Đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Hmông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 37 - 42)

miền núi phía Bắc nƣớc ta

Ba tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên là các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên rộng lớn. Hà Giang phía Đơng giáo Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp Tuyên Quang, phía Bắc Giáp Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc; Điện Biên – vốn là một huyện thuộc Lai Châu cũ, năm 2003 mới được tách ra thành một tỉnh độc lập – giáp với Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, phía Bắc giáp với Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Phongsaly và

Luangprabang của Lào; Lai Châu phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáo Điện Biên, phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai, phía Đơng Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Đường biên giới giáp với Trung Quốc và Lào dài là điều kiện tiện quyết để người Hmông từ Vân Nam thiên di sang, vẫn giữ được mối liên hệ sâu sắc với người Hmông ở Lào và Trung Quốc. Ba tỉnh này cũng là nơi có số lượng người Hmơng đông nhất cả nước.

Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, người Hmông ở Việt Nam có khoảng 800.000 người và năm 2009 có 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong tổng số các dân tộc nước ta, có mặt ở 62 tỉnh thành trong cả nước nhưng cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Trong đó, người Hmơng ở Hà Giang có 231.464 người (chiếm 31.9% dân số tồn tỉnh), ở Điện Biên có 170.648 người (chiếm 34.8% dân số tồn tỉnh), ở Lai Châu có 83.324 người (chiếm 22.5% dân số tồn tỉnh). Người Hmông phân chia thành 4 nhóm: Hmơng Hoa (Hmơng Lềnh), Hmơng Đen (Hmơng Dú), Hmông Xanh (Hmông Chúa), Hmông Trắng (Hmông Đu) [72].

Người Hmơng di cư vào phía Bắc Việt Nam khá muộn so với các dân tộc khác, cách đây khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt với các quy mô lớn nhỏ. Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên là nơi người Hmông đặt chân đến trước nhất. Sự di cư khá muộn của người Hmông vào Việt Nam là một yếu tố khiến dân tộc này phải cư trú trên các dải núi cao, ở các vùng địa hình bị chia cắt mạnh, núi non hiểm trở, có độ cao từ 800-1000m so với mặt nước biển.

Về kinh tế

Người Hmông ở 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu có điều kiện tự nhiên gần giống nhau nên về kinh tế cũng tương tự nhau. Người Hmơng sống gắn bó với rừng và đất rừng mặc dù họ có nguồn gốc là cư dân lúa

nước. Hồn cảnh đó đã làm cho nơng nghiệp nương rẫy trở thành nền tảng kinh tế vô cùng quan trọng của người Hmông.

Cũng như các dân tộc khác quan niệm, nương rẫy là một mảnh đất rừng được chặt phá, đốt dọn, được chọc lỗ hay xới lên để trồng trọt. Người Hmơng chia thành hai loại hình nương rẫy, chính là hai mơ hình kỹ thuật canh tác của đồng bào đó là nương du canh và nương định canh. Nương du canh là nương không được sử dụng thường xuyên, liên tục bởi vì đất nhanh bạc màu, kỹ thuật canh tác đơn sơ nên năng suất cây trồng thấp, không ổn định. Nương định canh là nương cố định của người Hmông, được họ sử dụng liên tục từ năm này sang năm khác, từ đời này qua đời khác, do được canh tác tốt hơn nên năng suất có cao hơn.

Bên cạnh đó, các nghề thủ cơng như: đan lát, xe lanh dệt vài, in hoa văn bằng sáp ong, hay rèn đúc góp phần thể hiện rõ nền kinh tế tự cung tự cấp của đồng bào Hmơng. Mỗi gia đình Hmơng là một đơn vị kinh tế độc lập, họ gần như tự làm ra mọi thứ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, phụ nữ trồng lanh, dệt vải cịn đàn ơng rèn đúc, đan lát.

Ngoài ra, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm là những hoạt động kinh tế phổ biến của người Hmơng. Chăn ni hồn tồn mang tính tự phát và gắn liền với kinh tế hộ gia đình. Họ ni gia súc, gia cầm không chỉ là thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày hay làm sức kéo cho sản xuất, cho sinh hoạt, hay bn bán nhỏ mà hơn thế nó là nguồn cung cấp lễ vật cho những hoạt động tín ngưỡng tơn giáo cũng như các lễ thức không thể thiếu trong chu kỳ đời người. Săn bắn, hái lượm các nguồn tài ngun rừng cũng đóng một vai trị đáng kể trong thu nhập của người Hmông, thường được tiến hành nhiều nhất vào thời kỳ giáp hạt và nông nhàn, đặc biệt vào những năm mất mùa, đói kém.

