Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra 1 Nguyên nhân của ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 41 - 46)

36 đơn vị khơng có cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ chiếm tỷ lệ 51.43% trong tổng số đơn vị Cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức

2.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra 1 Nguyên nhân của ưu điểm

2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Một là, sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, các cấp ủy Đảng về việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Trong đó nổi bật là việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (1993), Chỉ thị số 37-CT/TW (1994) của Ban Bí thư Trung ương Đảng một cách nghiêm túc, chủ động, liên tục của Đảng. Ngay sau khi các Nghị quyết, Chỉ thị được ban hành BTV Huyện ủy đã mở hội nghị quán triệt và xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện trong lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồn thể các ngành, các cấp… Ở cấp huyện và xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị thành lập câu lạc bộ cán bộ nữ, sinh hoạt thường xuyên với nhiều nội dung và hình thức phong phú, qua đó giúp cán bộ nữ có điều kiện giao lưu, học tập nâng cao khả năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp và ứng xử; kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, ni dạy con ngoan, thành đạt…góp phần tích cực vào sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ. Ban Thường vụ Huyện ủy và các cấp ủy đã tạo điều kiện cho cán bộ nữ học tập, tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh cán bộ nữ tiêu biểu và phổ biến nhân rộng điển hình nhân dịp lễ 8/3 và 20/10 hàng năm.

Hai là, Huyện ủy Thanh Trì đã đánh giá khách quan về vai trò, tiềm năng, phẩm chất và sức cống hiến của cán bộ nữ để lựa chọn, bố trí vào những vị trí tương xứng phù hợp, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo cán bộ nữ và phát triển Đảng viên nữ. Quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Đẩy mạnh chiến lược cán bộ trong thời

kỳ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhận thức được tầm quan trọng

của công tác cán bộ, trong đó cán bộ nữ là một phần quan trọng khơng thể thiếu trong q trình xây dựng và phát triển huyện,

Trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ hoặc qua các kỳ Đại hội Đảng các cấp, Huyện ủy và các cấp ủy luôn chú trọng đến việc phát hiện, chọn lựa nhân sự nữ có đủ tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất để bố trí đưa vào những vị trí phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường,...tạo điều kiện để các đồng chí phát huy tốt vai trị trách nhiệm, năng lực, sở trường qua đào tạo và rèn luyện.

Gắn với công tác quy hoạch, Huyện ủy rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ nói chung, trong đó đã chú ý tạo điều kiện về kinh phí, thời gian để cán bộ nữ được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2010 đến 2015 đã có 10.092 lượt cán bộ nữ tham dự các khóa đào tạo sau đại học, các lớp lý luận chính trị hành chính...đạt tỉ lệ 29,38% trên tổng số cán bộ được cử đi học. Một số lớp đáng quan tâm như: Lớp đại học chính trị và cao cấp chính trị, có 213 nữ/tổng số 784 người học, tỉ lệ 27,16 %. Các lớp trung cấp, cao đẳng có 148 cán bộ nữ/tổng số 574 người học đạt tỉ lệ 25,26 %. Các lớp đại học có 409 cán bộ nữ /tổng số 927 người học, đạt tỉ lệ 44,12%.Các lớp sau Đại học có 104 cán bộ nữ/ tổng số 341 người học, đạt tỉ lệ 30,49%.

Ba là, Huyện ủy có chế độ, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc, học tập và khuyến khích tài năng nữ phát triển. Để tạo điều kiện cho lực lượng cán bộ nữ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, ngồi các

chế độ chung áp dụng cho lao động nữ đã được Nhà nước ban hành, Huyện ủy đã có chính sách trợ cấp thêm cho cán bộ nữ trong quá trình học tập.

Ngân sách huyện hằng năm đều dành ra một khoản để hỗ trợ các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ. Đa số các xã, thị trấn tùy điều kiện tài chính, các đơn vị đã chăm lo hỗ trợ, khuyến khích cán bộ nữ đi học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ. Một số đơn vị đã hỗ trợ học phí, khen thưởng, bố trí lại cơng tác cho phù hợp sau khi cán bộ đi học về.

Bốn là, bản thân cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ của huyện, đặc biệt cán bộ nữ trong diện BTV Huyện ủy quản lý đã nỗ lực cố gắng trong cơng tác, tích cực học tập nâng cao trình độ, vươn lên tự khẳng định mình. Đội ngũ này ngày càng trưởng thành, đóng góp nhiều tài năng, trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, nhiều cán bộ nữ xuất sắc đã được cất nhắc đề bạt vào những vị trí chủ chốt từ xã, thị trấn, các phịng, ban, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội đến các cương vị lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Năm là, có sự chỉ đạo của các cấp ủy và sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các tổ chức chăm lo cho cán bộ nữ như: Ban tổ chức Huyện ủy, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban nữ cơng thuộc Liên đồn lao động huyện và lực lượng cán bộ nữ về hưu, Câu lạc bộ Bí thư, Phó bí thư… đã chú ý tổ chức nhiều hoạt động phong phú, động viên được đông đảo cán bộ nữ phấn đấu, tạo sự giao lưu học hỏi, tạo sự gắn bó đồn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong đội ngũ cán bộ nữ, hạn chế sự hẹp hịi, đố kỵ, níu kéo nhau ngay trong bản thân đội ngũ cán bộ nữ. Nhiều chị được khen thưởng thành tích cao. Trong những năm qua, nhiều đồng chí được tặng Huân Chương Lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều Bằng khen của Thành ủy, các bộ, ngành…

Một là, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của cán bộ nữ. Định kiến giới còn tồn tại sâu trong nhận thức chung của xã hội và trong một số cán bộ lãnh đạo nói chung. Còn nặng tư tưởng phong kiến, thiếu tin tưởng, chưa đánh giá đúng năng lực của cán bộ nữ. Tư tưởng này còn tồn tại và biểu hiện dưới nhiều hình thức như ngại tuyển dụng cán bộ nữ, chưa thật sự hiểu rõ đặc tính về giới nên việc đánh giá, sử dụng đơi khi cịn thiếu cơng tâm, thiếu khách quan.

