NGHIÊN CỨU SƠ BỘ VÀ HIỆU CHỈNH THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 39 - 41)

Mục tiêu chính của giai đoạn này chính là hiệu chỉnh từ ngữ trong thang đo đƣợc dịch từ hai thang đo gốc cũng nhƣ đánh giá bảng câu hỏi đƣợc sử dụng có dễ hiểu khơng? Có gây hiểu lầm khơng? Có những từ ngữ “tối nghĩa” hay khơng? Có bị trùng ý khi đem khảo sát tại Việt Nam hay không? Tất cả những yêu cầu trên nhằm trả lời cho những câu hỏi: Ngƣời trả lời có hiểu câu hỏi hay khơng? Họ có thơng tin khơng? Họ có cung cấp thơng tin khơng? Thơng tin họ cung cấp có đúng là dữ liệu cần thu thập hay không?

Tại bƣớc này chúng ta sử dụng Dàn bài thảo luận (Phụ lục 3) kết hợp với bản nháp (các câu hỏi dựa trên thang đo sẳn có dịch ra tiếng Việt).

3.2.1. Thử lần thứ nhất (pretest hay α test)

Phỏng vấn 20 học viên tại lớp cao học Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM (K20), 10 nhân viên làm việc tại các chi nhánh của Công ty LG tại Việt Nam.

Hình thức: phỏng vấn trực diện (12 ngƣời), phỏng vấn qua điện thoại (gửi mail trƣớc) (10 ngƣời), phỏng vấn chỉ bằng mail (8 ngƣời).

Kết thúc lần thử này ta có Bản nháp cuối cùng (Phụ lục 4).

BẢNG 3.1 – SỐ LƢỢNG CÂU HỎI HIỆU CHỈNH

Lý do hiệu chỉnh lại Thang đo UWES Thang đo MLQ

Trùng nghĩa 0 (câu) 0 (câu)

Khó hiểu 0 (câu) 2 (câu)

Dễ hiểu nhƣng vòng vo 1 (câu) 3 (câu)

3.2.2. Thử lần thứ hai (β test)

Sau khi hiệu chỉnh lại từ ngữ, tóm gọn câu hỏi cho cô đọng và dễ hiểu nhất, ta tiếp tục phỏng vấn 10 nhân viên làm việc tại các chi nhánh của Công ty LG tại Việt Nam để kiểm tra lại bảng câu hỏi. Hình thức: phỏng vấn qua điện thoại (gửi mail trƣớc) (10 ngƣời).

Kết quả:

Nhƣ vậy, sau nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo ta không cần phải loại bỏ bất cứ câu hỏi nào, lãnh đạo mới về chất đƣợc đo lƣờng bằng thang đo MLQ

(Bass và Avolio, 1990) với 12 câu hỏi, sự gắn kết công việc đƣợc đo lƣờng bằng

thang đo UWES (Schaufeli và Bakker, 2003) với 17 câu hỏi.

3.2.3. Thiết kế thang đo

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “hoàn toàn phản đối” với câu phát biểu, lựa chọn 2 là “phản đối” với câu phát biểu, lựa chọn 3 là “trung dung” với câu phát biểu, lựa chọn 4 là “đồng ý” với câu phát biểu, lựa chọn 5 là “hoàn toàn đồng ý” với câu phát biểu.

3.2.4. Diễn đạt và mã hoá thang đo

Trên cơ sở bảng câu hỏi đã hiệu chỉnh cũng nhƣ thang đo Likert 5 điểm, ta diễn đạt và mã hoá thang đo nhƣ sau:

BẢNG 3.2 – MÃ HOÁ THANG ĐO

Lãnh đạo mới về chất: THANG ĐO MLQ (BASS VÀ AVOLIO, 1990) Mức độ đồng ý 1 – Hoàn toàn phản đối; 2 – Phản đối; 3 – Trung dung; 4 - Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý

1 (im1) Truyền đạt mệnh lệnh dễ hiểu 1 2 3 4 5

2 (im2) Đƣa ra các hình ảnh lơi cuốn về công việc 1 2 3 4 5

3 (im3) Giúp nhân viên tìm thấy ý nghĩa của công việc 1 2 3 4 5

4 (is1) Cho phép nhân viên suy nghĩ vấn đề cũ theo cách mới 1 2 3 4 5

5 (is2) Giúp nhân viên có phƣơng pháp / cách nhìn mới cho các vấn đề khó xử 1 2 3 4 5

6 (is3) Giúp nhân viên có ý tƣởng mà họ chƣa hề đặt vấn đề trƣớc đây 1 2 3 4 5

7 (ic1) Giúp nhân viên phát triển bản thân 1 2 3 4 5

8 (ic2) Cho nhân viên biết quản lý nghĩ gì với những việc mà họ đang làm 1 2 3 4 5

9 (ic3) Có quan tâm cá nhân đến các nhân viên bị cô lập 1 2 3 4 5

10 (ii1) Làm cho nhân viên thấy thoải mái khi làm việc chung 1 2 3 4 5

11 (ii2) Làm cho nhân viên tin tƣởng tuyệt đối 1 2 3 4 5

Sự gắn kết công việc: THANG ĐO UWES (SCHAUFELI VÀ BAKKER, 2003)

Mức độ đồng ý

13 (vi1) Thích đi làm việc mỗi khi thức dậy vào buổi sáng 1 2 3 4 5

14 (vi2) Tràn ngập năng lƣợng khi làm việc 1 2 3 4 5

15 (vi3) Ln bền chí cho dù mọi thứ diễn ra khơng sn sẻ 1 2 3 4 5

16 (vi4) Có thể tiếp tục làm việc trong thời gian dài 1 2 3 4 5

17 (vi5) Làm việc với tinh thần kiên cƣờng 1 2 3 4 5

18 (de1) Tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong cơng việc của mình 1 2 3 4 5

19 (de2) Say mê công việc 1 2 3 4 5

20 (de3) Tự hào về những gì mình làm 1 2 3 4 5

21 (de4) Xem công việc là thử thách 1 2 3 4 5

22 (de5) Cơng việc thơi thúc thực hiện nó 1 2 3 4 5

23 (de6) Công việc truyền cảm hứng cho bản thân 1 2 3 4 5

24 (ab1) Thấy thời gian trôi qua nhanh khi làm việc 1 2 3 4 5

25 (ab2) Quên mọi thứ xung quanh khi làm việc 1 2 3 4 5

26 (ab3) Hạnh phúc khi làm việc hết mình 1 2 3 4 5

27 (ab4) Đắm chìm trong cơng việc 1 2 3 4 5

28 (ab5) Bị cuốn theo công việc 1 2 3 4 5

29 (ab6) Thật khó tách khỏi cơng việc 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 39 - 41)