Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 31 - 35)

Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý trong giai đoạn hiện nay

Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ là tập hợp các yếu tố, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá chất lượng đội ngũ này trên thực tế. Bao gồm các yếu tố sau:

Về số lượng: Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản

lý chủ chốt là nữ của các cơ quan, đơn vị đảm bảo theo quy định.

Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành, tại Điều 10 điểm a quy định “Bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng” và trong các hướng dẫn đã đưa ra chỉ số là đảm bảo tỉ lệ nữ 30%. Tuy nhiên, thực tế Quốc hội khóa XI (2002-2007) đạt 27,31%; Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) đạt 25,7%; Nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24.4%; Nhiệm kỳ Quốc Hội khóa VIV (2016-2021) đạt 27,08%. Đặc biệt tại Nghị quyết 11- NQ/TW đã đánh giá “phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỉ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt ở một số lĩnh vực, tỉ lệ cán bộ nữ sụt giảm”. Từ tình hình đó, Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu năm 2020 bằng những tỉ lệ cơ cấu số lượng cụ thể là:

Cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp mục tiêu bình đẳng giới .

Đây cũng là định hướng chỉ đạo của Đảng ta để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ nữ được quan tâm phát huy và cũng là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nữ của từng cơ quan, đơn vị.

Về cơ cấu: Đảm bảo có cán bộ nữ diện BTV Huyện ủy quản lý ở tất cả các khối: Đảng, nhà nước,mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, xã, thị trấn và đơn vị trực thuộc Huyện ủy... Có tỉ lệ cân đối về độ tuổi: Độ tuổi trẻ (18- 35); độ tuổi trung (35-45); độ tuổi trên 45 để bảo đảm tính kế thừa, phát triển. Tính hợp lý trong cơ cấu cịn là sự cân đối, phù hợp giữa các loại cán bộ, các thành phần giai cấp, dân tộc của các thế hệ cán bộ.

Về trình độ mọi mặt:

Về phẩm chất chính trị: Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước sâu sắc, thấm nhuần và kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái trong chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch và bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng.

Bản lĩnh chính trị vững vàng cịn thể hiện ở sự khẳng định vị trí, vai trị trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, có tầm nhìn xa, trông rộng, xử lý linh hoạt các tình huống phức tạp nảy sinh. Giải quyết các mối quan hệ hài hòa, khơng “dĩ hịa vi q”, khơng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong tuyên truyền và đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác.

Về phẩm chất đạo đức: Phải cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư, thẳng thắn, trung thực, sống ngay thẳng, dám nói, dám đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái đúng, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như khơng bao che khuyết điểm của người khác. Ln có ý thức tổ chức kỷ luật, không tham nhũng, tư

lợi, vun vén cá nhân, thường xuyên gần gũi với nhân dân và được quần chúng nhân dân tín nhiệm.

Phẩm chất đạo đức ở người lãnh đạo, quản lý là nữ cịn thể hiện uy tín của mình khơng chỉ ở quyền uy mà cịn là tấm gương đạo đức cách mạng biểu hiện qua tác phong, lối sống hằng ngày, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, sống trong sạch và giản dị, có lịng nhân ái, vị tha, khoan dung với cấp dưới, là người gương mẫu chấp hành quy định của cấp trên, nội quy, quy định của cơ quan

Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ phải là người có trình độ chun mơn mới có đủ tri thức quản lý ngành nghề chun mơn đó. Bên cạnh việc hiểu biết sâu sắc một lĩnh vực chuyên mơn nhất định, phải có kiến thức hiểu biết về khoa học quản lý, lãnh đạo cũng như năng lực thực tiễn để có thể nắm bắt, triển khai một cách nhanh và hiệu quả nhất, hoặc có thể đề xuất những sáng kiến về đường lối, chính sách có liên quan đến lĩnh vực chun mơn mà mình đang phụ trách.

Về năng lực lãnh đạo, quản lý: Có tầm tư duy khái quát, có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ là người vạch ra mục tiêu và thực hiện mục tiêu thông qua các cộng sự, do đó địi hỏi phải có bản lĩnh, linh hoạt, nhạy cảm, nắm bắt được nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết, để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Phải có khả năng đồn kết, quy tụ, vận động, thuyết phục cộng sự và nhân dân để phát huy trí tuệ tập thể, biết tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao:

Như trên đã đề cập, đây cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, đó là hiệu quả công tác của từng cán bộ lãnh

đạo, quản lý là nữ, hiệu quả của từng đơn vị, cơ quan và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của từng địa phương. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã xác định “phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Mọi bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, năng khiếu đều phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn” [16, tr.31].

Tiểu kết chương I: Nội dung chương I nêu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị của huyện Thanh Trì. Đồng thời làm rõ những khái niệm như khái niệm về cán bộ, cán bộ lãnh đạo quản lý, quan niệm về chất lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ nữ... Đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý cũng được nêu tại đây. Có thể thấy vai trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý nói riêng được thể hiện: Đây là một trong những lực lượng đi đầu trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện.

Chương I cũng nêu được 3 yếu tố chính và 5 yếu tố hỗ trợ cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện BTV HU Thanh Trì quản lý, từ đó đưa ra được những tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ gồm tập hợp các yếu tố, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để đánh giá chất lượng đội ngũ cán trên thực tế như các tiêu chí về số lượng, cơ cấu, trình độ mọi mặt, kết quả hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao...

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)