Từ phía Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 82 - 93)

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của dạo Tin Lành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những xáo trộn trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Hmơng nói riêng và của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu.

- Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn âm mưu truyền đạo trái phép vào

các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Việc truyền đạo Tin lành vào các dân tộc thiểu số ở nước ta khơng chỉ là vấn đề tín ngưỡng tơn giáo, mà cịn là vấn đề chính trị gắn liền với âm mưu của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam. Muốn khắc phục những hạn chế của đạo Tin Lành đối với đời sống đồng bảo dân tộc Hmơng thì

trước nhất phải hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Hmơng,phải để đạo Tin Lành phát triển theo đứng bản chất tơn giáo của nó mà khơng phải bởi vì sự lợi dụng của những thế lực chính trị khác.

Âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thông qua vấn đề phát triển đạo vào các dân tộc thiểu số ở nước ta là hồn tồn có thật. Vụ bạo loạn chính trị diễn ra ở Tây Nguyên đầu năm 2001 đã chứng minh điều đó. Trong những năm sắp tới, dù có cơng nhận hay không công nhận, cho phép hay không cho phép đạo Tin lành hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, thì các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo này để phục vụ cho âm mưu của chúng. Bởi thế, bên cạnh việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tơn giáo và tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo, cần làm tốt cơng tác phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, giữ vững chủ quyền Quốc gia.

Đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng là một nội dung trong công tác tôn giáo của Đảng. Cho nên công tác này cũng là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Công tác tôn giáo và phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống kẻ thù lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.

Tơn giáo, tín ngưỡng là hiện tượng cịn tồn tại lâu dài và là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có những phù hợp với cuộc sống của cơng cuộc xây dựng xã hội mới.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác quần chúng, công tác đối với con người. Đồng bào có đạo hay khơng có đạo đều là cơng dân của Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thực, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời giúp đỡ đồng bào nâng cao trình độ mọi mặt để đóng góp tích cực và sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đấu tranh chống hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm tới cần nắm vững phương châm: phịng ngừa là chính, giữ vững bên trong là chủ yếu. Cơng tác này địi hỏi tập trung vào các nội dung sau:

- Một là, làm tốt công tác quản lý địa bàn, xây dựng các phương án

phòng ngừa các hoạt động truyền đạo trái phép.

Do có sự tác động hỗ trợ bên ngồi, nên tình hình đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc cịn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Do đó, cơng tác quản lý cần tập trung vào các xã trọng điểm khu vực biên giới các địa bàn có những vấn đề phức tạp.

Công tác nắm địa bàn cần làm rõ âm mưu, ý đồ và kế hoạch của các tổ chức cơ quan đặc biệt của nước ngoài như Mỹ. Thực trạng hoạt động tơn giáo, tình hình các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể, những sai sót trong việc thực hiện chính sách pháp luật, tình hình nội bộ nhân dân, tình hình các đối tượng truyền đạo.

Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cùng các ban ngành, cơ quan chức năng đánh giá, phân lọai địa bàn và xây dựng phương án thích hợp nhằm phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

- Hai là, đấu tranh, xử lý các tổ chức và các đối tượng có các hoạt

động truyền đạo trái phép.

+ Đối với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)

Những năm qua, ngồi việc tích cực hỗ trợ các hoạt động truyền đạo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Hội thánh Tin lành miền Bắc cịn có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, đi chệch đường lối hoạt động yêu nước về phục vụ Thiên Chúa đã đề ra trong bản Điều lệ Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), như: in ấn tài liệu trái phép, nhân bản các tài liệu, kinh sách chưa được phép xuất bản, có nguồn gốc từ nước ngồi vào phát hành tại Việt Nam; gửi các tài liệụ có nội dung tố cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo ra nước ngoài.

Do vậy, cần chấn chỉnh lại tổ chức và hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc theo phương hướng: trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, tiếp tục xây dựng các quy định nội dung cụ thể đối với Hội thánh Tin lành miền Bắc trong việc mở rộng quan hệ với tổ chức Tin lành trong và ngoài nước, đào tạo giáo sĩ; tiếp tục viện trợ tiền, kinh sách từ nước ngoài, in ấn tài liệu kinh sách và phát hành ấn phẩm này.

