Một số yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 49 - 62)

36 đơn vị khơng có cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ chiếm tỷ lệ 51.43% trong tổng số đơn vị Cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức

2.3. Một số yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý trong giai đoạn hiện nay

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý trong giai đoạn hiện nay

Những tác động khách quan: Theo dự báo xu hướng phát triển, yêu cầu

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện Ban thường vụ Huyện ủy quản lý trong thời gian tới có những tác động khách quan:

Một là, tình hình trên thế giới và khu vực thường xuyên có sự diễn biến nhanh chóng, phức tạp; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi và xảo quyệt đối với nước ta trong đó có địa bàn thành phố Hà Nội và huyện Thanh Trì.

Trong giai đoạn hiện nay, sự biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng có vai trị quyết định trong q trình phát triển của mỗi nước, sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Sự chống phá của kẻ thù dưới hình thức tăng cường “diễn biến hịa bình” đã và đang hằng ngày, hàng giờ tác động vào cuộc sống của chúng ta, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến” khiến ta suy yếu về mọi mặt, sự

tác động của môi trường sống, biến đổi khí hậu, thiên tai... làm tác động không nhỏ đến tư tưởng, nhận thức chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận đội ngũ cán bộ của ta nói chung, mà đối tượng chúng nhằm vào là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tình hình trên địi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cán bộ nữ là hết sức quan trọng. Bên cạnh việc nâng cao kiến thức tồn diện cịn phải tăng cường phẩm chất chính trị, những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp trong đội ngũ này.

Hai là, huyện Thanh Trì là một huyện ven đơ đang trong q trình đơ thị hóa mạnh, do đó kinh tế - xã hội xuất hiện những biến đổi sâu sắc đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ phải có tri thức tồn diện và q trình phấn đấu liên tục, bền bỉ.

Huyện Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam, ngay sát nội thành thủ đơ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả nước và khu vực Bắc bộ, đang cùng các quận huyện trong cả thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Là thủ đơ của cả nước, thành phố Hà Nội là đơn vị đi đầu trong hội nhập kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và chương trình cơng tác đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng về kiến thức hội nhập cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Trong thời điểm hiện nay, nhiều cơ hội lớn mở ra khi nước ta gia nhập WTO, chúng ta phải nắm lấy cơ hội lớn nhất là thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện cải cách, đổi mới tư duy, vươn lên mạnh mẽ hơn nên càng cấp thiết đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cũng phải có tri thức tồn diện với động cơ phấn đấu liên tục, bền bỉ. Đó là một đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, có phẩm

chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, luôn tự tin và công tâm đối với mọi công việc được giao.

Ba là, yêu cầu về đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực của hệ thống chính trị, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Thanh Trì trong giai đoạn hiện nay; công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ diện BTV Huyện ủy quản lý phải có sự nỗ lực lớn, có trình độ tổ chức thực tiễn giỏi, luôn chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, ngày càng khẳng định tốt hơn vị trí, vai trị của mình. Nhiệm vụ trong thời kỳ mới đặt ra cho công tác vận động quần chúng phụ nữ và các mặt của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện những nội dung yêu cầu mới rất nặng nề và phức tạp. Đội ngũ cán bộ nữ diện BTV Huyện ủy quản lý là những người giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và là cán bộ lãnh đạo các xã, thị trấn, địi hỏi phải có chun mơn về cơng việc mà mình đảm nhiệm, phải có sự nhận thức đầy đủ về nội dung, đặc điểm cụ thể của nhiệm vụ CNH, HĐH của từng lĩnh vực, địa phương mình đảm nhiệm, phải thực hiện sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị và trí tuệ của cán bộ lãnh đạo thời kỳ đổi mới, vì huyện Thanh Trì với vị thế và vai trị là cửa ngõ thủ đô – là nơi tạo nguồn và giao lưu của các tỉnh, huyện trong khu vực... điều đó địi hỏi cán bộ lãnh đạo là nữ của huyện muốn hồn thành tốt nhiệm vụ phải có khả năng tự tin, quyết đốn, nắm bắt thơng tin kịp thời và chủ động phát hiện những sai sót, yếu kém, lạc hậu, nhất là những hạn chế của phụ nữ là tự ti, an phận, dễ bị coi thường.

Những yêu cầu về nâng cao chất lượng: Từ những tác động khách quan nêu trên, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý trong thời gian tới như sau :

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ

phải xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của huyện.

Việc duy trì và phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ nói riêng của huyện khơng được tách rời nhu cầu thực tiễn của địa phương. Vì vậy, các yêu cầu, mục tiêu phát triển chiến lược của huyện Thanh Trì chính là cơ sở khách quan hết sức quan trọng để duy trì và hồn thiện chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện BTV Huyện ủy quản lý.

Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện BTV Huyện ủy quản lý phải dựa trên cơ sở hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng cần có các giải pháp phù hợp dựa trên hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội. Đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn các phương án, giải pháp quy hoạch đào tạo, sử dụng, bố trí cán bộ. Hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ biểu hiện ở chính hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ và mức độ hoàn thành trọng trách được giao. Hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ cũng như hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung được thể hiện ở việc thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý tại vị trí cơng tác được đảm nhận. Đó chính là việc đề ra và tổ chức, sắp xếp để thực hiện hiệu quả phương hướng, chủ trương, quyết định mang tính chiến lược của đơn vị do mình lãnh đạo nhằm đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội chung của huyện và của cả thủ đơ. Chính vì vậy, để xây dựng, hồn thiện chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ ở huyện Thanh Trì cần phải xác định rõ ràng tiêu chí chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý gắn liền với

hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Đây chính là cơ sở để đề ra hệ thống chính sách, quy hoạch, đào tạo, rà sốt, tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý diện BTV Huyện ủy quản lý cho phù hợp và đạt hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng, phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở huyện Thanh Trì phải đảm bảo tính tồn diện, đồng bộ và tính kế thừa. Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở huyện Thanh Trì trong thời gian qua cho thấy mặc dù công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết. Để xây dựng, phát triển chất lượng đội ngũ này phải đảm bảo số lượng đủ, có cơ cấu hợp lý và đảm bảo chất lượng từng người cán bộ nữ, phải luôn xem xét và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng với chất lượng từng người và cơ cấu chung của cả đội ngũ, tức là phải đảm bảo tính tồn diện, đồng bộ đồng thời cũng chú ý tính kế thừa để việc phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý mang tính bền vững. Thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải chú trọng việc phát hiện, tạo nguồn cán bộ nữ, kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, mạnh dạn giao việc thử thách đồng thời động viên tinh thần tự tu dưỡng rèn luyện để nâng cao chất lượng cán bộ.

Thứ tư, xây dựng, phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ ở huyện Thanh Trì phải đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảng ta trực tiếp nắm vấn đề cán bộ nói chung cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ nói riêng. Đó là việc định ra đường lối, chính sách cán bộ, đến việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Thơng qua Đảng viên và các tổ chức của Đảng trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời phát huy pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm của mỗi tổ chức và

thông qua điều lệ của mỗi tổ chức để Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ. Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở, tập trung quản lý số cán bộ mà những quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ, công tác cán bộ nữ. Đây chính là cơ sở để các cấp ủy Đảng trực thuộc Huyện ủy Thanh Trì đề ra đường lối cụ thể phù hợp với huyện và triển khai công tác cán bộ nữ nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, về vị trí, vai trị của cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng huyện Thanh Trì. Từ đó xác định được trách nhiệm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý là nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Có như vậy, các cấp ủy Đảng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các phịng, ban, ngành ở huyện Thanh Trì mới đẩy mạnh thực hiện quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, chú trọng công tác phát triển Đảng viên là nữ và nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị.

Bên cạnh đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý ở huyện Thanh Trì cũng phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này được thể hiện trong các chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sắp xếp, luân chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định theo đa số. Các cơ quan chức năng được phân công tham mưu phải chuẩn bị các phương án để tập thể thảo luận. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ ở huyện Thanh Trì phải xây dựng và tuân thủ theo quy chế rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ. Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền về công tác cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức

Đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức Đảng ở cấp trên theo sự phân cấp về công tác quản lý cán bộ.

Thứ năm, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện BTV Huyện ủy quản lý phải coi trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để đánh giá khách quan và nhân rộng những điển hình, những nơi làm tốt, đồng thời phổ biến rút kinh nghiệm những việc, những nơi còn khuyết điểm yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý. Để việc kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, các cấp ủy cần chủ động có chương trình, kế hoạch kiểm tra cấp dưới và quan trọng nhất là phát huy tính tự giác, chủ động vai trò cấp ủy tại chỗ, vai trò của cán bộ Đảng viên tại từng đơn vị kể cả phát huy vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng trong đơn vị.

Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì quản lý giai đoạn 2015-2020

Mục tiêu chung:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghịêp hóa - hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ . Trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực, xây dựng quy họach cán bộ cấp chiến lược. Đánh giá và sử dụng

cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hồn thiện, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu”. Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý.

Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị…quan tâm xây dưng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con em những gia đình có cơng với cách mạng.

Riêng về công tác cán bộ nữ, Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và định hướng. Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII (Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ đến năm 2010) đã chỉ rõ “phát triển bền

vững đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trên mọi lĩnh vực, đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)