Giai đoạn từ năm 1986 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Năm 1986, Đạo Tin Lành xuất hiện ở miền núi phía Bắc nước ta dưới tên gọi “Vàng Chứ”. Vì một số kẻ đã lợi dụng tâm lý xưng vua, đón

vua, mong ước có một ơng vua dẫn dắt người Hmông đến một cuộc sống sung sướng để sáng tác ra khái niệm “Vàng Chứ” tức Vua chủ hay Vương chủ, đồng thời lồng ghép hình tượng Chúa Trời với vị vua của người Hmông nhằm lôi kéo người Hmơng theo đạo. Càng về sau thì nội dung của Tin Lành càng biểu hiện rõ rệt, về đối tượng tôn thờ, kinh thánh, nghi lễ của đạo Tin Lành. Như vậy, về bản chất thì Vàng Chứ chính là Tin Lành.

Đạo Tin Lành truyền vào đầu tiên là ở tỉnh Hà Giang, dưới hình thức gián tiếp là qua đài FEBC – một mạng lưới phát thanh quốc tế đặt trụ sở tại Philippin, hợp tác với các tổ chức Tin Lành trên thế giới nhằm truyền bá đạo Tin Lành. Một số người đứng đầu địa phương đã tụ tập một bộ phận quần chúng nhân dân nghe đài Manila phát bằng tiếng Hmông để kích động đồng bào theo đạo. Đến năm 1987, đạo này phát triển sang các xã vùng cao thuộc các huyện Điện Biên, Tuần Giao, Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ,… thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu cũ [68, tr.141].

Tại bản Háng Xung, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu (cũ), Hạng Chù Vá và Hạng A Di tuyên truyền Vàng Chứ xuất hiện. Từ bản Háng Xung, tin này đã lan ra các xã Phì Nhừ, Nà Tấu, Mường Mươn (huyện Điện Biên). Người Hmông cũng bắt đầu được tuyên truyền phải mở đài nước ngồi nói bằng tiếng Hmông để nghe Vàng Chứ dạy. Họ nghe được: “Năm 2000, Vàng Chứ sẽ xuất hiện, sẽ làm cho trái đất bằng phẳng, người Hmông không phải sống trên núi cao nữa”. “Mọi người phải sẵn sàng, phải tập bay để đón Vàng Chứ”, “Vàng Chứ sẽ cho cây ngơ ra bảy bắp, lúa chín tự về nhà, người Hmơng khơng làm cũng có ăn”… Thế rồi, Vàng Chứ phát triển ồ ạt tới các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Tuần Giáo (Điện Biên). Đặc biệt sau trận lũ lớn, tháng 6 năm 1990, ở thị xã Lai Châu và huyện Mường Lay, các phần tử xấu đã lợi dụng tuyên truyền đe dọa, thập chí ép buộc người dân theo Vàng Chứ. Do vậy, chỉ trong một

thời gian ngắn, số lượng người theo Vàng Chứ ở huyện Mường Lay đã tăng nhanh đột biến.

Năm 1991-1992 là những năm chuyển từ Vàng Chứ sang Công giáo. Từ năm 1991, một số người cầm đầu tuyên truyền Vàng Chứ đã tìm đến nhà thờ Công giáo ở Yên Bái và Hà Nội. Số này được các linh mục củng cố đức tin, bồi dưỡng giáo lý, cấp Kinh thánh. Khi trở về địa phương, họ công khai tuyên bố bỏ Vàng Chứ, đi theo Công Giáo và tuyên truyền Công giáo trong người Hmơng. Vì vậy, hầu hết số người Hmơng theo Vàng Chứ lại chuyển sang Công Giáo. Nhưng sau một thời gian, người ta phát hiện thấy Cơng giáo có nhiều điểm khơng giống với đạo đã được tuyên truyền, lại có nhiều thủ tục, lễ nghi phức tạp, vì thế những người Hmơng theo Cơng Giáo lại chuyển sang đạo Tin Lành.

Như vậy, giai đoạn đầu của việc truyền đạo Tin Lành vào các tỉnh miền núi phía Bắc này diễn ra một cách khá bất ngờ đối với cả các cấp chính quyền lẫn Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Lợi dụng tâm lý “xưng Vua”, “đón Vua” của người Hmơng, những người truyền đạo đã xây dựng một hình ảnh Thiên Chúa là Vua của người Hmơng để dễ dàng truyền đạo và thu hút tín đồ. Bên cạnh đó, dưới trình độ dân trí thấp của người Hmông, những người truyền đạo cũng đồng thời lợi dụng hiện tượng thiên tai tung tin đồn thất thiệt nhằm dụ dỗ, lơi kéo, thậm chí hù dọa để đồng bào theo Vàng Chứ.

Việc truyền đạo bằng cách gián tiếp không thông qua các nhà truyền giáo trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều sự sai lệch về đạo Tin Lành, mang sắc thái gây rối, kích động đồng bào, tạo ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình, dịng họ, làng bản, sản xuất bị trì trệ, xã hội bất ổn, tạo thành ấn tượng xấu đối với chính quyền, dẫn đến việc cấm đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)