Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong TTQT đối với đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 84)

3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BIDV

3.1.3.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong TTQT đối với đội ngũ cán

quản trị, điều hành các cấp

Đội ngũ các cán bộ quản trị, điều hành trong ngân hàng chính là những người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước cổ đơng và tồn bộ Ngân hàng về kết quả kinh doanh và tình trạng rủi ro của Ngân hàng, do vậy những cán bộ này khơng thể khơng có kiến thức và năng lực quản trị rủi ro.

Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của cán bộ quản trị điều hành một cách tốt nhất trong giai đoạn hiện nay vẫn kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với tư vấn (từ đội ngũ tư vấn riêng của ngân hàng hoặc thuê chuyên gia từ các định chế tài chính quốc tế có uy tín). Mở riêng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với trình độ nâng cao dần cho các cán bộ điều hành các cấp với phương pháp và học liệu riêng phù hợp. Về lâu dài, BIDV nên đưa yêu cầu về năng lực quản trị rủi ro như một kiến thức bắt buộc để được lựa chọn, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong toàn hệ thống BIDV.

3.1.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT

Để thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong nội bộ của mình, BIDV cần chú trọng tới các công việc:

- Xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm sốt tình hình chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và tuân thủ nguyên tắc kiểm soát nội bộ, áp dụng các biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, bộ phận chấp hành tốt và ngược lại cũng có những hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

- Cần hình thành mơ hình đào tạo thường xuyên và kiểm tra chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ của Ngân hàng. Đào tạo kiểm toán viên nội bộ nên tiến hành trên các lĩnh vực: kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, kiến thức về kinh tế, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán, kiến thức ngoại ngữ tin học, kỹ năng kiểm toán… Cán bộ trước khi làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ phải làm công tác TTQT và tài trợ XNK một thời gian để nắm bắt thực tế.

- Ban Lãnh đạo ngân hàng cần có quy chế cụ thể cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trang bị đầy đủ phương tiện làm việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ các văn bản, chế độ liên quan đến từng mảng nghiệp vụ.

- Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được phối hợp hiệu quả với công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan giám sát ngân hàng, như vậy BIDV vừa nâng cao được tính an tồn trong nghiệp vụ vừa đảm bảo không vi phạm vào những quy định của NHNN và của Chính phủ.

3.1.4 Giải pháp phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân từ phía nhà nhập khẩu

* Có chiến lược thu hút khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tình hình SXKD hiệu quả, doanh số hoạt động TTQT cao, có uy tín trong hoạt động TTQT như thanh toán đúng hạn, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp. Quan hệ với các khách hàng này sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong giao dịch TTQT, nhất là trong phương thức thanh tốn TDCT.

* Thẩm định tình hình tài chính của nhà nhập khẩu (người mở LC) cũng như tính khả thi của lơ hàng nhập khẩu một cách thận trọng, giúp ngân hàng có thể xây dựng chính xác hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng (bao gồm hạn mức bảo lãnh và mở LC) và mức ký quỹ hợp lý cho từng khách hàng.

* Việc đánh giá và thẩm định tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp cần phải tiến hành định kỳ thường xuyên . Định kỳ, kiểm tra giám sát tình hình kinh doanh củ a khách hàng để có thể hạn chế rủi ro trong trường hợp tình hình kinh doanh của khách hàng xấu đi/mất khả năng thanh toán.

* Về việc xây dựng mức ký quỹ hợp lý cho doanh nghiệp cần phải thực hiê ̣n thận trọng và hợp lý vì nếu không sẽ bị mất khách hàng. Nếu mức ký quỹ đưa ra quá cao có thể ngân hàng sẽ có lợi nhưng người mở LC sẽ gặp khó khăn, họ sẽ khơng đồng ý và chuyển sang hoạt động tại ngân hàng khác với mức ký quỹ thấp hơn. Để đưa ra định mức ký quỹ cho từng khách hàng, BIDV cần dựa vào các yếu tố sau đây:

