Từ phía Hội Thánh Tin Lành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 93 - 100)

Để có thể hạn chế và dần dần xóa bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến đời sống tín ngưỡng của người theo đạo Tin lành nói chung và người Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta nói riêng thì Hội Thánh Tin Lành cũng đóng góp một vai trị khơng nhỏ. Những kiến nghị của tác giả về hành động của Giáo hội cụ thể như sau:

Thứ nhất, đào tạo có bài bản và chính quy đối với các chức sắc mục sư và truyền đạo của Giáo hội. Việc truyền bá một tôn giáo sao cho đúng bản chất của nó đến với các tín đồ là việc vơ cùng quan trọng, phụ thuộc phần lớn vào các nhà truyền giáo.

Đạo Tin Lành truyền dưới hình thức gián tiếp bằng đài FEBC ở giai đoạn đầu vào các tỉnh miền núi phái Bắc nước ta là minh chứng cho sự hạn chế của việc truyền đạo khơng chính thống. Tin Lành thời điểm đó đã làm sai lệch bản chất của mình, dẫn đến những người theo đạo nhầm lẫn sang đạo khác, gây tâm lý hoang mang, lo sợ tạo thành những hành vi mù quáng

gây mất trật tự xã hội, từ đó dẫn đến sự cấm đốn của chính quyền địa phương trong việc tham gia và phát triển đạo.

Từ đó cho thấy, vai trị của những người truyền đạo là vô cùng quan trọng. Ngoài việc bước đầu đưa Tin Lành đến với đồng bào, giảng dạy giáo lý, luật lệ, lễ nghi cho các tín đồ thì các chức sắc cịn phải hướng dẫn tín đồ thực hiện, làm gương cho tín hữu nói theo, nhằm thay thế những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ, phát huy những giá trị tích cực hiện đại của đạo Tin Lành phù hợp sự thay đổi của xã hội ngày nay.

Thứ hai, vì Kinh Thánh là Lời Chúa, là nền tảng của giáo lý Tin Lành nên việc giảng dạy hay hướng dẫn tín đồ đọc về Kinh Thánh phải chuẩn xác, dựa trên tình hình thực tế của xã hội hiện đại.

Kinh Thánh được người Tin Lành coi là sự Mặc khải của Thiên Chúa cho loài người nhưng đã tồn tại hơn hai nghìn năm, ra đời trong điều kiện hoàn cảnh khác xa so với xã hội chúng ta ngày nay. Mặc dù đạo Tin Lành khi tách khỏi Công giáo đã chủ trương qyay về với nguyên ủy của Kinh Thánh, mọi điều đều lấy Kinh Thánh làm chuẩn mực, nhưng đó khơng phải hiểu theo nghĩa đen mọi câu chữ trong Kinh Thánh, mà phải rút ra ý nghĩa từ những dòng chữ đen ấy, hiểu được tư tưởng nói đến trong Kinh Thánh đó là gì. Mỗi thời đại trơi qua, thì trên cơ sở những tư tưởng đó mà áp dụng vào tình hình thực tế để giải quyết các vấn đề của thời đại, chính điều đó mới làm cho Kinh Thánh tồn tại trường tồn cùng với thời gian.

Ở Việt Nam nói chung và đối với người Hmơng ở miền núi phía Bắc nói riêng cũng vậy, việc áp dụng tư tưởng giáo lý Tin Lành để mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong đời sống cũng như trong suy nghĩa của người Hmơng cũng cần dựa trên điều kiện, tình hình thực tế của người Hmơng. Thay đổi được niềm tin tôn giáo tồn tại hàng bao đời nay của người Hmơng là việc khó, nhưng đạo Tin Lành đã làm được, thì từ đó đi thay đổi đến cuộc sống hàng ngày của họ là việc dễ dàng hơn.

Thứ ba, bản thân Hội thánh Tin Lành Việt Nam phải thực hiện đúng tơn chỉ của mình là “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”, tách rời khỏi các thế lực chính trị ngoại bang, đứng trên lập trường một người dân Việt Nam suy nghĩ cho đồng bào mình.

