Quá trình truyền giáo và phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

bào dân tộc Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta

Q trình truyền giáo, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có những bản sắc, giá trị văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng. Với vị trí địa lí nằm ở khu vực Đơng Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, các dân tộc Việt Nam đã hình thành nên một nền văn hóa Việt Nam đã dạng, phong phú giàu bản sắc. Bên cạnh các tôn giáo nội sinh như đạo Cao đài, Phật giáo Hào hảo Việt Nam còn chịu ảnh hưởng, tiếp nhận nhiều luồng văn hóa lớn như Ấn Độ và Trung Hoa, tiếp nhận nhiều tôn giáo lớn từ bên ngồi như Phật giáo, Nho giáo, Cơng giáo, Hồi giáo… Các tôn giáo du nhập vào Việt Nam được nhân dân Việt Nam tiếp nhận rất linh hoạt và đa dạng. Các tôn giáo vào Việt Nam cũng trong các thời điểm khác nhau song nó đã khẳng định được chỗ đứng trong lịng nhân dân Việt Nam cùng tồn tại với tơn giáo, tín ngưỡng bản địa.

Đạo Tin Lành vào Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo khác. Khoảng thế kỉ thứ XIX, hội truyền giáo thuộc địa (Societé dÉrangélisation des Colonies) thuộc giáo hội Tin Lành cải cách Pháp đã truyền bá đạo Tin Lành vào Việt Nam. Hội truyền giáo đã cử một số mục sư sang Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn để phục vụ cho binh lính và nhân viên quân đội viễn chinh Pháp và ngoài việc phục vụ cho số đối tượng trên, các mục sư cũng rất quan tâm tới việc truyền bá tôn giáo này cho nhân dân Việt Nam nhằm mục đích mở rộng nước Chúa. Nhưng tổ chức tôn giáo này đã không triển khai, thực hiện được kế hoạch truyền giáo ở Việt Nam.

Năm 1887 mục sư A.B Simpson, người lập Hội truyền giáo CMA (The Chirstian and Missionnarg of Alliane – Hội Liên hiệp Phúc âm và truyền giáo) khi đến truyền giáo vùng Hoa Nam (Trung Quốc) đã sang nghiên cứu tình hình ở Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam ông đã viết trên tạp chí “Lời nói, việc làm và thế giới” (Word, work and world) (1- 1887) rằng: “Miền bán đảo Đông Dương đã bị lãng quên quá nhiều. Đại vương quốc An Nam phải được chinh phạt cho Đấng Kitô. Tại sao vương quốc An Nam này cùng với Tây Tạng lại không được dân sự của Đức Chúa trời xem như một trong những khu vực truyền giáo đầu tiên của cuộc tiến hành mới” [69; tr 288]. Năm 1893, một cộng sự của A.B Simpon – D. Leclaccheur đã đến Sài Gịn quan sát tình hình và trở về đã nhận định: “Cánh cửa tại Việt Nam cũng như tồn xứ Đơng Dương thuộc Pháp đã mở ra cho việc giảng Tin Lành” [37; tr 25].

Năm 1897, mục sư C.H Recves từ Quảng Tây – Trung Quốc đã đến Lạng Sơn nghiên cứu tình hình nhằm cho cơng việc truyền giáo song không thành. Đến năm 1899, mục sư R.A Jaffay từ Trung Quốc theo đường sông Hồng đã tới Hà Nội dự định thiết lập cơ sở ở đây nhưng không thực hiện được. Năm 1902 hai vợ chồng mục sư Sylvain Dayan người Canada đến

Hải Phòng với hi vọng nhận được sự ủng hộ của người Pháp, nhưng sau một năm hai vợ chồng đã khơng đạt được kết quả gì.

