Xu hƣớng vận động của đạo Tin Làn hở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 77 - 82)

SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Xu hƣớng vận động của đạo Tin Lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay phía Bắc Việt Nam hiện nay

- Xu hướng đạo Tin lành tiến dần đến ổn định, tuân thủ pháp luật

Ổn định sinh hoạt tơn giáo để đi tới bình thường hóa hoạt động đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta, đang từng bước thể hiện trong thực tế. Bởi vì sự ổn định tình hình đạo Tin lành có tác động trực tiếp đến sự phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số nói riêng và cả nước ta nói chung. Tại khu vực Tây Nguyên, việc thực hiện Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg khá thuận lợi. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, cơng việc này tuy khó khăn nhưng đã đạt được kết quả rất khả quan ở nhiều địa phương. Tính đến hết năm 2014, số điểm nhóm thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được Nhà nước cấp phép sinh hoạt ở Điện Biên là 5 điểm nhóm, ở Hà Giang là 34 điểm nhóm và ở Lai Châu là 22 điểm nhóm [19; tr 9].

Theo chỉ đạo của phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc), trong thời gian tới cần hướng dẫn các tổ chức Tin lành vừa được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo để chuẩn bị đại hội, thông qua hiến chương và bầu nhân sự lãnh đạo giáo hôi, tiến tới công nhận tổ chức theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực miền núi phía Bắc, sẽ hồn thành cơng việc cấp đăng ký hoạt động cho các điểm nhóm Tin lành có thời gian theo đạo lâu và sinh hoạt tôn giáo ổn định. Từng bước xem xét giải quyết vấn đề tổ chức của các điểm nhóm đã được cấp đăng ký sinh hoạt trong mối quan hệ với Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hoặc với các hệ

phái Tin lành khác đã được công nhận. Theo xu thế này, các điểm nhóm Tin lành sẽ nhanh chóng được đăng ký hoạt động, tạo ra một bức tranh mới về đạo Tin lành ở nước ta và khu vực miền núi phía Bắc.

Thực tế cho thấy, sau khi được cung cấp đăng ký sinh hoạt tơn giáo, các tín dồ Tin lành người dân tộc thiểu số phấn khởi, tham gia sinh hoạt tôn giáo ổn định, nề nếp hơn. Trong những năm tới, ở các tỉnh miền núi phía Bắc cơ bản đăng ký xong các điểm nhóm Tin lành và chuyển sang giải quyết các việc khác, như xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo mục sư, in ấn Kinh thánh… để ổn định hoạt động đạo. Theo chúng tơi, chính những cơng việc cụ thể này, phải giải quyết sau đăng ký điểm nhóm sẽ quyết định đến sự ổn định hay khơng ổn định tình hình đạo Tin lành trên địa bàn. Bởi vì, hoạt động của tơn giáo nói chung và của đạo Tin lành nói riêng là bao gồm hàng loạt các yếu tố hợp thành. Vậy, xu hướng này trở thành hiện thực đến đâu là phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan. Tất nhiên như thế, chúng ta cũng không thể đi trước, làm ngay khi mà bản thân các điểm nhóm chưa có nhu cần thực sự. Ngoài ra, để xu hướng ổn định hoạt động đạo Tin lành diễn ra, hiện nay và trước mắt cần phải khắc phục tình trạng có một vài tỉnh, việc bình thường hóa hoạt động của đạo Tin lành theo Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg vẫn chưa được quán triệt thống nhất.

Như vậy, trong thời gian tới, đạo Tin lành Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu nói riêng và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung sẽ thay đổi theo hướng ổn định theo tinh thần Chỉ thị Số: 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, từ đó sinh hoạt tơn giáo của các tín đồ sẽ ổn định, nề nếp hơn. Đồng thời, tình hình đạo Tin lành ở đây cũng sẽ có những diễn biến mới, đó là sự gia tăng số người theo đạo, tăng cường hoạt động truyền đạo và tổ chức của các hệ phái Tin lành. Hơn nữa, tính hiện thực của các xu hướng ra sao còn phụ thuộc đáng kể vào nhân tố lãnh đạo, quản lý đối với đạo Tin lành của hệ thống chính trị.

- Xu hướng đạo Tin lành tiếp tục phát triển về số lượng và củng cố hơn nữa về niềm tin và tổ chức tôn giáo

Hầu hết các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc đều dự báo rằng, trong thời gian tới đạo Tin lành sẽ tiếp tục phát triển và có những diễn biến mới. Theo dự tính, trong thời gian tới số người theo đạo Tin lành ở đây tiếp tục gia tăng, nhưng tỉ lệ tăng sẽ không mạnh như trước đây bởi người dân khơng cịn theo đạo kiểu “phong trào”.

Bên cạnh đó, Mục sư, truyền đạo có vai trị rất quan trọng đến hoạt động của đạo Tin lành. Ý thức được điều này, các hệ phái Tin lành trong một vài năm gần đây rất tích cực tuyển chọn người Hmơng để đào tạo trở thành chức sắc hoạt động tôn giáo ở khu vực. Bằng chứng là riêng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tính đến hết năm 2012 và năm 2013, ở Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang đều khơng có Mục sư mà chỉ có trưởng nhóm, nhưng đến năm 2014, ở mỗi tỉnh Điện Biên và Lai Châu đều có 03 mục sư người bản địa, ở Hà Giang có 01 mục sư [19; tr 4]. Theo hướng đó, việc đào tạo mục sư, truyền đạo sẽ được các hệ phái Tin lành tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ. Như vậy, trong thời gian tới ở các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ có một số lượng các mục sư, truyền đạo (hầu hết là trẻ tuổi) về hoạt động tơn giáo, từ đó làm cho hoạt động của đạo Tin lành ở khu vực này dần đi vào nề nếp.

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã và đang mở những lớp bồi dưỡng thần học cho các trưởng điểm nhóm Tin lành người Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Có nhiều người trong khu vực đang tham gia những lớp học này. Được biết trong thời gian học ở đây, các trưởng điểm nhóm được Hội thánh hỗ trợ ăn ở và tiền xe đi lại. Các tổ chức Tin lành khác cũng có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo cốt cán truyền đạo người Hmơng ngắn và dài hạn, trong đó có dự định mở Viện Thánh Kinh để đào tạo chức sắc.

Trong thời gian qua, để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, các điểm nhóm Tin lành đã phải mượn nhà của dân làm nơi sinh hoạt, đó có thể là nhà của trưởng nhóm hoặc nhà của tín đồ. Nhiều cơ sở như vậy đã và sẽ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của đồng bào, đặc biệt là về lâu dài, có thể nó quá nhỏ, hoăc bị xuống cấp. Hiện tại, Nhà nước chưa có chủ trương cụ thể về việc cho xây dựng nhà thờ, nhà nguyện, hay cơ sở sinh hoạt tôn giáo ở khu vực miền núi phía Bắc, vì vậy trong thực tế một số các điểm nhóm Tin lành đã tự ý cơi nới, hoặc xây mới “nhà nguyện” khi chưa được chính quyền địa phương chấp nhận. Cũng đã xuất hiện những loại hình “nhà nguyện trá hình”, thơng qua mua bán, hiến tặng của các cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên về lâu dài, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương bình thường hóa hoạt động của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số, thì việc cho phép các điểm nhóm Tin lành sửa chữa, xây dựng nơi sinh hoạt tôn giáo đều là điều đương nhiên.

Thêm vào đó, các hệ phái Tin lành còn tích cực tăng cường truyền giáo ở khu vực miền núi phía Bắc, thậm chí ngày trong tình huống trái pháp luật, với nhiều hình thức truyền giáo, từ đơn giản đến hiện đại, thậm chí cả việc cơ lập, o ép người Hmơng theo đạo. Chắc chắn rằng trong thời gian tới, với điều kiện thuận lợi hơn trước, các hệ phái Tin lành sẽ tăng cường các hoạt động truyền giáo, đặc biệt là truyền giáo hiện đại từ nước ngoài để thu hút người dân tộc thiểu số vào đạo, cạnh tranh với tôn giáo khác và cạnh tranh giữa các hệ phái Tin lành. Trong đó, biện pháp củng cố tổ chức tơn giáo và hỗ trợ tín đồ về vật chất sẽ tiếp tục được sử dụng.

Việc in Kinh thánh và văn hóa phẩm Tin lành bằng tiếng Việt và tiếng H’mông Latinh để phục vụ sinh hoạt đạo cũng được xúc tiến mạnh.

Tuy nhiên, sự phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc Hmông ở miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn, trước hết là do sự

phản ứng đối với tôn giáo này. Thực tế cho thấy, phần lớn người Hmông phản ứng đối với đạo Tin lành trong những điều kiện sống bình thường, khơng có những biến động lớn (như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế - xã hội). Xu hướng phản ứng này diễn ra chủ yếu ở hai cộng đồng, là những người không theo đạo và những người theo đạo, sau đó bỏ đạo.

Đối với người không theo đạo Tin lành: Phần lớn người Hmông cho rằng theo đạo chỉ đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực, như hủy hoại văn hóa truyền thống, gây mất đoàn kết dân tộc. Họ phản ứng rất mạnh. Thành phần gồm những người dân bình thường, nhưng nhiều hơn là những cán bộ, công chức, viên chức người Hmơng (nhiều người đã nghỉ hưu). Tình hình này diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ 1993 đến trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo, Chỉ thị Số: 01/2005/CT-TTg, và hiện nay vẫn diễn ra tuy ở mức độ nhẹ hơn. Trong thành phần này, có cả những cán bộ cơng chức khơng phải là người Hmơng thuộc hệ thống chính trị cơ sở.

Những người phản ứng mạnh nhất đối với đạo Tin lành là những cán bộ công chức, viên chức người Hmơng.

Khơng ít cán bộ cho rằng, sự phát triển đạo Tin lành chỉ gây nên những phức tạp trong cộng đồng dân tộc thiểu số, gây khó khăn cho việc quản lý xã hội của các cấp chính quyền, là do âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực xấu. