36 đơn vị khơng có cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ chiếm tỷ lệ 51.43% trong tổng số đơn vị Cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức
3.1.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi.
Có sự đồn kết, đồng lịng của cán bộ, Đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Những thuận lợi này tác động và chi phối sâu sắc đến định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ của huyện Thanh Trì, đã hình thành một đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý có năng lực lãnh đạo và năng lực thực tiễn; một đội ngũ có trình độ bản lĩnh được đào tạo, rèn luyện thử thách, có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng.
Dựa trên những kết quả đạt được thời gian qua, có thể dự báo huyện Thanh Trì sẽ thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý với số lượng, cơ cấu hợp lý, đồng bộ, chất lượng cao nhằm đáp ứng với u cầu và địi hỏi của một huyện ven đơ năng động, sáng tạo trong thời kỳ CNH - HĐH.
Khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, trong thời gian tới cũng cịn khơng ít khó khăn trở ngại làm hạn chế đến chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Một là quá trình tiếp tục thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Một thực tế hiện nay ở nước ta, tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ đã khởi xướng từ năm 1991- Chương trình cải cách hành chính được xem
là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng đến nay đạt kết quả chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ quan đó là phẩm chất và năng lực của cán bộ cơng chức cịn bất cập trước yêu cầu cấp thiết của sự đổi mới. Biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ còn yếu kém, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, tệ quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, chưa được ngăn chặn hiệu quả, gây nên sự trì trệ, ách tắc, làm giảm uy tín của Đảng trước xã hội, trước nhân dân. Bên cạnh đó, những phẩm chất cần thiết hiện nay như: tinh thần cầu tiến, hợp tác chặt chẽ trong công việc, sẵn sàng đề xuất những sáng kiến, mạnh dạn loại bỏ những công việc bất hợp lý, tinh thần biết lắng nghe và gần gũi quần chúng nhân dân còn hạn chế, đặc biệt là tinh thần dũng cảm, đấu tranh trước những sai trái, tiêu cực, tham ô… bảo vệ cái đúng, đứng về chính nghĩa cịn rất mờ nhạt ở một bộ phận không nhỏ cán bộ.
Hai là, đối với đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ diện Ban Thường
vụ Huyện ủy quản lý hiện nay về số lượng và cơ cấu chưa đảm bảo, nhiều chị em vẫn ngại phấn đấu, ngại nhận những nhiệm vụ cao hơn... một số còn bộc lộ sự thiếu tự tin, ngại va chạm và đương đầu với khó khăn, thử thách.
Ba là, đối với tổ chức Đảng và chính quyền các cấp cịn nhiều nơi chưa
quan tâm đúng mức đến công tác cán bộ nữ, thiếu đầu tư quy hoạch tạo nguồn và bồi dưỡng đào tạo cũng như đề bạt, bố trí cán bộ nữ nhận nhiệm vụ cao hơn trong bộ máy chính trị, nhất là những vị trí chủ chốt trong cơ quan Đảng, chính quyền.
Bốn là, định kiến về giới hiện vẫn còn nặng nề, ăn sâu vào nhận thức của
mọi tầng lớp trong xã hội, nên việc phụ nữ tham gia công tác xã hội, tham gia vào bộ máy lãnh đạo còn nhiều ý kiến khắt khe,chưa đồng thuận cao.
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban
Thường vụ Huyện ủy quản lý đến năm 2020
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, nắm vững nhiệm vụ chính trị của huyện Thanh Trì, nhất là u cầu nhiệm vụ về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các Đảng ủy trực thuộc, các cấp ủy và từng cán bộ (Đặc biệt là từng cán bộ nữ) tập trung mọi cố gắng và bằng nhiều biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện BTV Huyện ủy quản lý ở huyện Thanh Trì đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lý, thực sự là đội ngũ tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết; có kiến thức, có năng lực trình độ, có bản lĩnh và tư duy đổi mới; khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; ln tự tin, quyết đốn và có phương pháp, tác phong cơng tác tốt, được tín nhiệm thực sự, đủ khả năng lãnh đạo, quản lý đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng thời kỳ CNH - HĐH đất nước, thành phố và huyện.
Định hướng cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện BTV Huyện ủy quản lý:
- Quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng về chiến lược cán bộ về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH về công tác phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW và các luật pháp, chính sách liên quan trong các cấp ủy Đảng, cán bộ, Đảng viên; đặc biệt người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Phấn đấu tạo được sự chuyển biến hơn nữa cả về chất lượng, đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lý, đội ngũ cán bộ nữ nói chung và cán bộ nữ diện BTV Huyện ủy quản lý nói riêng.
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện mục tiêu và giải pháp công tác cán bộ nữ mà qua Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư đề ra đó là “Phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và bình đẳng giới trong bộ máy lãnh đạo, quản lý”.
- Quán triệt và thực hiện các quan điểm về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong Nghị quyết 11-NQ/TW là :
1. Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH- HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
2. Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trị của người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
3. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
4. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và của từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy Đảng,
trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh hướng phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia các cấp ủy Đảng đạt từ 25% trở lên, nữ Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35-40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Các quan điểm và mục tiêu này, trước hết được quán triệt và cụ thể hóa trong việc đẩy mạnh cơng tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trong tình hình mới, đề ra mục tiêu cụ thể và các giải pháp thực hiện đồng bộ dựa trên nguyên tắc: Tỷ lệ nữ cán bộ nói chung và cán bộ nữ diện BTV Huyện ủy quản lý khóa sau cao hơn khóa trước trên tất cả các lĩnh vực từ cấp huyện đến cơ sở. Trong thời điểm hiện nay, cố gắng thực hiện tốt các chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ của Quốc Hội - HĐND - UBND các cấp 2016 - 2021.
- Tổ chức phổ biến thực hiện Luật bình đẳng giới và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật trong tất cảc các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, công chức, viên chức của huyện, thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, đặc biệt quan tâm nội dung Điều 11 của Luật quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị với nội dung cơ bản là:
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện quy chế của cơ quan, tổ chức; trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội, HĐND, tự ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội… bình đẳng về tiêu chuẩn chun mơn, độ tuổi khi đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này gồm: bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, HĐND phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn (2001-2010), trong đó tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tăng cường nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp lãnh đạo và tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.