Năm 1911, các Mục sư CMA là Faffray, Hoster và Hosler đã chính thức đến truyền đạo tại Đà Nẵng và thành lập Hội Thánh Tin Lành đầu tiên. Tuy nhiên, những năm đầu truyền đạo tại Việt Nam, CMA gặp hoàn cảnh khơng mấy thuận lợi về chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng lúc bấy giờ, nhất là bị thực dân Pháp gây khó khăn, cho nên sự phát triển của đạo Tin Lành không đáng kể.

Năm 1915 khi chiến tranh thế giới xảy ra, nhà cầm quyền Pháp ở Đồng Dương đã ra lệnh cấm các giáo sỹ Hội truyền giáo CMA hoạt động dưới cớ các giáo sỹ Tin Lành Mỹ làm gián điệp cho Đức. Trước tình hình đó, năm 1916 mục sư R.A Jaffay với tư cách là Phó Hội trưởng Hội truyền giáo CMA đã gặp toàn quyền Đông Dương yêu cầu cho các giáo sỹ Tin Lành được tự do truyền đạo. Sau 7 năm truyền giáo, năm 1918 Hội truyền giáo CMA đã thiết lập được 16 chi hội trên cả nước. Các chi hội Tin Lành lúc đó đều được cấp giấy phép hoạt động của Khâm sứ Pháp và của Chính phủ Nam triều lấy tên là “Hội Thánh Tin Lành Đông Dương Pháp” (Mission Evangelique de Lindochine Francaire – MEL) [69; tr 290].

Trong những năm 1914 – 1925 chuẩn bị cho việc truyền giáo được thuận lợi hơn các giáo sỹ Hội truyền giáo CMA đã dành nhiều thời gian dich kinh thánh và xây dựng nhà thờ Tin Lành ở Hà Nội (1921), trường Thánh kinh (1921) ở Đà Nẵng. Về mặt tổ chức, trong ba năm (1924, 1925, 1926) tại Đà Nẵng Hội truyền giáo CMA đã tổ chức bồi linh hiệp nguyện có tính chất như Đại hội đồng để giải quyết các công việc của đạo. Đến năm 1927, Đại Hội đồng lần thứ IV được tổ chức và bầu ra ban trị sự đặt tên là Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp, đổi thành Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Tại Đại Hội đồng lần thứ V – 1928 quyết định chia Tin Lành

Việt Nam thành hai hạt là Bắc – Trung hạt và Nam hạt. Năm 1931 chia thành ba hạt là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ và tồn tại cho đến năm 1954. Thời kì đầu truyền đạo ở Việt Nam, Hội truyền giáo CMA đã gặp rất nhiều khó khăn, khơng mấy thuận lợi cả về chính trị, văn hóa, tư tưởng. Nhưng với sự kiên trì các nhà truyền giáo đã đạt được những kết quả nhất định. Tính đến năm 1945 đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 15.000 tín đồ với trên dưới 100 chi hội; đến năm 1954 đã lên tới khoảng 60.000 tín đồ, 154 chi hội, gần 100 mục sư truyền đạo [69; tr 292].

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, miền Nam bị Mỹ xâm lược và thồng trị. Do đó, tình hình đạo Tin Lành ở hai miền phát triển có sự khác nhau.

Q trình truyền giáo, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào Hmông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Du nhập vào Việt Nam muộn, khi mà các tôn giáo khác đã có chỗ đứng vững chắc, đạo Tin Lành chú trọng truyền bá và phát triển đạo ở vùng sâu, vùng xa, những vùng dân cư cịn trống vắng tơn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc thì Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu là 3 tỉnh có điều kiện tự nhiên, kính tế khá giống nhau, lại là 3 tỉnh có người Hmơng di cư đến sớm nhất, dân số người Hmông lại đông nhất cả nước. Người Hmơng lại có một số đặc điểm tín ngưỡng khá tương đồng với đạo Tin Lành nên đã được lựa chọn, sau đó dễ dàng du nhập và có xu hướng ngày càng phát triển trong cộng đồng dân cư này. Có thể tạm chia các giai đoạn phát triển của đạo Tin Lành trong đồng bào Hmơng ở 3 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)