Trong giao dịch LC xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84)

3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BIDV

3.1.5.2 Trong giao dịch LC xuất khẩu

* Trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ LC xuất khẩu, ngân hàng cần thực hiện kiểm tra thực tế xuất khẩu hàng hóa qua các chứng từ và bên thứ ba liên quan như: tờ khai xuất khẩu hàng hóa, cơ quan giám định chất lượng, đặc biệt là hãng vận chuyển để đảm bảo hàng hóa thực xuất trước khi tiến hành chiết khấu.

3.1.6 Giải pháp phịng ngừa rủi ro từ phía quốc gia ngƣờ i mở LC nhƣ : chiến tranh, đình công, cấm vâ ̣n, pháp lệnh từ tòa án...

* Hạn chế các giao dịch LC có liên quan đến các quốc gia có rào chắn khắt khe

về thương mại quốc tế, ngoại hối hoặc bị cấm vận, khủng hoảng kinh tế.

* Cung cấp cho khách hàng bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia cho các nước trên thế giới (nguồn thơng tin từ các tạp chí Euromoney, Institutional Investor,…);

địa chỉ khách hàng có thể truy cập trên mạng Internet để nắm thông tin: trang web của OFAC (Văn phòng Quản lý nợ và Tài sản nước ngồi thuộc Bộ Tài Chính Mỹ) – http://www.treas.gov/offices/enforcement/ofac/sanctions.

* Cung cấp cho khách hàng danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong thanh toán từng thời kỳ.

* Mở rộng quan hệ đại lý: Trên cơ sở quan hệ đại lý rộng rãi với các NH lớn trên

thế giới có thể áp dụng các mức phí ưu đãi đối với khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài trợ trong TTQT cũng như tư vấn cho khách hàng vay bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. Do các NH lớn trên thế giới đã có bước đi trước các NH Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực nên mở rộng mối quan hệ này có nhiều lợi ích:

- Cung cấp các dịch vụ và tiện ích NH cho các NH Việt Nam trong các lĩnh vực về thanh tốn, thơng tin liên lạc.

- Cung cấp thơng tin khách hàng nơi các NH đó đặt trụ sở hoặc có chi nhánh.

- Thiết lập các mối quan hệ thanh toán song phương: ứng với mỗi loại ngoại tệ mạnh sẽ có một trung tâm thanh tốn. Khi NH thiết lập được các mối quan hệ về tài khoản với NH thuộc những trung tâm thanh tốn đó thì việc thanh tốn sẽ được thực hiện trực tiếp, khơng phải qua các NH trung gian khác.

- Ðược sự hỗ trợ của NH đại lý trong công tác nhân sự, đào tạo.

- Ðược cấp hạn mức tín dụng: hạn mức tín dụng được cấp bởi các NH nước ngồi cho các NH Việt Nam mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Ðược cấp hạn mức cũng đồng nghĩa với uy tín của NH đã được nâng cấp một bước. Hạn mức sử dụng thường xuyên cho các dịch vụ TTQT như xác nhận tín dụng thư, tài trợ thanh tốn. Hạn mức cũng được sử dụng cho các khoản vay tín chấp, ngắn hạn. Hạn mức được cấp càng lớn, NH càng có điều kiện mở rộng TTQT và tài trợ XNK.

* Phịng quan hệ đại lý BIDV cần thường xun tìm hiểu thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị các quốc gia trên thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ hệ thống ngân hàng đại lý nhằm ki ̣p thời câ ̣p nhâ ̣t các tin tức liên quan ảnh

hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng TTQT phổ biến trên trang we b nô ̣i bô ̣ của BIDV hoă ̣c khi cần thông báo bằng văn bản để các chi nhánh có thể tham khảo , phòng ngừa rủi ro này. * Phòng quan hệ đại lý BIDV cần thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình tài chính của các ngân hàng trên thế giới, đánh giá năng lực tài chính, xu hướng phát triển của họ, từ đó lập bảng danh sách các ngân hàng , phân loại các ngân hàng theo năng lực, triển vo ̣ng phát triển hoă ̣c theo mức đô ̣ rủi ro trong từng giai đoa ̣n và cung cấp danh sách này cho các chi nhánh BIDV . Đặc biệt lưu ý các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài nào có dấu hiê ̣u xấu như kinh doanh thua lỡ , có dấu hiệu phá sản hoă ̣c đã phá sản để các chi nhánh BIDV có thể phòng ngừa rủi ro này.

* Có thể học tập kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro của ngân hàng JP .Morgan Chase (xem chương 1) như khi thực hiê ̣n đòi tiền hàng xuất theo LC , nếu NHPH có nhiều dấu hiệu rủi ro thì nên tư vấn cho người hưởng yêu cầu mô ̣t ngân hàng lớn , uy tín khác xác nhâ ̣n LC để nếu không được thanh toán bởi NHPH sẽ được ngân hàng xác nhâ ̣n thanh toán thay.