+ Đối với các tổ chức “Giáo hội cơ sở” bí mật, trá hình trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc: Cần phát hiện và giải tán, đưa các hoạt động của đồng bào còn theo đạo Tin lành về sinh hoạt tại gia đình, khơng có lập Giáo hội cơ sở.

+ Đối với những người cầm đầu truyền đạo là người dân tộc thiểu số: Trước mắt, chưa thừa nhận tư cách hoạt động truyền đạo của số này, song cần phân công cho các ngành chức năng tiến hành ra soát, quản lý theo dõi các hoạt động của họ. Khơng để cho lực lựơng bên ngồi lơi kéo, móc nối chỉ đạo hoạt động. Tăng cường công tác giáo dục, thuyết phục

hoặc cảnh cáo răn đe (nếu cần thiết) để họ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật.

+ Đối với những kẻ ngoan cố, có hành vi vi phạm pháp luật: cần sử lý nghiêm minh.

+ Đối với các cá nhân và tổ chức nước ngoài vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc: “Khơng cho phép cá nhân và tổ chức phi chính phủ nước ngồi đến các vùng đồng bào dân tộc hoạt động tôn giáo bất hợp pháp”. Thực hiện chủ trương này, các ngành chức năng và các địa phương phải:

Xây dựng quy chế xét duyệt, quản lý các tổ chức cá nhân về các tổ chức nước ngoài vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và vào đồng bào người Hmơng nói riêng, đảm bảo chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, đồng thời vẫn tranh thủ được sự giúp đỡ hảo tâm của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Quản lý chặt chẽ địa bàn, không để cho các cá nhân, tổ chức nước ngồi (kể cả các tổ chức phi chính phủ) đi lại tùy tiện truyền đạo, hoặc tiến hành các hoạt động truyền đạo Tin lành ở vùng đồng bào người Hmông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay đối với các cá nhân và tổ chức nước ngoài đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có quy định cấm phát tán tài liệu (sách, tranh ảnh, băng cát sét…) có nội dung truyền đạo trái phép hoặc tiến hành các hoạt động truyền đạo trái phép, vi phạm pháp luật của Việt Nam; cần kiên quyết xử lý như tịch thu các phương tiện và tài liệu truyền đạo; cảnh cáo, trục suất đưa vào diện cấm nhập cảnh với các cá nhân có hành vi truyền đạo trái phép, vi phạm pháp luật Việt Nam.

+ Đối với các đài phát thanh truyền đạo của nước ngoài: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ chương trình, nội dung, thời lượng thu thập chứng cứ tài

liệu tuyên truyền, kích động, chia rẽ, can thiệp vào công việc nội bộ nước ta của các đài này để tiến hành đấu tranh bằng con đường ngoại giao hoặc đấu tranh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhà nước cần tổ chức lại các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài địa phương, nâng cao chất lượng và thời lượng phát sóng làm đối trọng với các đài tiếng dân tộc của nước ngoài nhằm đưa tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với từng người dân. Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phê phán nhằm vơ hiệu hóa những luận điệu xấu của các đài truyền đạo. Cần thay thế, nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật của các đài, cần phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, người dân tộc thiểu số đang công tác ở nhiều ngành, nhiều cấp tham gia biên soạn chương trình phát thanh và các tài liệu khác

- Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách tơn giáo, tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng

Chủ nghĩa Mác – Lê nin chỉ ra: tôn giáo là một vấn đề mang tính quần chúng, lịch sử và tính chất chính trị. Tơn giáo là nhu cầu tinh thần, là “hạnh phúc hư ảo” của nhân dân. Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo xác định: Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thực hiện nhất qn chính sách tơn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tơn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Do đó cần tiếp tục cho các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, các dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là dân tộc Hmông trong địa bàn hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

trong cơng cuộc xây dựng đất nước; về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Tuyên truyền vận động sâu rộng trong đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc để họ nhận thức rõ bản chất tơn giáo nói chung, Tin lành nói riêng; về âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực phản động.

