3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh
3.3.7. Thực hiện Liêm chính Hải quan
Chính phủ Việt Nam ln khẳng định chống tham nhũng là một trong các ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng thừa nhận cuộc chiến này đang gặp nhiều khó khăn. Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI)22 đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng
2010 (CPI). Việt Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số
2,7/10.
Tại Việt Nam, nạn tham nhũng ở mức độ cao đang làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chủ chốt trong khu vực công. Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh BR-VT nói riêng khơng nằm ngồi số đó khi thường xun được nhận định là cơ quan nhà nước có nạn tham nhũng trầm trọng nhất. Tính
đến vai trị tối quan trọng mà hải quan nắm giữ trong công tác thu thuế, hỗ trợ thương
mại, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ xã hội thì nạn tham nhũng trong ngành Hải quan có thể hạn chế đáng kể triển vọng kinh tế - xã hội cũng như kỳ vọng phát triển của đất nước.
Robert Klitgaard (1998)23 đã đưa ra một khung phân tích để nhận biết tham
nhũng như sau:
Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Sức mạnh của quyền tự ra quyết định (Discretion) – Độ giải trình trách nhiệm (Accountability)
(C = M + D - A)
22 TI - Transparency International: Tổ chức minh bạch quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Béc-lin và chi nhánh tại 60 nước trên thế giới. Trọng tâm hoạt động của tổ chức là chống tham nhũng ở cấp độ địa phương và quốc tế. Chỉ số tham nhũng là tổ chức đưa ra là chỉ số định lượng mang tính tồn diện nhất hiện có về tham nhũng xuyên quốc gia. 23 Các kết luận do Klitgaard đưa ra phù hợp với các kết luận do Irene Hors của Trung tâm Phát triển OECD đưa ra. Dựa trên các bài học thu được từ nỗ lực chống tham nhũng và hiện đại hóa hải quan ở ba nước đã kết luận rằng môi trường làm việc trong ngành hải quan có nguy cơ tham nhũng cao vì (a) có sự tiếp xúc tuỳ ý giữa nhân viên hải quan và doanh nghiệp thuộc
Khung phân tích của Klitgaard có ảnh hưởng lớn đến định hướng các nỗ lực
chống tham nhũng tại Việt Nam nói chung và ngành Hải quan nói riêng. Khung phân tích này đã được sử dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng Tuyên bố Arusha24 của WCO về Liêm chính Hải quan cũng như một loạt các công cụ liên quan đến liêm chính của WCO.
Dựa trên khung chiến lược chống tham nhũng của Klitgaard, người viết đưa ra các hoạt động thực thi cụ thể của Cục Hải quan tỉnh BR-VT cần thực hiện để giảm bớt tham nhũng như sau:
Thứ nhất, cải cách các hệ thống hành chính nhằm xóa bỏ sự kết hợp giữa sức
mạnh độc quyền, quyền hạn ra quyết định tùy ý của nhân viên hải quan và trách
nhiệm giải trình hạn chế - một sự kết hợp tạo ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng.
Thứ hai, tuyển chọn nhân viên hải quan vào làm việc phải dựa trên các tiêu chí
liêm khiết, năng lực chuyên môn và kỹ năng phù hợp với công việc.
Thứ ba, cải tiến các biện pháp thưởng và phạt đối với cán bộ hải quan và khách
hàng.
Thứ tư, tăng cường khả năng phát hiện tham nhũng.
Thứ năm, thay đổi thái độ của cán bộ công chức hải quan và doanh nghiệp đối
với tham nhũng.
Đồng thời Cục Hải quan tỉnh BR-VT phải biểu lộ thiện chí và chấp nhận rằng
các vấn đề này đang còn tồn tại và thể hiện quyết tâm, cam kết khắc phục chúng
thông qua thực hiện 10 yếu tố của tuyên Arusha sửa đổi về Liêm chính Hải quan. Đó là:
(1) Lãnh đạo và cam kết
Việc có được cam kết vững chắc từ cấp lãnh đạo chính trị cao nhất để duy trì một mức độ liêm chính cao trong tồn Cục Hải quan tỉnh BR-VT đóng vai trị đặc
biệt quan trọng.
24 Tuyên bố Arusha được Tổ chức Hải quan thế giới WCO xây dựng đầu tiên vào năm 1992 cho nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO tham gia. Từ đó cho đến nay, Tuyên bố Arusha đã trở thành khung chống tham nhũng chính cho 162 thành viên của WCO. Song tiến bộ đạt được trong nỗ lực ngăn chặn tham nhũng trong ngành hải quan vẫn rất chậm. Để khắc phục tình trạng này, WCO đã kêu gọi xem xét toàn diện Tun bố Arusha và q trình thực hiện cơng ước
(2) Khn khổ Pháp lý
Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan cần tiến hành
đơn giản hóa luật pháp, quy định cũng như hướng dẫn về các thủ tục hành chính để
tạo điều kiện thuận lợi cho thơng quan và tính thuế nhanh chóng, tránh tình trạng trì hỗn và tệ quan liêu. Điều này thường liên quan đến việc thay đổi và cơ cấu lại hệ thống và thủ tục hiện hành để giảm và loại bỏ những quy trình quan liêu vơ nghĩa.
(3) Minh bạch
Minh bạch là vấn đề chủ chốt của của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Việc tăng cường trách nhiệm giải trình và duy trì một mối quan hệ cởi mở, trung thực với khách hàng và các bên liên quan đóng vai trị quan trọng giúp duy trì lịng tin vào cơ quan hải quan.
Cần tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống luật pháp và các quy định hành chính hiện hành. Việc đạt được và duy trì thường xuyên độ minh bạch cao là một việc làm đầy khó khăn song nó đóng vai trị quan trọng đối với việc xây dựng một chương trình liêm chính tồn diện.