3.1.7 Một số giải pháp khác

* Giải pháp trích lập dự phịng rủi ro trong TTQT: Bất cứ hoạt động sinh lợi nào đều tiềm ẩn rủi ro, khơng thể nói rằng khơng thể phát sinh rủi ro trong quá trình hoạt động. Tuy việc nhận biết và phịng ngừa rủi ro là yếu tố quan tâm hàng đầu trong hoạt động TTQT, nhưng đồng thời phải có biện pháp khắc phục trong trường hợp rủi ro xảy ra. Trích lập dự phịng rủi ro là một trong những biện pháp khả thi giúp chi nhánh bù đắp thiệt hại phát sinh . BIDV cần xây dựng quy trình trích lập, tỷ lệ trích lập cụ thể của từng nhóm phân loại LC và quy trình hoạt động của quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT để đảm bảo quỹ phòng ngừa rủi ro phát huy tác dụng, hỗ trợ chi nhánh một cách tốt nhất khi gặp phải rủi ro TTQT.

* Xây dựng và điều chỉnh mức kí quỹ mở LC theo hướng gia tăng kí quỹ đối với các khách hàng có uy tín thấp, mới quan hệ lần đầu, các giao dịch có giá trị l ớn và các giao dịch nhập khẩu các mặt hàng chuyên dụng khó tiêu thụ trên thị trường nhằm ha ̣n chế trách nhiê ̣m của ngân hàng trong viê ̣c cam kết thanh toán .

* Kí kết hợp đồng với các cơng ty bảo hiểm về việc mua bảo hiểm rủi ro đ ối với các giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch có thể nhìn thấy rủi ro ngay từ lúc đầu là cách san sẻ tổn thất, hạn chế thiệt hại khi phát sinh rủi ro.

* Căn cứ mức độ tổn thất và tính chất vi phạm dẫn đến rủi ro của các đối tượng liên quan (vơ tình hay cố ý), có thể phê bình, kỷ luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm hạn chế rủi ro tương tự xảy ra trong tương lai hay bù đắp phần nào thiệt hại phát sinh.

* Đối với rủi ro do các vấn đề về tình hình kinh doanh /khả năng tài chính, thiê ̣n chí của người mở LC, biện pháp giảm thiểu thiệt hại như sau:

Trường hợp khách hàng chậm thanh toán : Cán bộ BIDV cần nhận thức rõ trách nhiê ̣m của NHPH phải thanh toán LC đúng ha ̣n theo thông lê ̣ quốc tế và mức đô ̣ thiê ̣t ha ̣i uy tín cao cho BIDV khi châ ̣m trễ thanh toán . Bộ phận tín dụng và bộ phận TTQT cần phối hơ ̣p chă ̣t chẽ để nhắc nhở khách hàng thanh toán và tìm mo ̣i cách có thể như sự can thiê ̣p của các cấp lãnh đa ̣o cao hơn hoă ̣c thực hiê ̣n giải ngân bắt b ̣c để kịp thanh tốn LC. Có thể thiết lập và cho phép cán bộ nghiệp vụ TTQT sử dụng quyền trích trước vốn của ngân hàng để kịp thanh tốn LC để đảm bảo uy tín của ngân hàng rồi sau đó xử lý nội bộ ngân hàng hay khách hàng trong nước sau.

Trường hợp chậm thanh toán do khan hiếm một loại ngoại tệ nào đó dẫn đến khơng kịp chuẩn bị và có thể chậm thanh toán LC: có thể nhanh chóng yêu cầu

người mua hay tự liên hệ với người thụ hưởng thương lượng về việc thay đổi ngoại tệ ít khan hiếm hơn để kịp thanh tốn đúng hạn. Muốn vậy trước đó cần thiết lập và hướng dẫn cán bộ nghiệp vụ cách thức thực hiện chuyển đổi ngoại tệ thanh toán LC trong các trường hợp cấp bách. Trên thực tế, vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế, tình trạng khan hiếm đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác thường xảy ra nên đây là cách hữu hiệu có thể hạn chế rủi ro chậm thanh tốn.

Trường hợp khách hàng từ chối hay mất khả năng thanh toán:

bảo quản, giám sát các lô hàng, tài sản thế chấp khác... Đưa ra toà án kinh tế, bán tài sản thế chấp thu hồi nợ như cam kết ban đầu khi mở LC của khách hàng.

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc

* Hiện nay, hoạt động TTQT và tài trợ XNK của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng và đang dần tạo lập được uy tín trên trường quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn đối với các ngân hàng là Việt Nam vẫn chưa có luật riêng về TTQT và tài trợ XNK, các quy định pháp lý về hoạt động này chưa thống nhất, chặt chẽ. Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan rất khó có căn cứ để xử lý chính xác và trong rất nhiều trường hợp các NHTM Việt Nam đã phải chịu thiệt hại cả về vật chất và uy tín. Vì vậy, Nhà nước và các bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần hồn thiện mơi trường luật pháp trong nghiệp vụ TTQT và tài trợ XNK của các NHTM Việt Nam mà trước hết là các quy định pháp lý về trách nhiệm của các bên liên quan trong nước trong việc thực hiện các quy ước, quy tắc TTQT; quy định về phương pháp xử lý khi có xung đột giữa UCP 600 và luật pháp Việt Nam; xử lý trách nhiệm khi có tranh chấp hoặc thiệt hại…

* Cần có một khung pháp lý thật sự hoàn thiện hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ mới của ngân hàng như ban hành luật về hối phiếu, luật về mua bán các chứng từ có giá trong hoạt động ngoại thương, sớm ban hành luật thanh toán và luật giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thanh tốn.

* Chính phủ cần mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới, mở rộng thị phần tới các thị trường mới, từ đó thúc đẩy hoạt động XNK của doanh nghiệp trong nước. Tăng cường ký kết các hiệp định song phương và đa phương, để giành các ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia các điều ước quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về dịch vụ ngân hàng.

tăng cường các hoạt động cung cấp thơng tin cho các doanh nghiệp; nên đóng vai trị như là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các đối tác mới, giúp họ mở rộng hơn nữa các hoạt động XNK.

* Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống mạng để đáp ứng nhu cầu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM Việt Nam, đây là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích về sự nhanh chóng, an toàn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển thanh toán qua ngân hàng.

* Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cũng cần phải lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu những bất lợi về pháp lý của quốc gia nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro, tránh XK theo LC mà NH mở/người mở khơng có khả năng thanh tốn, thanh tốn LC NK với bộ chứng từ giả….

3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

* Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc kiểm tra, giám sát các NH, hạn chế tình trạng mở LC tràn lan nhưng khơng có khả năng thanh tốn, làm giảm uy tín của các ngân hàng Việt Nam nói chung.

* Cần có dự trữ ngoại tệ tương ứng với kim ngạch XNK để các NHTM có thể

mua được dễ dàng hơn trên thị trường liên ngân hàng, phục vụ cho việc thanh toán LC, tránh kéo dài thời hạn phải thanh tốn phải chịu những chi phí phát sinh, làm giảm uy tín NHTM Việt Nam trong thanh toán TDCT.

* Nên chủ động phối hợp với phòng thương mại và các ngân hàng nước ngồi có tiếng trên thế giới thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT như về phương thức TDCT để truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Tại các hội thảo đó, nên mời các chuyên gia về TTQT, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngồi những kiến thức chun sâu thì các chuyên gia cũng sẽ trình bày những trường hợp rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra rồi cùng nhau tranh luận, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp thích hợp để hạn chế rủi ro.

* Cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các NHTM. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) của ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, thu thập, cung cấp các thông tin đầy đủ và đa dạng hơn cũng như dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xảy ra. CIC cũng cần cập nhật thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong nước và quốc tế để lưu ý tất các cả các NHTM tham gia hoạt động TTQT. Ngân hàng nhà nước nên yêu cầu tất cả các NHTM Việt Nam tham gia vào trung tâm này để vừa cung cấp thông tin cho trung tâm vừa thu thập thơng tin có ích từ trung tâm nhằm hạn chế rủi ro. Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thơng tin của các tổ chức tín dụng, bảo đảm lượng thơng tin đầu vào an tồn, chính xác, kịp thời, NHNH cần có biện pháp xử lý hành chính kịp thời đối với các TCTD khơng chấp hành đúng các quy định của NHNN về cung cấp thông tin báo cáo.

* Đổi mới cơ bản và tồn diện cơng tác thanh tra của NHNN, giám sát hoạt động của các NHTM phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, để sớm phát hiện sai sót và có hướng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

* Xây dựng những hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình hình kinh tế, tỷ giá, lãi suất để hỗ trợ hiệu quả cho các NHTM tham gia hoạt động TTQT tránh được những rủi ro này và cần hoàn thiện thị trường tài chính để áp dụng phổ biến các cơng cụ của chính sách tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại cho BIDV khi thực hiện thanh toán bằng phương thức TDCT trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân rủi ro cũng như những kết quả và hạn chế trong quản trị rủi ro TTQT bằng phương thức TDCT tại BIDV ở Chương 2, Chương 3 đề ra những giải pháp tương ứng phù hợp nhất có thể ứng dụng đối với đặc điểm hoạt động của BIDV.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ các NHTM nói chung và BIDV nói riêng có thể phịng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động TTQT, kinh doanh ngoại thương ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù song song cùng tồn tại. Vì vậy kiểm sốt, phịng ngừa và hạn chế rủi ro nói chung, rủi ro trong phương thức TDCT nói riêng ln là vấn đề thu hút sự quan tâm của Ban Lãnh đạo BIDV. BIDV đã không ngừng phấn đấu đi lên, luôn sẵn sàng nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức để phát triển ngày càng vững mạnh.

Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân rủi ro, một hệ thống các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT đã được đề xuất như các giải pháp về nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro TTQT…

Bên cạnh đó, luận văn cịn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)