+ Với cán bộ quản lý, đảng viên và đội ngũ cán bộ cơ sở: cần tiếp tục mở các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết về tơn giáo, nhận thức đúng đắn về chính sách tự do tín ngưỡng và tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

- Nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, làm tốt công tác vận động quần chúng với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Vận động quần chúng là biện pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tơn giáo nói chung và đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Nghị quyết 24/NQ – TW (16/10/1990) của Bộ Chính trị xác định “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”.

Trong các nguyên nhân dẫn đến việc đạo Tin lành phát triển rộng trong vùng đồng bào người Hmông ở Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì ngun nhân bng lỏng cơng tác vận động quần chúng là nguyên nhân mang tính trực tiếp. Bởi lẽ, âm mưu và hoạt động truyền đạo của Giáo hội Tin lành nước ngoài vào đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc đã có từ lâu, đời sống các đồng bào tuy rất khó khăn, song nhìn chung cũng đã khá hơn nhiều so với trước đây. Bước vào thời kỳ đổi mới, trong bối cảnh quần chúng đang gặp bế tắc trong cuộc sống thì chúng ta lại không sát sao quần chúng, giúp họ tháo gỡ những khó khăn, để cho các thế lực truyền đạo chớp thời cơ, hướng quần chúng đi theo “con đường mới” theo đạo Tin lành. Chính vì vậy, giải pháp

đặc biệt là ở đồng bào người Hmông thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc là cần đẩy mạnh vận động quần chúng.

Mục đích, u cầu cao nhất của cơng tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay là: Ổn định tình hình chính trị - xã hội; phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào, phát huy truyền thống cách mạng gắn bó với Đảng Cộng sản Việt Nam với cộng đồng các dân tộc trong Tổ quốc Việt Nam.

Đối tượng vận động quần chúng ở đây bao gồm cả số quần chúng đã theo đạo Tin lành, số quần chúng không theo đạo Tin lành và cả số quần chúng đã từ bỏ đạo Tin lành. Mỗi loại đối tượng vận động này có những yêu cầu nội dung cụ thể khác nhau.

Đối với người Hmông không theo đạo Tin lành: Công tác vận động nhằm vào nâng cao lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, nhận rõ âm mưu chia rẽ, phá hoại của các phần tử xấu trong hoạt động truyền đạo để quần chúng tự giác phát hiện đấu tranh với các phần tử vi phạm pháp luật. Nhưng quan trọng hơn là: Thông qua các quan hệ đồng bộ, thân tộc…để số người Hmông này vận động những người theo đạo quay trở về với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng dân tộc. Vận động người Hmơng trong các công tác đối với đạo Tin lành cần lồng ghép với các cuộc vận động chính trị, xã hội khác, như vận động người Hmơng bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình. Đối với người Hmơng theo đạo Tin lành: Công tác vận động cần làm cho đồng bào hiểu và phân biệt tư do tín ngưỡng, tơn giáo và các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo, thận trọng phân tích cái được, cái mất trong việc từ bỏ tín ngưỡng, văn hóa truyền thống để người Hmơng tự quyết định xu hướng, tín ngưỡng, tơn giáo của mình. Tránh gị ép, gây căng thẳng, đối đầu với quần chúng, đẩy quần chúng đối lập với chính quyền.

Đối với người Hmơng từ bỏ đạo Tin lành nhưng chưa hoặc không muốn quay lại với tín ngưỡng truyền thống, cần khơi dậy ý thức tộc người, xây dựng các tập quán, lối sống trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Nói chung, nội dung và phương pháp vận động quần chúng phải linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của từng vùng, phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào dân dân tộc Hmơng. Cần có quan điểm trong sáng, chống tư tưởng định kiến, kỳ thị dân tộc, phải làm thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)