Nhận thức về bình đẳng giới trong các cấp ủy Đảng, chính quyền ở nhiều nơi cịn giản đơn, phiến diện, khơng đầy đủ, chưa nhận thức rõ yêu cầu khách quan của việc tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đơn vị, thiếu quan tâm chỉ đạo, thiếu kiểm tra đơn đốc việc bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, thiếu quan tâm phân tích giới trong xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển, trong cơng tác thống kê. Chính vì vậy, một số cấp ủy Đảng và thủ trưởng các đơn vị chưa thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ nữ, chưa đầu tư thời gian, trí tuệ một cách thỏa đáng để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp nhằm phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ, sự quan tâm đôi khi chỉ thể hiện là tổng kết và kiểm tra thực hiện các chỉ thị của Đảng. Thậm chí, cấp ủy và lãnh đạo ở một số nơi đánh giá cán bộ nữ có ý cầu tồn, chưa mạnh dạn phân công giao việc, thiếu biện pháp bồi dưỡng kèm cặp, tạo điều kiện để cán bộ nữ trưởng thành theo quy hoạch.

Hai là, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cán bộ nữ, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ. Các cấp ủy chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết tâm trong chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện. Có khơng ít cán bộ cấp ủy chưa nắm rõ nội dung chỉ thị, chưa quan tâm chỉ đạo công tác cán bộ nữ. Cịn khơng ít cấp ủy giao phó cho Hội Liên hiệp Phụ nữ

và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ những vấn đề liên quan đến phụ nữ, kể cả việc triển khai, tổng kết, sơ kết chỉ thị của Đảng về công tác cán bộ nữ.

Trong quá trình thực hiện nghị quyết, chỉ thị, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành ở nhiều nơi thiếu biện pháp cụ thể, thiếu đôn đốc và kiểm tra giám sát, chưa nghiêm túc trong phấn đấu thực hiện chỉ tiêu theo chủ trương chỉ đạo chung của Trung ương Đảng, Nhà nước. Chính sách đối với cán bộ nữ cịn có nhiều khuyết điểm, chậm được bổ sung, sửa đổi khi khơng cịn phù hợp; thiếu chính sách đối với cán bộ nữ các đơn vị đặc thù. Thiếu cơ chế tư vấn về công tác cán bộ nữ cho các cấp ủy Đảng, vai trò tham mưu, tư vấn của Đảng, Đồn, Hội LHPN và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cịn hạn chế.

Ba là, cơ chế, chính sách đối với cán bộ nữ tuy có được đổi mới nhưng chưa thực sự động viên, khuyến khích cán bộ nữ trong học tập, công tác. Chẳng hạn:

- Cơ chế chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia bình đẳng trong các lĩnh vực hoạt động còn tồn tại một số bất hợp lý, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, đặc biệt trong quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ…(vẫn còn quy định phân biệt độ tuổi nữ được quy họach đào tạo phải thấp hơn nam giới 5 tuổi) đã gây khó khăn trong việc tăng tỉ lệ cán bộ nữ được đào tạo và tham gia lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp càng cao thì tỉ lệ này càng thấp. Điều 145 Luật Lao động có quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 và nữ là 55; Tỉ lệ nữ lãnh đạo, quản lý đã rất thấp, lại bị hạn chế bởi tuổi nghỉ hưu và tuổi đề bạt nên càng khó khăn hơn trong việc gia tăng tỉ lệ này.

- Việc đề bạt cán bộ nữ vào các cương vị quản lý, lãnh đạo vẫn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung về cán bộ quản lý theo quy định của Ban tổ chức Trung ương, chưa có những tiêu chí riêng và kế hoạch bồi dưỡng thực tế cho phù hợp với điều kiện riêng của giới.

- Bản thân cán bộ nữ cũng cịn có những biểu hiện tự ti an phận. Có trường hợp khi được phát hiện giới thiệu cho đi học đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa mạnh dạn hoặc bị ràng buộc bởi hoàn cảnh gia đình, con cái và phải thực hiện vai trò người mẹ, người vợ, người con trong gia đình. Thậm chí nhiều cán bộ nữ thiếu ý chí vươn lên và cá biệt còn nhiều biểu hiện hẹp hịi, níu kéo nhau ở một số cơ quan, đơn vị.

Trong thời kỳ CNH-HĐN, quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường là nguyên nhân khách quan tác động đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ. Yếu tố cạnh tranh địi hỏi cao về trình độ, năng lực và khả năng hoàn thành tốt cơng việc. Phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ngồi cơng việc cịn gánh nặng gia đình, thường ít được đào tạo, bồi dưỡng, thiếu cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, ít có điều kiện giao lưu, chia sẻ để mọi người hiểu mình hơn. Vì vậy, để đảm nhận một nhiệm vụ như nam giới, phụ nữ phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn và cũng chịu nhiều áp lực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thuộc huyện ven đô, đang trong quá trình đô thị hóa (Trang 41 - 46)