Đạo Tin Lành là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phụng một Đức Chúa Trời duy nhất, không chấp nhận thờ cúng bất kỳ ai khác. Trong khi cùng với hệ thống tín ngưỡng truyền thống phong phú là sự đồ sộ về số lượng các vị thần và “ma” của người Hmông – những vị thần vốn quen thuộc với đời sống tâm linh hàng bao đời nay của đồng bào. Khi đạo Tin Lành truyền vào, các vị thần đó khơng được chấp nhận, bị thay thế bởi một vị Thiên Chúa duy nhất không khỏi dẫn đến những sự hụt hẫng trong đời sống tâm linh của người Hmơng. Chính đời sống tâm linh truyền thống của họ là trụ cột xây dựng nên nền văn hóa Hmơng phong phú và đa dạng. Nay bị đạo Tin Lành thay thế không khỏi dẫn đến sự mai một những giá trị tốt đẹp của tộc người, làm lu mờ đi bản sắc riêng độc đáo của dân tộc Hmông.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo của người Hmơng. Người Hmơng quan niệm tổ tiên bao gồm tất cả những người đã khuất thuộc các thế hệ, chủ yếu từ thế hệ cha ơng trở về trước. Đó là những người đã làm nên sự nghiệp để lại cho con cháu và giám sát việc thực hiện “đường lý, đường lẽ” của cộng đồng, luôn phù hộ cho con cháu làm ăn thuật lợi, những vị thần giúp đỡ cho cuộc sống của người Mơng như: ơng Chờu Ghia, Lía Lư, Xí Gi… đều được coi là những ơng tốt đã có cơng xây dựng nền móng cho hệ thống văn hóa mưu sinh và ứng xủa của dân tộc này, đồng thời giúp họ có đủ sức mạnh chống lại áp bức, chống lại sự đe dọa của thiên nhiên, bảo vệ sự sống còn của cộng đồng. Điều này thể hiện rõ nét đẹp uống nước nhớ nguồn của người Hmông, mặc dù không cùng huyết thống trực hệ nhưng đã từng giúp đỡ người Hmơng thuở ban đầu sinh sống thì họ vẫn tơn trọng và thờ cúng. Tổ
tiên là người phù hộ con cháu làm ăn thuận lợi… Bởi vậy, bất cứ người Hmông nào cũng phải ghi nhớ công lao của tổ tiên và lập nơi thờ cúng tổ tiên.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng của người Hmông luôn tồn tại một hệ thống ma nhà với những ý nghĩa riêng biệt. Việc chấp nhận đạo Tin Lành mặc dù đáp ứng được nhu cầu tôn giáo của người Hmông nhưng chắc chắn không thể nào khỏa lấp hết được sự hụt hẫng trong tâm thức mỗi người. Vốn trước đây, quan hệ giữa con người với thần như trong cộng đồng “giao” bình đẳng, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, ở đây thần cũng bình đẳng như một thành viên của cộng đồng. Thần chưa có sức mạnh siêu phàm tuyệt đối, chưa đứng trên cộng đồng. Do đó, cộng đồng dâng lễ vật cho thần thì thần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ phù hộ và bảo vệ cộng đồng. Nhưng khi đạo Tin Lành du nhập vào thì khơng cịn sự bình dị, bình đẳng như giữa thần và cộng đồng “giao” nữa, mà là sự nắm quyền tuyệt đối của Thiên Chúa đối với cộng đồng tín đồ bởi Người có sức mạnh tuyệt đối, đứng trên cộng đồng.
Các thầy Saman không chỉ là người cầu cúng, chữa bệnh cho người Hmông mà họ cịn là những người có uy tín trong dân chúng. Loại bỏ đi yếu tố mê tín thì các thầy Saman cũng là những người hiểu biết về phong tục tập quán của người Hmơng, thậm chí, tiêu chí của một vị Vua Mông phải là thầy Saman, có khả năng lên đồng – mang ý nghĩa thần thánh nhập vào người, từ trên trời xuống cứu giúp người Hmông. Đạo Tin Lành truyền vào đã làm lu mờ đi giá trị và vai trò của thầy Samam trong cộng đồng.
