Có nhiều cách định nghĩa khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau về tâm thức tôn giáo, nhưng trong luận văn này, chúng tôi quan niệm và triển khai nghiên cứu tâm thức tôn giáo theo cách hiểu sau: tâm thức tôn giáo là niềm tin tôn giáo, là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, là sự ngưỡng mộ, tôn sùng một lực lượng thần bí siêu nhiên mà nó vơ hình tác động đến con người.
Đối với người Hmông cũng như nhiều dân tộc khác, trong tâm thức của họ, thần thoại đã ra đời khi từ rất lâu rồi, khi trong cuộc sống gặp nhiều trở ngại mà bản thân con người không thể hiều được.Thần thoại là sự lý giải của con người - có thể đúng hoặc có thể sai - về vũ trụ, thể hiện ý thức muốn tìm hiểu và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với tự nhiên, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, hình dung ra các vị thần lớn lao, những năng lực siêu
nhiên, hữu linh có thể chi phối đến cuộc sống con người. Từ đó, làm cho họ ngày càng tin vào những lý giải của mình.
Trong thần thoại của người Hmông, Chử Làu là Vua Trời, khi vũ trụ còn mờ mịt, hỗn mang, chưa có mn lồi và cây cỏ thì Chử Làu sai bà Chày tạo ra mặt đất, sai ông Chày tạo ra bầu trời. Bầu trời thì vịm, hình trịn, hẹp, trong khi mặt đất thì bằng phẳng, hình vng và rộng lớn nên ông Chày Bà Chày nắn lại mặt đất hẹp lại cho khớp với bầu trời. Chính vì vậy mà mặt đất bị nhăn nhúm, chỗ trồi lên thì thành đồi, chỗ lún xuống thì thành thung lũng, biển hồ. Sau đó Chư Làu tạo ta muông thú và cỏ cây, cuối cùng tạo ra loài người. Loài người ở trên mặt đất sinh sống rất lâu thì gặp một trận đại Hồng thủy. Nhờ có Chử Làu mách cho chị em nhà họ Hồ trốn trong cái trống gỗ mới thốt chết. Sau đó hai người được phép của Chử Làu lấy nhau, sinh con đẻ cái, là tổ tiên của người Hmông hiện nay.
Thần thoại của người Hmông về việc tạo dựng trời đất rất tương đồng với quan niệm Sáng thế của đạo Tin Lành. Khi Tin Lành truyền vào đồng bào dân tộc Hmông, trong một thời gian ngắn có thể cắm rễ được ở đây cũng phải kể đến công lao không nhỏ của những nét tương đồng này. Những người truyền đạo đã lồng ghép hình ảnh Đức Chúa Trời vào trong thần thoại của họ. Nếu như trước đó, quan niệm về vũ trụ trong tâm thức người Hmông chỉ dự vào sự truyền miệng rời rạc của các thế hệ đi trước thì lúc bây giờ, sự giải thích ấy trở nên có hệ thống hơn, mạch lạc hơn, có chức năng củng cố niềm tin hơn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Hmơng cho thấy trước đây người Hmông hầu như không tiếp nhận các phong tục tập qn hay thiết chế văn hóa bên ngồi. Bởi vì đặc điểm lịch sử phải di cư khỏi vùng đất tổ, để nhớ tới tổ tiên, tưởng nhớ nguồn cội, bảo vệ dân tộc mình khỏi sự đồng hóa bở các dân tộc khác, người Hmơng đã giữ
gìn tín ngưỡng, phong tục tập qn của mình gần như khơng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên đạo Tin Lành đã khéo lợi dụng yếu tố “xưng Vua” trong tâm lý người Hmông để truyền bá thành công đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc này. Những người truyền đạo chuyển Chúa Trời vốn là cái trừu tượng thành cái cụ thế là Vua Mông làm thủ lĩnh của người Hmông để lôi kéo người Hmông theo đạo.
