3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc
* Hiện nay, hoạt động TTQT và tài trợ XNK của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng và đang dần tạo lập được uy tín trên trường quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn đối với các ngân hàng là Việt Nam vẫn chưa có luật riêng về TTQT và tài trợ XNK, các quy định pháp lý về hoạt động này chưa thống nhất, chặt chẽ. Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan rất khó có căn cứ để xử lý chính xác và trong rất nhiều trường hợp các NHTM Việt Nam đã phải chịu thiệt hại cả về vật chất và uy tín. Vì vậy, Nhà nước và các bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần hồn thiện mơi trường luật pháp trong nghiệp vụ TTQT và tài trợ XNK của các NHTM Việt Nam mà trước hết là các quy định pháp lý về trách nhiệm của các bên liên quan trong nước trong việc thực hiện các quy ước, quy tắc TTQT; quy định về phương pháp xử lý khi có xung đột giữa UCP 600 và luật pháp Việt Nam; xử lý trách nhiệm khi có tranh chấp hoặc thiệt hại…
* Cần có một khung pháp lý thật sự hoàn thiện hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ mới của ngân hàng như ban hành luật về hối phiếu, luật về mua bán các chứng từ có giá trong hoạt động ngoại thương, sớm ban hành luật thanh toán và luật giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thanh tốn.
* Chính phủ cần mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới, mở rộng thị phần tới các thị trường mới, từ đó thúc đẩy hoạt động XNK của doanh nghiệp trong nước. Tăng cường ký kết các hiệp định song phương và đa phương, để giành các ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia các điều ước quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về dịch vụ ngân hàng.
tăng cường các hoạt động cung cấp thơng tin cho các doanh nghiệp; nên đóng vai trị như là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các đối tác mới, giúp họ mở rộng hơn nữa các hoạt động XNK.
* Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống mạng để đáp ứng nhu cầu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM Việt Nam, đây là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích về sự nhanh chóng, an tồn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển thanh toán qua ngân hàng.
* Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cũng cần phải lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu những bất lợi về pháp lý của quốc gia nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro, tránh XK theo LC mà NH mở/người mở khơng có khả năng thanh tốn, thanh tốn LC NK với bộ chứng từ giả….