6 22.502 55,5 Luồng vàng 4.234 20 4.578 18,5 2.489 8,1 696 2,7 13.226 32,6 Luồng đỏ 5.377 25,4 4.786 19,3 3.472 11,4 2.269 8,7 4.819 11,9 Tổng cộng 21.194 24.794 30.593 26.014 40.547