(4) Tự động hố
Việc tiến hành tin học hóa các quy trình hải quan cơ bản có thể nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động cũng như loại bỏ các cơ hội cho tham nhũng. Tự động hóa các hoạt động hải quan sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan cũng
như của cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời cung cấp một cơ chế để giảm cơ hội và
động cơ khuyến khích thực hiện hành vi tham nhũng. Kết hợp với một loạt các cải
cách bổ trợ khác, tự động hóa đã giúp giảm đáng kể thời gian thơng quan. Tự động hóa cũng giúp giảm đáng kể cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên hải quan và
doanh nghiệp cũng như tình trạng sử dụng quyền tự ra quyết định của cán bộ hải quan vào mục đích khơng phù hợp.
(5) Cải cách và hiện đại hoá
Cục Hải quan tỉnh BR-VT cần tiến hành tái cơ cấu, cải cách và hiện đại hoá các hệ thống và thủ tục để loại bỏ các kẽ hở có thể bị lạm dụng, loại bỏ động cơ cho việc phá rào các quy định chính thức. Các chương trình cải cách và hiện đại hoá như vậy cần phải đảm bảo tính tồn diện và tập trung vào tất cả các khía cạnh trong hoạt
(6) Thanh tra, kiểm tra và điều tra
Cần tiến hành thanh tra nội bộ và thanh tra độc lập nhằm rà soát lại quy trình và thủ tục với mục đích tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao và tiến hành kiểm tra tại chỗ thường xuyên để tạo ra tác dụng ngăn chặn hành vi tham nhũng.
(7) Quy tắc Hành xử
Cần xây dựng, ban hành và cơng nhận một quy tắc hành xử tồn diện là nhân tố cốt lõi của cho một chương trình thực hiện liêm chính. Quy tắc này cần nêu các tiêu chuẩn hành xử cần có đối với nhân viên hải quan bằng các thuật ngữ rõ ràng và mang tính thực tiễn. Cần thường xuyên củng cố cho cán bộ hải quan thấm nhuần nội dung của quy tắc hành xử.
(8) Quản lý nguồn nhân lực
Thu nhập và quản lý nghề nghiệp là hai vấn đề nguồn nhân lực chính có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến liêm chính hải quan. Vì vậy Cục Hải quan tỉnh
BR-VT cần phải:
9 Về thu nhập: Có chính sách phù hợp nhằm đảm bảo thu nhập của cán bộ
công chức hải quan đáp ứng được mức sống cơ bản cho cán bộ hải quan và gia đình, con cái họ thì các cán bộ hải quan. Ngồi ra, cũng cần tính đến mức độ gian khổ và
điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm của cán bộ công chức hải quan, nhất là các
những người làm việc tại các chi cục cửa khẩu biên giới vùng sâu vùng xa.
9 Về Tuyển dụng và Lựa chọn Nhân sự : Các thủ tục tuyển dụng và lựa chọn nhân sự cần dựa trên năng lực thực tế cũng như tập trung lựa chọn các cán bộ liêm khiết, có năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ hay có trình độ học vấn. Các thủ tục hành chính liên quan đến q trình tuyển dụng và thăng tiến phải công bằng, khách quan và khơng thiên vị. Tránh tình trạng cơng tác tuyển dụng và đề bạt bị chi phối bởi nạn tham nhũng hay quan hệ thân quen.
9 Về Luân chuyển cán bộ và Phân công công việc ngẫu nhiên: cần Tăng cường luân chuyển cán bộ có thể nâng cao đáng kể mức độ liêm chính.
9 Về Giáo dục - Đào tạo: Tăng cường đào tạo tại công sở đảm bảo tính quy củ. Tăng cường giáo dục và đào tạo nhằm củng cố thơng điệp liêm chính và chống tham
nhũng, nhất giáo dục cán bộ công chức hải quan thực hiện đúng ‘Tuyên ngôn phục vụ khách hàng’25 của ngành Hải quan.
9 Đánh giá kết quả làm việc: Cần thiết kế hệ thống đánh giá kết quả làm việc
sao cho có thể tối ưu hóa hiệu quả làm việc của cán bộ công chức hải quan về dài hạn. Cần tiến hành đánh giá kết quả làm việc một cách thường xuyên, đồng thời, các cán bộ quản lý cũng phải chịu trách nhiệm giải trình cho kết quả làm việc của nhân viên mình phụ trách và phải chủ động giải quyết các vấn đề về hiệu suất làm việc.
(9) Văn hoá Tổ chức và Tinh thần làm việc
Tham nhũng có nguy cơ xảy ra nhiều nhất trong các tổ chức mà tinh thần làm việc hay tinh thần đồng đội thấp và các cán bộ hải quan khơng có lịng tự hào về danh tiếng của cơ quan hải quan. Mức độ liêm chính sẽ được cải thiện khi tinh thần làm
việc cao, khi công tác quản lý nguồn nhân lực được xem là cơng bằng và khi có cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp thỏa đáng cho tất cả các cán bộ có kết quả làm việc tốt26. Cần coi liêm chính như trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.
(10) Mối quan hệ với Khu vực Tư nhân
Các nhóm khách hàng đóng một vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt tham nhũng. Vì vậy địi hỏi sự tham gia tích cực của các đối tác bên ngồi như các doanh nghiệp xuất/nhập khẩu, các hãng giao nhận và đại lý khai thuê hải quan đối với công tác này của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Bởi vậy, một chiến lược chống tham nhũng hiệu quả cần đảm bảo sự hỗ trợ chủ động và toàn tâm, toàn ý của khu vực doanh
nghiệp.
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan, Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu