36 đơn vị khơng có cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ chiếm tỷ lệ 51.43% trong tổng số đơn vị Cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức
2.2.3 Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Một là, cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu, phải có quan điểm,
nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bình đẳng giới, có tư duy cách mạng trong xây dựng chiến lược, chính sách cũng như thực thi công tác cán bộ nữ.
Phải coi trọng việc xây dựng chiến lược về cán bộ nữ trong việc xây dựng chiến lược chung về công tác cán bộ của Đảng. Xây dựng chiến lược cán bộ nữ phải trên cơ sở nhìn nhận vai trị, vị trí cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo đúng với yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phải tương xứng, đúng tầm với lực lượng lao động nữ và đóng góp của phụ nữ cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Chú trọng số lượng, cơ cấu hợp lý và từng bước chuẩn hóa từng chức danh cụ thể, đặc biệt các chức danh diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Lãnh đạo Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy cần có nghị quyết chun đề về cơng tác cán bộ nữ, coi đây là vấn đề chiến lược trong cơng tác cán bộ. Các cấp chính quyền, các ngành phải thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ các giai đoạn tiếp theo. Huyện ủy xây dựng quy chế yêu cầu các đơn vị khi có nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, phải có quy định rõ cơ cấu, tỷ lệ bắt buộc bố trí cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ có năng lực, đủ tiêu chuẩn, trẻ tuổi, trưởng thành từ thực tiễn. Đặc biệt những đơn vị cơ cấu, số lượng cán bộ nữa còn chưa đạt yêu cầu. Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ nữ một cách phù hợp để chị em có cơ hội rèn luyện thực tiễn, bồi dưỡng đào tạo để tăng cường đội ngũ lãnh đạo, quản lý là nữ, chú trọng những đơn vị có khó khăn về cán bộ nữ. Giao chỉ tiêu cán bộ nữ đi đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đối với các cấp các ngành.
Hai là, để có đội ngũ cán bộ nữ có chất lượng đáp ứng yêu cầu tình
hình, nhiệm vụ mới, cần đặc biệt coi trọng cơng tác tạo nguồn, kiên trì, kiên quyết tạo nguồn.
Tạo nguồn cán bộ nữ phải đặt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực; phải có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp với từng chức danh, từng đối tượng ngành nghề. Phải có kế hoạch đào tạo nguồn từ sớm và quan tâm đào tạo về lập trường, phẩm chất chính trị, bản lĩnh sống và làm việc, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời thường xuyên nhắc nhở ý thức tự rèn luyện phẩm chất đạo đức trong tình hình mới. Tạo nguồn cán bộ nữ để chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyển tiếp các thế hệ cán bộ nữ một cách vững chắc.
Ba là, Trong công tác cán bộ nữ cần quan tâm đầy đủ tới đặc điểm giới, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ phát triển.
Quy định chế độ trợ cấp ưu tiên hơn đối với cán bộ nữ đang nuôi con nhỏ được cử đi đào đạo chính trị và chun mơn nghiệp vụ. Các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ cần được thể chế hóa thành chỉ tiêu cụ thể. Xây dựng cơ chế đối với cán bộ nữ cần hợp lý, toàn diện, thống nhất; đặc biệt cần coi trọng chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ. Xây dựng cơ chế của huyện tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển, thường xuyên tổ chức động viên về tinh thần và vật chất đối với cán bộ nữ, nhất là các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, tài năng trẻ. Trong tuyển dụng có chính sách ưu tiên cán bộ nữ, đặc biệt là nữ sinh viên học giỏi ở các trường đại học, là cán bộ Đoàn… đã là Đảng viên khi tốt nghiệp ra trường cần bố trí cơng tác hợp lý để tạo môi trường, điều kiện rèn luyện thuận lợi để sớm trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu, có biện pháp cụ thể và đặc biệt phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết về công tác cán bộ nữ.
Bốn là, xây dựng được cơ chế tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác cán bộ nữ đảm bảo có hiệu quả.
Cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác tổ chức - cán bộ cần chủ động, tích cực trong việc tham mưu về công tác cán bộ nữ. Đồng thời đổi mới và thống nhất quan điểm, phương pháp đánh giá, nhận xét, sử dụng, đề bạt cán bộ một cách khoa học, cơng tâm, khách quan, tồn diện, có quan điểm lịch sử cụ thể, xử lý tốt các mối quan hệ giữa tài và đức, giữa năng lực thực tế và quá trình được đào tạo, giữa tiêu chuẩn và cơ cấu… quan trọng nhất là căn cứ vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Chú trọng đặc điểm giới của cán bộ nữ để biết phát huy thế mạnh, những ưu điểm của họ cũng như chia sẻ những khó khăn, điểm yếu và hạn chế để bố trí sử dụng hợp lý
nhằm phát huy tối đa năng lực và sự cống hiến của cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ diện BTV Huyện ủy quản lý.
Năm là, bản thân cán bộ nữ cần nâng cao nhận thức cho chính mình và gia đình.
Khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, xây dựng ý chí phấn đấu vươn lên, chủ động khắc phục khó khăn, tự khẳng định mình qua việc hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trên cương vị lãnh đạo, quản lý, cán bộ nữ ln phải học hỏi, nâng cao trình độ năng lực, tự tin để khỏi tụt hậu trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, kể cả việc phải tự vượt qua rào cản gia đình, thuyết phục các thành viên trong gia đình ln chia sẻ và ủng hộ.