Như trên đã nói, người Hmơng có tín ngưỡng rất vững chắc về dịng họ, vượt ra khỏi mọi biên giới, lành thổ, người Hmông trên khắp thế giới đều là anh em. Bên cạnh đó, cùng với q trình thiên di và cư trú, người Hmơng ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và cả Mỹ cịn có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau, cộng thêm thủ lĩnh của người Hmông là Vàng Pao đã di cư sang Mỹ sau năm 1975 và sáng lập nên “Vàng Chứ” tại Mỹ. Ngoài ra, đạo Tin Lành bắt đầu truyền vào Việt Nam là từ Mỹ, mà giới cầm quyền Mỹ lại có quan điểm muốn dùng tơn giáo để thực hiện được mục đích chính trị của mình nên khơng tránh khỏi việc Mỹ lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá nước ta. Chính vì vậy, việc xác định lập trường của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) cũn như Hội Thánh của các chi phái khác là việc hết sức quan trọng.

Trước đây, việc truyền bá đạo Tin Lành không chỉ đối với người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà cả ở khu vực Tây Nguyên đều gắn với mục đích chính trị, lợi dụng tơn giáo kích động, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc. Truyền đạo cho một bộ phận người Hmơng có trình độ dân trí thấp như thế dẫn đến việc thay đổi hồn tồn niềm tin tơn giáo đã tồn tại hàng bao đời nay của họ, phủ định sạch trơn những giá trị văn hóa cổ truyền của tộc người, gây nên mẫu thuẫn gay gắt giữa hai nhóm người trong một cộng đồng làng bản. Để phát huy những giá trị tích cực vốn có của đạo Tin Lành, đồng thời lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Hmơng thì địi hỏi Giáo hội Tin Lành phải hoàn toàn đứng trên lập trường dân tộc Việt Nam để suy nghĩ và thực hiện.

Tiểu kết chương III

Như vậy, sau khi hiện Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành về Một số công tác đối với đạo Tin Lành, đến nay đạo Tin Lành ở Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu nói riêng và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung đang có xu hướng tiến dần đến ổn định, tăng cường các hoạt động từ thiện, hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp tục phát triển về số lượng, củng cố về niềm tin và tổ chức. Tuy nhiên, cũng có một số hiện tượng nhạt đạo và tà đạo phát triển ở những khu vực đồng bào có trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc Hmơng. Từ xu hướng phát triển đó, đưa ra một số giải pháp từ cả 2 phía: Đảng – Nhà nước và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) nhằm hạn chế những ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đời sống tín ngương người Hmông ở Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Cụ thể như sau: Từ phía Đảng và Nhà nước: phịng ngừa, đấu tranh ngăn chặn âm mưu truyền đạo trái phép vào dân tộc Hmơng ở miền núi phía Bắc; đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách tơn giáo, tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng; nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, làm tốt công tác vận động quần chúng với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Hmông; củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc Hmơng nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước và đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào Hmơng. Từ phía Hội Thánh: Đào tạo có bài bản và chính quy đối với các chức sắc mục sư và truyền đạo của Giáo hội; Việc giảng dạy Kinh Thánh phải chuẩn xác dựa trên tình hình thực tế của xã hội hiện đại; Hội Thánh Tin Lành phải đứng trên lập trường dân tộc, không bị lung lạc bởi các thế lực ngoại bang khác.

KẾT UẬN

Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt tơn giáo, đạo Tin lành đề cao vai trị cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin lành đề cao tinh thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng không rườm rà, gị bó như đạo Cơng giáo. Những nội dung cải cách đã làm cho đạo Tin lành trở thành một tơn giáo có mầu sắc mới mẻ, thích hợp với giai cấp tư sản, tiểu tư sản, cơng chức, trí thức... thị dân nói chung trong xã hội cơng nghiệp.