Một là uy tín và khả năng thanh tốn của nhà nhập khẩu

Nếu khách hàng có uy tín tốt trong quan hệ tín dụng và lịch sử thanh toán, sẵn sàng chấp nhận bất hợp lệ của bộ chứng từ và đồng ý thanh tốn vì mục đích nhận hàng thì BIDV có thể đưa ra mức ký quỹ thấp từ 5% – 10%. Đối với những khách hàng được xếp loại tín dụng rất tốt có thể khơng cần ký quỹ khi mở L/C. Tuy nhiên, nếu khách hàng lần đầu tiên quan hệ mở L/C với ngân hàng, BIDV chưa nắm rõ tình hình tài chính của họ thì phải yêu cầu ký quỹ 100% hoặc phải có tài sản đảm bảo hoặc được bên thứ ba có uy tín bảo lãnh. Đồng thời, BIDV cũng nên cam kết với khách hàng nếu sau khi đã đánh giá được tình hình tài

chính doanh nghiệp là tốt và quan hệ thanh tốn của họ tốt hơn thì BIDV sẽ giảm dần mức ký quỹ xuống phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Có như vậy, BIDV mới duy trì mối quan hệ lâu dài đối với nhiều loại khách hàng mới cũng như cũ.

Hai là xem xét nội dung thư tín dụng

Trước khi phát hành LC, cán bộ TTQT cần xem kỹ các điều kiện trong giấy đề nghị phát hành LC của khách hàng. Nếu các điều kiện này mâu thuẫn với hợp đồng ngoại thương phải xác nhận lại với khách hàng. Nếu các điều kiện không rõ ràng nhân viên TTQT làm rõ với khách hàng các vấn đề trước khi phát hành LC, không ghi những điều khoản không hiểu rõ vào thư tín dụng. Trường hợp đã cảnh báo rủi ro mà khách hàng vẫn yêu cầu mở theo ý họ, yêu cầu mức ký quỹ cao lên đến 100% trị giá LC tuỳ vào mức độ rủi ro.

Ba là khả năng tiêu thụ hàng hóa

BIDV có thể căn cứ vào loại hàng hóa nhập khẩu để xác định mức ký quỹ mở LC. Ngân hàng phải xác định được mặt hàng nhập khẩu là hàng hóa có thể tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay kém, thị phần của nó trên thị trường, giá cả ổn định hay biến động, tiêu thụ thường xuyên hay theo thời vụ. Như vậy, BIDV mới có thể loại trừ được những rủi ro ảnh hưởng từ hàng hóa nhập khẩu.

Bốn là hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập khẩu

Khi xác định mức ký quỹ cho lô hàng, BIDV cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập khẩu. Định mức ký quỹ phải cao hơn tỷ suất lợi nhuận mà lơ hàng mang lại bởi vì giá chuyển nhượng lô hàng bao giờ cũng thấp hơn tổng trị giá lô hàng nhập khẩu về.

Năm là xem xét rủi ro về tỷ giá

Trong những thời kỳ tỷ giá tăng nhanh, ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá, tỷ lệ điều chỉnh tương xứng với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền dự kiến trong thời gian tới. Mức ký quỹ hợp lý sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro về tỷ giá, nhất là trong những thời kỳ mà tỷ giá thay đổi mạnh theo

hướng khơng có lợi cho ngân hàng.

Trên đây là một số yếu tố quan trọng trong việc xác định mức ký quỹ hợp lý. Ngồi ra, ngân hàng cịn phải dựa trên nhiều yếu tố khác để đưa ra định mức ký quỹ hợp lý cho khách hàng như: nguồn tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thứ ba cho khách hàng, nguồn ngoại tệ của khách hàng, tổng phí sử dụng dịch vụ thu được từ khách hàng …

* Đối với các LC nhâ ̣p khẩu thanh tốn bằng vớn vay ngân hàng, viê ̣c thực hiê ̣n tốt công tác thẩm tra năng lực hoa ̣t đơ ̣ng của doanh nghiê ̣p , tính khả thi của phương án kinh doanh là nhằm để thu hồi vốn tài trợ mô ̣t cách thuâ ̣n lợi nhất . Trong trườ ng hơ ̣p vốn vay được thế chấp bằng tài sản hoă ̣c hàng hóa xuất nhâ ̣p khẩu , công tác kiểm tra giá tri ̣ thực tế của tài sản hay tính chính xác về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản là vô cùng quan tro ̣ng.