Xưng Vua của người Hmông không chỉ đơn thuần là yếu tố tâm linh mà còn bắt nguồn từ chiều sâu của lịch sử và tâm lý tộc người, Người Hmông có một lịch sử lâu đời, đã từng có quốc gia hùng mạnh nhưng bị phong kiến nhà Hán tiêu diệt, đẩy người Hmông vào các cuộc di cư đầy máu và nước mắt. Lịng mong mỏi có Vua tới cứu giúp dân tộc là khát vọng của người Hmông. Đạo Tin Lành chủ trương gắn giáo lý của mình với lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết của người Hmơng, gắn với tín ngưỡng tâm linh của người Hmông, sửa lại giáo lý Tin Lành, gọi vua Hmông là “Vàng Chứ”. Trong ngôn ngữ người Hmơng khơng có từ “Vàng Chứ” mà là âm chữ Hán, tức là “Miêu Vương xuất thế”.
Như vậy, trước kia người Hmông tin vào thuyết “vạn vật hữu linh” bởi cũng như nhiều tộc người khác từ xa xưa khơng vượt ra ngồi khn khổ của tư duy đa thần, họ không thể giải thích được thế giới bằng tư duy khoa học, cuộc sống của con người bị thiên nhiên chi phối, phải nương dựa vào núi rừng, hang động để tồn tại, trước mọi sự biến đổi của tự nhiên, con người lúc đó ngồi việc thích ứng và chế ngự thì khơng thể hiểu và giải thích được tại sao lại có những hiện tượng như vậy, nên trong tâm thức của họ đã hình thành quan niệm mọi vật đều có linh hồn, đều có thần làm chủ tức là “vạn vật hữu linh” thì bây giờ, dưới ảnh hưởng của đạo Tin Lành, trong đời sống tâm linh của người Hmơng chỉ cịn lại một vị Vàng Chứ - Vừa là Vua Mông, vừa là đấng cứu thế, vị thần linh tối cao của người Hmông.
Các vị thần, ma gắn liền với cuộc sống của người Hmông từ bao đời nay bị thay thế bởi “Miêu Vương” đầy quyền năng. Hay nói cách khác, đạo Tin Lành truyền vào đồng bào Hmông gây nên sự biến chuyển từ tín ngưỡng đa thần sang niềm tin độc thần trong đời sống tâm linh của họ. Thay vì sợ hãi và tôn thờ rất nhiều vị thần, cúng bái rất nhiều loại ma thì nay người Hmơng chỉ phải thờ phụng một mình “Vàng Chứ”, “Vàng Chứ” sẽ che chở cho con người thoát khỏi mọi tai họa, mang đến cuộc sống giàu có và huy hồng cho người Hmơng. Giảm bớt sự sợ hãi của người Hmông đối với cả một hệ thống “ma” trong tín ngưỡng truyền thống là điều cực kỳ tích cực đối với tâm lý của họ, là sự dỡ bỏ gắng nặng tinh thần đã đè ép trên vai hàng bao đời nay.
Cả người Hmông và đạo Tin Lành hai đều tin rằng con người có hai phần: linh hồn và thể xác nhưng đạo Tin Lành lại không chia linh hồn con người ra thành nhiều phần mà chỉ có một linh hồn trọn vẹn, được Thiên Chúa ban cho, sau khi chết sẽ bị phán xét công tội để được lên thiên đàng hoặc là xuống hỏa ngục. Thêm vào đó, con người là do tinh cha huyết mẹ cùng Thiên Chúa tạo thành nên con người rất gần với Thiên Chúa, chịu sự che chở của Thiên Chúa, sống ở trên trần gian là do ý muốn của Thiên Chúa, vì vậy con người phải phải biết quý trọng cuộc sống ở thế giới hiện tại, hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm ở đời này để sau khi chết có thể được lên Thiên đàng sống bên cạnh Thiên Chúa chứ không phải coi thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm bợ của linh hồn để rồi buông bỏ kiếp sống này, mong chờ ở kiếp sống sau. Sự thay đổi ý nghĩa trong niềm tin về mối quan hệ giữa cuộc sống hiện tại này và cuộc sống ở thế giới bên kia trong tư tưởng của người Hmông là hết sức quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người Hmông. Chỉ khi tin rằng, để đến được với một thế giới khác vĩnh hằng đó thì con người bắt buộc phải hoàn thành tốt cuộc sống ở
thế giới hiện tại này, thì khi đó người Hmơng mới chủ động làm chủ được cuộc sống của mình.
