Giai đoạn từ 2005 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Ngày 4/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chị thị số: 01/2005/CT-TTg, Về một số cơng tác đối với đạo Tin lành. Từ đó, đạo Tin lành trong dân tộc Hmông diễn biến theo xu hướng ổn định, số người theo đạo Tin lành gia tăng tại một số tỉnh miền núi phía bắc, nhưng tỷ lệ khơng q lớn để gây nên những căng thẳng, phức tạp ở địa phương này.

Năm 2005, theo Ban Tơn giáo Chính phủ, số người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 101.889 người, gồm các dân tộc Hmông, Dao, Thái, Pà Thẻn, La Hủ… ở 927 bản. Trong đó, người

Hmơng theo đạo Tin Lành ở Điện Biên là 23.205 người, ở Hà Giang là 12.556 người, ở Lai Châu là 11.307 người. Như vậy, so với thời kỳ đầu phát triển đạo, số lượng người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng rất đáng kể về số lượng, thành phần dân tộc và địa bàn ảnh hưởng. Đến năm 2012, người Hmông theo đạo Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng lên đến 170.000 người trong đó ở Điện Biên là 36.000 người, ở Lai Châu là 35.000 người và ở Hà Giang là 25.000 người [30; tr 22].

Ngoài ra, nếu theo số liệu của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) thì đạo Tin Lành ở Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang trong 03 năm gần đây cũng có sự phát triển tương đối ổn định.

Tỉnh Điểm nhóm Tín hữu Truyền đạo Nhân sự Trưởng nhóm Mục sư Năm 2012 Điện Biên 171 30.893 6 25 171 Lai Châu 146 24.846 5 24 146 Hà Giang 71 10.289 3 20 91 Năm 2013 Điện Biên 176 29.129 13 25 176 Lai Châu 152 25.202 21 24 132 Hà Giang 91 14.105 8 29 75 Năm 2014 Điện Biên 179 29.253 13 25 179 3 Lai Châu 155 25.350 21 24 155 3 Hà Giang 93 14.232 8 29 93 1 Bảng 1. Thống kê số lượng tín đồ theo đạo Tin Lành thuộc Hội Thánh Tin

Nhìn chung thì trong ba gần đây, số lượng tín đồ, số điểm nhóm, số người truyền đạo, số nhân sự và số trường nhóm của 3 tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu có sự tăng nhẹ, chức mục sư cũng đã được đào tạo và bổ nhiệm. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đến sự truyền bá và phát triển đạo ở các tỉnh này.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đạo Tin Lành đã xâm nhập và phát triển mạnh trong vùng đồng bào dân tộc Hmông ở Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Trước tình hình đó, khi thực hiện theo chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, chính quyền các địa phương đã có nhận thức đúng đắn hơn về việc giải quyết vấn đề đạo Tin Lành, hướng dẫn đồng bào theo đạo thực hiện sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, tạo điều kiện cho những người theo đạo đăng ký điểm nhóm sinh hoạt, từ đó quản lý một cách sát sao có hiệu quả hơn. Đến thời điểm này, nhìn chung đạo Tin Lành đã phát triển theo hướng cơng khai, hoạt động có nề nếp, trật tự, những ảnh hưởng tiêu cực đang giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)