* Tổ chứ c các buổi hội thảo về hoạt động TTQT , kinh doanh xuất nhâ ̣p khẩu trong đó mời các khách hàng là nhà xuất nhâ ̣p khẩu tham gia vừa thông qua đó có thể nắm bắt thông tin , nguyê ̣n vo ̣ng của doanh nghiê ̣p để phu ̣c vu ̣ tiếp thi ̣ đồng thời có thể hỗ trơ ̣ các cán bô ̣ của doanh nghiê ̣p nâng cao kiến thực và kinh nghiê ̣m trong giao di ̣ch như cách soa ̣n thảo mô ̣t hợp đồng thương ma ̣i , pháp luật về hợp đồng thương ma ̣i, kiến thức về mua bảo hiểm, incoterms 2000, thông lê ̣ quốc tế về LC...

* Trong điều kiện sự cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay rất gay gắt thì BIDV phải chú trọng đến cơng tác tiếp thị nhiều hơn nữa. BIDV cần tăng cường công tác tiếp thị, tổ chức hoạt động Marketing khoa học và bài bản để làm thế nào tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả nhất và xây dựng được cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để thu hút họ, tạo mối quan hệ tốt và có chính sách chăm sóc các khách hàng này thường xuyên nhằm giữ chân khách hàng hoạt động lâu dài tại BIDV.

* BIDV cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp giữa các phịng ban trong hoạt động tiếp thị như phòng QHKHDN, phòng Nguồn Vốn, phòng TTQT, Phòng Dịch Vụ Khách Hàng. Vì các khách hàng thường mong muốn có

được sự tiện lợi khi chọn giao dịch với một ngân hàng chẳng hạn khi chọn dịch vụ thanh tốn LC ở BIDV, có thể được vay với lãi suất ưu đãi, được hỗ trợ về đảm bảo nguồn ngoại tệ thanh toán cũng như sử dụng các dịch vụ tiền gửi…Về phía ngân hàng, các phịng ban khác nhau có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, việc phối hợp các phòng hiệu quả sẽ giúp tận dụng tối đa việc cung cấp nhiều dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, tăng tiện lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ và được tư vấn trọn gói.

* Cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích cụ thể đối với các khách hàng có giao dịch TTQT thường xun, uy tín, doanh số cao, và đem lại mức phí dịch vụ ổn định cho BIDV. Chẳng hạn như giảm mức phí áp dụng, mức ký quỹ, lãi suất cho vay, ưu tiên nguồn ngoại tệ khi đến hạn thanh toán…

* Bên cạnh đó , một vấn đề cũng tương đối quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng là cần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên BIDV chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, “vui lịng khách đến, vừa lịng khách đi”. Chẳng hạn tập huấn nhân viên về dịch vụ khách hàng, tổ chức và tăng cường giám sát chặt chẽ việc phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng về nhiều mặt như trang phục, trang điểm, vệ sinh, thái độ phục vụ khách hàng. Đây là điểm BIDV cịn nhiều thiếu sót và kém cạnh tranh so với một số NHTM khác ở Việt Nam.

3.1.5 Giải pháp phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân từ phía ngƣời thụ hƣởng

3.1.5.1 Trong giao dịch LC nhập khẩu:

* Tham gia tư vấn khách hàng (nhà nhập khẩu) ngay từ giai đoạn đầu tiên của thương vụ. Các nội dung cơ bản của công tác tư vấn khách hàng bao gồm:

- Tư vấn khi khách hàng ký kết hợp đồng ngoại thương sao cho có hiệu quả cao, tránh phát sinh các tranh chấp kiện tụng; tư vấn để khách hàng lựa chọn phương thức TTQT, đồng tiền thanh tốn, điều kiện ngoại thương phù hợp, có lợi nhất.

- Cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tập quán quốc tế, luật pháp quốc tế, tình hình tài chính của các cơng ty trong nước và quốc tế để cung cấp thông tin, tư vấn khi khách hàng có nhu cầu.

- Tư vấn cụ thể cho từng thương vụ ngoại thương về các tập quán trong thanh toán của nước đối tác, trách nhiệm và quyền hạn của nhà nhập khẩu và NH, cách kiểm tra nội dung L/C, cách thức ứng xử khi thực hiện L/C đã mở, biện pháp giảm rủi ro trong thực hiện L/C.

* Để kịp thời phát hiện các trường hợp giả mạo chứng từ , ngân hàng cần phối hợp với khách hàng (nhà nhập khẩu) tích cực theo dõi nguồn hàng về, kiểm tra thông tin trên vận đơn với hãng tàu, các chứng từ của bên thứ 3 phải được cấp bởi các bên có thẩm quyền, có uy tín (chẳng hạn như Hố đơn thương mại địi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phịng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự; Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu; Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)