Địa hình, thổ nhưỡng của khu vực người Hmông sinh sống là điều hạn chế đối với nền nông nghiệp lúa nước nhưng lại là điều kiện phù hợp với

cây thuốc phiện. Cây thuốc phiện cũng gắn với đời sống người Hmông từ bao đời, là nguồn sống chủ yếu của đồng bào Hmông, đến nỗi người Hmơng có câu: “Ở đâu có cây tống q sủi (cây sống qua mùa đơng) thì ở đó có người Hmơng, giàng cũng thả cây thuốc phiện xuống mặt đất cho người Hmông”. Lúc ban đầu, thực tế thuốc phiện không chỉ dùng để hút, thiết đãi nhau trong các ngày vui như cưới hỏi, ma chay, dựng nhà hay các phong tục tập quán khác mà còn dùng để chữa bệnh cho người và súc vật, đến sau này vì lợi ích kinh tế nên bị kẻ xấu lợi dụng mới gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.

Năm 1991, hòng ngăn ngừa tác hại nghiêm trọng mà cây thuốc phiện gây ra, Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏ nó. Việc này đã tạo ra một cú sốc đối với kinh tế người Hmơng, làm họ càng trở nên nghèo đói, là cơ hội để đạo Tin Lành truyền vào được thuận lợi nhưng theo chiều hướng tiêu cực. Trải theo thời gian, do nhiều tác động khác nhau, đặc biệt là tác động của thời kỳ đổi mới ở nước ta, sự hỗ trợ của Nhà nước và nhiều yếu tố tích cực khác đã giúp tỷ lệ đói nghèo của nhiều vùng người Hmơng ở Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu nói riêng và ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam giảm xuống đá kể, số người Hmơng giàu có đã xuất hiện, kéo theo đó là sự phát triển dần trở nên ổn định của đạo Tin Lành.

Về quan hệ xã hội

Xã hội truyền thống của người Hmơng có cấu trúc khá thống nhất đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò và quyền lợi cũng như trách nhiệm của người đàn ông. Cấu trúc ấy được xây dựng trên cơ sở của các tế bào xã hội đó là gia đình. Sau gia đình là đến dịng họ. Dịng họ người Hmơng có một vị trí vơ cùng quan trọng, đó là những yếu tố cốt lõi cấu thành nên xã hội Hmông và thể hiện bản sắc dân tộc của họ. Đồng bào Hmông quan niệm cùng dòng họ là những người cùng gốc bắt nguồn từ

một ông tổ từ xưa, tức có cùng một cách thờ cúng ma. Dịng họ của người Hmơng có phạm vi cố kết rộng, bao gồm tất cả những người cùng họ, không phân biệt nơi cư trú. Khi đã nhận họ, được xem như anh em một nhà, họ có bổn phận giúp đỡ, bảo vệ, che chở cho nhau và không được phép kết hôn với nhau. Người Hmông đã cùng dòng họ cho dù ở xa hay gần đều chịu sự chi phối của luật tục dòng họ. Là thành viên của dòng họ, các gia đình người Hmơng chịu sự ràng buộc và quản lý chặt chẽ của quan hệ huyết thống, tuân thủ nghiêm ngặt luật tục và những quyết định của dòng họ. Tổ chức dịng họ ở người Hmơng là đơn vị tự quản khá đơn giản nhưng được vận hành rất hiệu quả nhờ dựa vào luật tục của dòng họ, với mối lo sợ khi về bên kia thế giới không được tổ tiên thừa nhận. Quan hệ huyết thống được khẳng định bằng nhiều lễ thức: cưới xin, ma chay, tức là lễ đưa người đã khuất về buộc phải đủ mặt người trong họ tiễn đưa, nên có khi xác chết để hàng chục ngày, với các lệ tục riêng của từng dịng họ.Đó là mặt tốt đẹp. Nhưng cũng chính cái luật tục thời cúng ấy đã trở thành gánh nặng đè lên vai từng gia đình, là điểm yếu để đạo Tin lành khai thác phát triển đạo trong từng vùng người Hmông.

Như vậy, dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lương thực ngày càng lớn, người Hmông lại đốt rừng làm nương rẫy, khai khác kiệt quệ tài nguyên rừng khiến đời sống đồng bào ngày càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, năm 1991 Đảng và Nhà nước ta chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, việc tìm giống cây trồng và vật ni để thay thế vẫn chưa làm được càng làm cho đồng bào càng thêm đói kém. Phong tục tập quán lạc hậu, nghi lễ thờ cúng là gánh nặng của đồng bào. Nhân cơ hội đó,bằng việc trợ cấp tiền, gạo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, cùng với sự đơn giản trong nghi lễ, một số nét tương đồng trong giáo lý mà đạo Tin Lành đã thu hút được nhiều người theo đạo. Từ đó phát triển cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)