Ngồi ra, theo đạo Tin Lành, khơng có nhiều phần hồn sẽ khơng có “ma” phiêu dạt ở nhân gian, làm hại đến những người cịn sống, từ đó bớt đi nỗi sợ hãi của con người, bớt đi những tập tục cúng ma, cúng hồn gây tốn kém tiền của, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Như vậy, đời sống tâm linh của ngời Hmông khi theo đạo Tin Lành trở nên nhẹ nhàng, khoáng đạt hơn, bớt đi sự ràng buộc vốn thâm căn cố đế. Cũng từ quan niệm về linh hồn như vậy mà thúc đẩy người Hmơng thối khỏi những quan điểm lạc hậu về ốm đau bệnh tật. Họ khơng cịn coi nguyên nhân người ốm là do một phần hồn bỏ đi chơi, hay bị ma bắt mất, muốn khỏi ốm phải mời thầy Saman về làm lễ cúng nữa mà thực hiện những hành động khoa học hơn.
Các thầy Saman đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Hmơng. Họ là những người được xem là có khả năng dùng phù phép đưa mình vào trạng thái hơn mê, trực tiếp giao tiếp với thần linh. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là cầu cúng chữa bệnh, đi sang thế giới bên kia tìm bắt, dụ dỗ hồn người ốm trở về, ngồi ra họ cịn bói tốn tìm của cải bị mất, chủ trì một số nghi lễ tơn giáo như cúng trừ tà... Niềm tin vào các thầy Saman của người Hmông là rất to lớn và vững chắc. Với vai trò là trung gian, cầu nối giữa con người với thần linh, các thầy Saman giúp người Hmơng mang mong ước của mình nói cho “ma”, cho các vị thần linh ở thế giới bên kia, cầu xin sự che chở, giúp đỡ. Song song với đó là truyền đạt lại ý muốn của “ma”, của thần linh cho người Hmơng, nhằm mục đích chủ yếu là muốn họ thực hiện các lễ cúng hoặc để cầu xin hoặc để tạ ơn. Vai trò trung gian của các thầy Saman có một phần ý nghĩa giống với vai trị của các linh mục Cơng giáo. Trong khi đạo Tin Lành phủ nhận những
luật lệ, lễ nghi của Cơng giáo thì nó cũng khơng chấp nhận sự chi phối về mặt tinh thần, niềm tin của tầng lớp Saman giáo trong cộng đồng người Hmơng. Vì vậy, khi đạo Tin Lành truyền vào, với giáo lý của mình phủ nhận hồn tồn vị trí của các thầy Saman trong cuộc sống hàng ngày, dẫn đến niềm tin bị phai nhạt, dần dần tháo dỡ tâm lý sợ hãi, phụ thuộc vào các thầy Saman.
Như vậy, đạo Tin Lành truyền vào đã làm thay đổi tư tưởng về miền tin tín ngưỡng tơn giáo của người Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc một cách cơ bản, minh chứng xác đáng nhất bằng việc chuyển đổi hoàn toàn đời sống tín ngưỡng từ tín ngưỡng đa thần sang tơn giáo độc thần. Từ sự thay đổi cơ bản đó trong tư tưởng đã làm thay đổi cả cách thực hành tín ngưỡng của người Hmơng.