Như vậy, đạo Tin Lành khi truyền vào đồng bào dân tộc Hmông đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thức tôn giáo của người Hmông. Mặc cho ban đầu mở cánh cửa tiến vào đời sống tín ngưỡng họ dựa trên một số nét tương đồng đặc biệt, nhưng ngay sau đó, Tin Lành đã xung đột ngay với các giá trị tín ngưỡng truyền thống. Tư tưởng tín ngưỡng của cơng bào bị thay đổi một cách cơ bản, có chăng có có phần vỏ tương đồng cịn bản chất
thì hồn tồn khác biệt. Thêm vào đó, mục đích, hồn cảnh và điều kiện truyền bá đạo Tin Lành lúc ban đầu đã bị pha trộn tạp chất, không phải là thuần túy truyền đạo cho nên những ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến niềm tin của người Mông mang theo rất nhiều hạn chế và hệ lụy. Những ảnh hưởng tích cực khơng đáng kể so với những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên hiện nay, đạo Tin Lành đang ngày càng được khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực, làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người Hmông.
2.2.2 Ảnh hưởng đến thực hành nghi lễ tôn giáo của người Hmông
Những nghi lễ của người Hmông mặc dù là gánh nặng về mặt kinh tế nhưng lại mang đậm những giá trị văn hóa truyền thống của họ, thể hiện bản sắc riêng đặc trưng cho tộc người. Khi đạo Tin Lành du nhập vào đã dần làm biến mất những giá trị văn hóa này. Cả một nền văn hóa hàng bao đời của một dân tộc có nguy cơ bị xóa xổ.
Mất đi các nghi lễ thờ cúng
Bên cạnh các nghi lễ như: kỷ niệm Chúa giáng sinh, Chúa chịu thương khó, Chúa phục sinh, Chúa Thăng thiên, lễ kỷ niệm Đức Thánh Linh giáng lâm, lễ thành hôn, lễ dâng con trẻ, lễ tang, lễ xức dầu cầu nguyện cho người bệnh, lễ tấn phong mục sư, lễ bổ nhiệm, lễ cung hiến nhà thờ và lễ cảm tạ thì đạo Tin Lành chỉ cơng nhận và thực hiện 2 Thánh lễ đó là: Thánh lễ Báp têm và Thánh lễ Tiệc Thánh.
Thánh lễ Báp têm: là Thánh lễ quan trọng đối với người theo đạo Tin
Lành. Báp têm không làm cho người nào được sạch tội, cũng khơng có quyền thay đổi tâm hồn con người, nhưng tất cả phụ thuộc vào niềm tin của con người. Báp têm là một hành động tuyên xưng đức tin để được gia nhập vào Hội Thánh của Thiên Chúa trên mặt đất (1Phê 3: 21), [17; tr 1411].
Người từ 13 tuổi trở lên, học xong giáo lý căn bản, được Quản nhiệm cùng ban chấp sự Hội thánh công nhận đủ điều kiện nhận thì được làm lễ Báptêm. Mục sư chủ lễ giúp ứng viên dầm mình xuống nước rồi bước ra khỏi nước, thực hiện đúng với ý nghĩa cùng chết, cùng chôn và cùng sống đời mới với Chúa Giêsu (Rô 6: 3-4) [17; tr 1294]. Trường hợp người già yếu, ốm đau, bệnh tật… thì Mục sư chủ lễ thực hiện bằng cách đổ một ít nước lên trên đầu ứng viên.
Lễ Báp têm gồm các bước sau: người hướng dẫn giới thiệu, hát Thánh ca, đọc tên người chịu lễ, Lời Chúa, tuyên hứa, cầu nguyện đặc biệt cho người chịu lễ, nghi thức Báptêm, Tiệc Thánh, cầu nguyện chung và Chúc phúc.
Trước khi thực hiện nghi lễ, mục sư và ứng viên đều phải mặc áo lễ. Áo lễ của Mục sư màu huyết dụ, có hình thập tự trắng nhỏ trước ngực, áo của ứng viên màu xanh đen, cổ và tay viền nhỏ đỏ [18; tr 19-24].
Thánh lễ Tiệc Thánh: là Thánh lễ kỷ niệm sự chịu khổ, sự đổ huyết, và
sự chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá và hứa nguyện sống xứng đáng với Thiên Chúa. Tinh thần của Lễ tiệc Thánh là để nhớ đến Chúa và cũng là một cách để rao truyền Phúc âm, người dự tiệc Thánh phải xứng đáng tức là phải tin Chúa.
Chương trình và nghi thức tiệc Thánh được thực hiện theo các bước sau: Hội chúng hát thánh ca, mục sư đọc Lời Chúa, xét lòng cầu nguyện và phát bánh [18; tr 24-28].
