BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ TTQT bao gồm TTTM, chuyển tiền quốc tế và thanh toán biên mậu. Trong giai đoạn 2006 – 2008, hoạt động TTTM tăng trưởng đều qua các năm. Sang năm 2009 – 2010, doanh số từ mảng này có phần suy giảm do khó khăn chung của nền kinh tế. Để hỗ trợ phát triển hoạt động này, BIDV đã mở rộng các hình thức thanh tốn (LC, nhờ thu, TTR và TradeCard), thủ tục và hồ sơ chiết khấu đơn giản hóa, các quy định về chiết khấu được chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của các khách hàng bảo đảm tính cạnh tranh. Cơng tác bán hàng, tư vấn sản phẩm tài trợ xuất khẩu được các chi nhánh chú trọng đẩy mạnh tới KH…
Biểu đờ 01: Doanh số thanh tốn XNK và thu phí TTTM của BIDV giai đoạn 2006-2011
* Tình hình thanh tốn bằng phương thức TDCT:
Trong các phương thức TTQT, phương thức TDCT ln đóng vai trị chủ đạo. Sử dụng phương thức này, nhà XNK không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà cịn được hưởng nhiều hình thức tài trợ từ các ngân hàng, tăng tính an tồn, hiệu quả của thương vụ. Vì vậy, doanh số thanh tốn TDCT ln chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số TTQT của các NHTM, cụ thể như sau:
Bảng 02: Doanh số thanh toán bằng TDCT tại BIDV năm 2009 – 2011 Đơn vị: Tỷ USD
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
TDCT 3.74 63% 3.18 60% 3.64 61%
Nhờ thu 2.20 37% 2.13 40% 2.33 39%
Tổng doanh số thanh
toán (Trừ CTQT) 5.94 100% 5.31 100% 5.97 100%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTN&TTTM BIDV năm 2009-2011)
Qua bảng ta thấy, doanh số theo phương thức TDCT luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình chiếm 61% tỷ trọng trong tổng doanh số TTQT. Điều này cho thấy, phương thức TDCT là một phương thức thanh toán ưu việt mà các doanh nghiệp XNK thường xuyên sử dụng. Hoạt động TTQT nói chung và thanh tốn TDCT nói riêng ở BIDV có xu hướng tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong hoạt động TTQT.
Bảng 03: Thu phí theo phƣơng thức TDCT tại BIDV năm 2009 – 2011 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Phí Tỷ trọng Phí Tỷ trọng Phí Tỷ trọng
TDCT 164 71% 166 73% 199 75%
Nhờ thu 68 29% 61 27% 66 25%
Tổng phí TTTM (Trừ CTQT)
232 100% 227 100% 265 100%
Thu nhập từ thanh toán TDCT của BIDV vẫn giữ được đà tăng về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng thu phí TTTM của BIDV (khơng bao gồm chuyển tiền quốc tế).
Hiện tại, BIDV đang từng bước nâng cao được uy tín trong nước và quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ TTQT bằng TDCT. Các khách hàng của BIDV đa phần là các tập đoàn, tổng công ty lớn như TCT Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), TCT Dầu Việt Nam (PVOIL), TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Cơng ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)… Ngồi ra, BIDV cịn cung cấp dịch vụ cho các ĐCTC như Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank), Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (Lao Viet Bank), Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank)…
2.2.2 Tổ chức thực hiện giao dịch TTQT
Hiện nay, BIDV đã có một trung tâm riêng có tên gọi là Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại nhằm thực hiện các chức năng tập trung hóa xử lý tác nghiệp nghiệp vụ TTQT cho toàn hệ thống bao gồm xử lý tác nghiệp các giao dịch TTTM của các chi nhánh và hội sở chính, giao dịch của các định chế tài chính; giải đáp, tư vấn nghiệp vụ cho các chi nhánh; hỗ trợ phát triển sản phẩm; nghiên cứu phát triển và xây dựng quy trình nghiệp vụ TTTM cho tồn hệ thống.
Với các phòng chức năng, các hoạt động về quản lý và xử lý nghiệp vụ đang được triển khai một cách nhất quán. Các tổ, nhóm phụ trách từng mảng nghiệp vụ theo hướng chuyên môn hóa như tổ xuất khẩu, tổ phát hành thư tín dụng, tổ kiểm tra chứng từ nhập khẩu… đã được xây dựng nhằm tăng cường sự sát sao, an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hiện nay, Trung tâm có ba phòng, gồm hai phòng ở Hà Nội và một phòng ở TP.HCM (Sơ đồ tổ chức Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương
mại BIDV xem Phụ lục 02).
Những kết quả đạt được:
+ Hết năm 2011, Trung tâm đã tập trung xử lý giao dịch cho 100% các chi nhánh trong hệ thống. Số lượng giao dịch đạt 160.000 giao dịch tương đương với năm 2010, với doanh số thanh toán XNK (chưa tính phương thức chuyển tiền) đạt gần 6.000 triệu USD, trong đó doanh số XK đạt khoảng 2.000 triệu USD, tăng trưởng
39% so với năm 2010, doanh số NK đạt khoảng 4.000 triệu USD. Phí TTTM đạt khoảng 265 tỷ VND, tăng 16.7% so với năm 2010.
+ Công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho khách hàng của các chi nhánh tại đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên thông qua dịch vụ xuất trình trực tiếp tại Trung tâm đặt tại TP.HCM tiếp tục được đẩy mạnh với doanh số đạt gần 50 triệu USD.
+ Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm soát rủi ro tác nghiệp được đẩy mạnh: Sai sót tác nghiệp giảm 50% so với 2010. Hoạt động tác nghiệp TTTM năm 2011 không xảy ra rủi ro.
+ Tốc độ thực hiện các giao dịch đã đạt tiêu chí chuyên nghiệp, thể hiện qua kết quả thời gian xử lý giao dịch giảm 10% so với năm 2010. Các giao dịch được Trung tâm xử lý nhanh, đảm bảo chất lượng và đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.
+ Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các sản phẩm như Forfaiting, GSM102, dịch vụ hỗ trợ khách hàng hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu, CAD…
Như vậy, với mơ hình này, hoạt động TTTM tại các chi nhánh có điều kiện phát triển theo hướng tiếp cận gần hơn với khách hàng, tập trung vào chức năng chính là đầu mối tiếp thị, chào bán sản phẩm; tìm hiểu, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu TTTM của khách hàng; tiếp nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng; từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác để thu hút ngày càng nhiều các khách hàng sử dụng các dịch vụ của BIDV. Năm 2012, BIDV vinh dự được nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất năm 2012” do Euromoney bình chọn. Những kết quả khả quan đạt được như trên đã thể hiện và dần khẳng định được hướng đi đúng đắn của BIDV trong việc xây dựng một mơ hình phù hợp cho hoạt động tài trợ thương mại, gắn liền giữa tình hình thực tiễn của Ngân hàng với xu thế phát triển chung trên thế giới.