Thực hiện chủ trương mở rộng nước Chúa, phát triển tín đồ, theo gót chân xâm lược, đạo Tin Lành đã đặt chân vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XIX, chính thức hoạt động vào năm 1911 và phát triển ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, đạo Tin Lành đầu tiên thâm nhập và phát triển mạnh ở cộng đồng các dân tộc thiểu số dặc biệt là trong cộng đồng người Hmông ở Hà Giang, Điện Biên và Lai Châu, các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta – đó là những vùng đất mới - nơi chưa có tơn giáo chính thống hoặc tơn giáo, tín ngưỡng cũ đang suy thối, mất uy tín, nơi đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp. Truyền đạo đến những tỉnh này, đạo Tin lành không những phát huy lợi thế vốn có "đơn giản về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo" mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của tộc người , chủ động địa phương hố, dân tộc hố để dễ dàng hồ nhập.

Sau khi đạo Tin Lành được truyền bá vào cộng đồng người Hmông ở các tỉnh Hà Giang, Điệ Biên, Lai Châu đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt

của đời sống xã hội, trong đó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tín ngưỡng người Hmơng. Về tâm thức tôn giáo, một mặt đạo Tin Lành đã làm biến chuyển thành công niềm tin từ đa thần sang độc thần của người Hmông, nhưng mặt khác sự biến chuyển ấy cũng tạo nên sự hụt hẫng trong tâm thức của họ. Về thực hành tôn giáo, một mặt đạo Tin Lành xóa bỏ những hủ tục ngăn cản sự phát triển trong xã hội người Hmơng nhưng mặt khác cũng xóa luôn những phong tục tập quán là bản sắc văn hóa đặc trưng của người Hmơng.

Bên cạnh đó, tơn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Sự hồi sinh của tôn giáo ngày nay đã phần nào khẳng định được vai trị xã hội của nó trong thế giới hiện tại, không chỉ thuần túy có tính chất tơn giáo mà còn chịu sự tác động của yếu tố ngồi tơn giáo. Do đó, tơn giáo ngày nay khơng đơn thuần về mặt tín ngưỡng, tâm linh từng con người mà nó trở thành mơi trường để kẻ địch lợi dụng. Việc truyền đạo Tin lành vào vùng dân tộc thiểu số nói chung và đặc biệt trong đồng người Hmơng nói riêng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc là nằm trong âm mưu của các thế lực thù địch. Đạo Tin Lành bị lợi dụng nhằm hủy hoại nền văn hóa truyền thống, gây phân hóa, chia rẽ trong nội bộ nhân dân và giữa một bộ phận quần chúng với Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình xã hội mất ổn định, tạo điều kiện cho các phần tử phản động lợi dụng, chống phá cách mạng nước ta.

Vì vậy giải quyết vần đề tơn giáo ở vùng đồng bào dân tộc Hmông ở tỉnh miền núi phía Bắc phải đặt trong việc giải quyết tổng thể vấn đề dân tộc và trên quan điểm cơ bản của Đảng ta về tôn giáo nêu ra trong Đại hội IX “Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào… Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động trái pháp luật về

chính sách của Nhà nước, kích động gây chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”.

Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phái Bắc đặc biệt trong đời sống tơn giáo, tín ngưỡng thì hiện nay vấn đề cơ bản là ổn định tình hình chính trị trên cơ sở ổn định đời sống, giải quyết đồng bộ, có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội để cũng cố lòng tin của quần chúng đối với Đàng và Nhà nước.

Với việc thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác đối với đạo Tin lành, trong đó Điểm 5 của Chỉ thị ghi rõ "Đối với số đồng bào ở miền núi phía Bắc mới

theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tơn giáo tại gia đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp tại bản, làng, Khi hội đủ các điều kiện thì tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật. Đối với bộ phận đồng bào đã theo đạo, nay có nhu cầu trở lại với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện giúp đỡ để đồng bào thực hiện ý nguyện đó" [50] thì chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy

nhiên, trong tình hình mới sẽ đặt ra những nhiệm vụ và thách thức mới, nhất là với đạo Tin lành, nên cần có những giải pháp chiến lược lâu dài. Đồng thời cũng phải có những giải pháp trước mắt đặc biệt để giải quyết những vấn đề cấp bách, trong đó có sự phát triển bất bình thường của đạo Tin lành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)