Như vậy, đạo Tin Lành lấy kinh Thánh làm nền tảng giáo lý, chỉ thờ phụng một Đức Chúa Trời duy nhất, chỉ thực hiện những nghi lễ có ghi trong Kinh Thánh mà phủ nhận tất cả nền văn hóa khác nó, phủ nhận các nghi lễ thờ cúng vốn là bản sắc của người Hmơng.
hướng nào để đốn định việc làm ăn trong năm tới có phát đạt hay khơng. Nếu khi chết, gà quay đầu về bức tường thờ “xử ca” hoặc phía buồng ơng chủ nằm thì năm đó gia đình gặp khó khăn, hao tổn về tiền bạc.
Hay việc cúng ma cửa vào dịp Tết, khi có người ốm đau hoặc mất tài sản. Có một số dịng họ như họ Và, họ Vừ và người Mông Trắng thường nuôi một con gà trống màu đỏ - hay gọi là gà ma, được nhốt trong lồng treo sát vách buồng ông chủ. Khi nào cần báo mộng cho ông chủ, ma cửa sẽ nhập vào gà này để báo. Khi có điều xấu, chủ nhà phải tổ chức lễ cúng ma cửa bằng lợn – gọi là lễ cúng lớn. Lễ vật là con lợn nái mà khi còn bé đã bị cắt một nhím lơng đi đặt lên phía trên cửa ra vào). Cách cúng tương tự như cúng ma lợn, khi cúng thì đóng chặt cửa và chỉ có nam giới người Hmông mới được cúng.
Cúng ma buồng ở những gia đình có trẻ nhỏ, hàng năm đều làm lễ cúng ma buồng ít nhất một lần. Cách thức lập ma buồng là người ta lấy một quả bầu nhỏ, bỏ hết ruột bên trong và cùng với một cái chén làm bằng ống nứa bỏ vào cái hộp đan bằng tre, hoặc mây. Hộp này được gác ở mái nhà phía đầu giường của ơng chủ gia đình. Người Hmơng không cho phụ nữ, trẻ em sờ đến cái hộp này. Cúng ma buồng thường được cúng vào buổi tối hoặc nửa đêm, gà gáy lần thứ nhất hay lần thứ hai thì tùy theo từng dịng họ. Khi cúng phải đóng chặt cửa, lợn mổ ngay trong nhà, và không cho người lạ đến dự. Ông chủ gia đình pha thịt lợn thành nhiều bát, mỗi bát đủ các bộn phận của con lợn như đầu, tai, tim, lưỡi, chân…số lượng bát thì tùy vào từng dòng họ. Nước luộc thịt cho vào trong quả bầu khơ, cuống cong như hình dấu hỏi. Sau đó ơng chủ nhà đọc bài cúng với với nội dung yêu cầu ma buồng bảo vệ hồn trẻ nhỏ trong gia đình hay ăn chóng lớn, chăn ni được nhiều trâu, nhiều lợn… Cúng xong thì ơng rót nước thịt từ trong quả bầu ra các chén nhỏ bằng ống nứa, số chén tương ứng với số bát cho trẻ
nhỏ uống, với niềm tin sẽ được khỏe mạnh, sáng mắt. Số thịt cũng được chia cho các thành viên trong gia đình ăn một bữa ở trong nhà, kiêng khơng mang ra ngồi nhà. Cúng xong quả bầu cong và các chén bằng ống nứa được cất trên mái nhà phía giường ngủ của vợ chồng chủ nhà.
Cũng như quan niệm của nhiều dân tộc khác, đồng bào Mông cho rằng khi con ngươi trút hơi thở cuối cùng có nghĩa là họ đã đi hết chặng đường ở trần gian này, trở về với tổ tiên. Để người chết đến được với thế giới tổ tiên thì người Mơng làm lễ “chỉ đường” đưa hồn người chết đi qua những địa danh đã cư trú, về đến tận vùng đất tổ Quý Châu (Trung Quốc) rồi từ đó mới lên trời tìm về với tổ tiên. Thầy cúng phải lấy con gà trống hoa “dẫn đường” cho hồn người chết và dặn người chết cách trả lời khi gặp thần nhà trời và nhờ nhà trời chỉ đường về với nơi tổ tiên cư trú, đó mới là thế giới vĩnh hằng của người Hmông. Họ thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới, trong lễ cưới, lễ tang và những dịp khác, trong đó “Lễ cúng tết” là lễ cúng tổ tiên quan trọng nhất, diễn ra vào ngày tất niên.
Trong “lễ cúng Tết”, gia chủ phải làm một chiếc bánh dày to để trong chiếc mẹt đặt dưới đất trước nơi thờ tổ tiên, đồng thời sắm một mâm cơm đặt bên cạnh. Ở nhiều nơi, mâm cơm nhất thiết phải có một liễn cơm ngơ và một bát canh lớn với những miếng thịt luộc được thái nhỏ. Xung quanh liễn cơm người ta cắm ngửa những chiếc thìa bằng gỗ. Chủ nhà thắp hương, cắm một nén lên bánh dày, ba nén lên vách nhà hoặc bát hương rồi nâng chén rượu, thìa cơm, bắt đầu bài khấn bày tỏ tấm lịng của mình với tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho năm sau tốt đẹp hơn năm trước.
Như vậy, viêc thực hành nghi lễ tôn giáo này diễn ra thường xuyên trong đời sống người Hmông, gắn liền với mong muốn, ước vọng của họ về chính cuộc sống ở hiện tại này. Mỗi lần thực hiện việc thờ cúng này là một lần người Hmơng có nguyện vọng hay mong muốn gì đó cần cầu xin, các
nghi lễ này thể hiện được nét văn hóa độc đáo riêng biệt của người Hmông. Nếu lấy tinh thần đơn giản và thành tâm trong việc thực hiện nghi lễ của đạo Tin Lành để thể hiện được niềm tin và mong muốn của mình, khơng cực đoan rập khn theo cái cũ thì sẽ thể hiện được trọn vẹn nếp nghĩ và truyền thống tốt đẹp của người Hmông.
Mất đi những kiêng kỵ mang ý nghĩa tốt đẹp
Hàng năm vào dịp năm mới, người Hmông thu dọn các công cụ lao động hàng ngày vào nhà, bày trước bàn thờ tổ tiên, dán một miếng giấy màu đỏ lên mỗi công cụ và thực hiện thờ cùng với các lễ cúng trong dịp năm mới; các loại gia súc như trâu, bị thì nhốt cột nhốt ngay ngắm, cũng dán miếng giấy đỏ lên sừng và không cho ra khỏi phạm vi nhà trong những ngày tết. Họ làm như vậy với mục đích đánh dấu để ma lạ khơng làm hư hỏng dụng cụ hay mang trâu bò nhà mình đi. Việc kiêng kỵ như vậy thể hiện sự coi trọng của đồng bào đối với công cụ sản xuất, đối với vật ni của mình. Đó là một nét đẹp cũng bị mai một khi đạo Tin Lành truyền vào.
Mất đi hệ thống phong tục vòng đời
Phong tục tập quán là những thói quen, trong suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng, là khuôn mẫu, quy tắc chi phối hành vi của thành viên trong cộng đồng. Phong tục tập qn của người Hmơng có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống người dân miền núi phía Bắc, góp phần điều chỉnh và ổn định hành vi tâm lý, đạo đức thông qua các quy ước nếp sống được mọi người tự giác, kiên trì thực hiện biến thành thói quen bền vững. Khi đạo Tin Lành truyền vào, những phong tục tập quán vốn tạo nên sự khác biệt, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc của người Hmông đã bị bỏ quên. Một mặt nó loại bỏ những hủ tục vốn còn lạc hậu trong đồng bào, nhưng phần lớn nó làm mất đi các giá trị nhân văn, những nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Hmông suốt từ bao đời qua.
Cƣới hỏi là một trong những tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người Hmông, mang rất nhiều nét đặc sắc riêng biệt của tộc người này, là cái đặc trưng để phân biệt với những tộc người khác. Con trai, con gái người Hmông đến tuổi kết hôn được tự do lựa chọn bạn đời, thường có một giai đoạn tìm hiểu nhau trước khi kết thành vợ chồng. Nơi họp chợ, các dịp lễ hội, tết nhất… là các dịp để trai gái người Hmơng hẹn hị và tìm hiểu lẫn nhau qua tiếng khèn, tiếng sáo, những làn điệu dân ca ngọt ngào. Đám cưới hoàn chỉnh của người Hmông cũng phải trải qua ba nghi lễ: lễ dạm hỏi và so tuổi; lễ xin ngày cưới và lễ vật; và cuối cùng mới là lễ cưới. Nếu bỏ qua sự tốn kém của cưới xin thì những lễ nghi ấy đều mang ý nghĩa tốt đẹp mong muốn hạnh phúc và gắn kết cộng đồng.
Khi đạo Tin Lành truyền vào thì ý nghĩa tốt đẹp của các lễ nghi ấy cũng khơng cịn nữa, những câu dân ca ngọt ngào, tiếng khèn, tiếng sáo vốn gắn liền với cuộc sống của người Hmơng, tính cố kết cộng đồng cũng dần dần biến mất. Đặc biệt là trong hồn cảnh đạo Tin Lành cịn chưa thực sự cắm rễ sâu, chi phối hồn tồn đời sống của người Hmơng. Người Hmơng theo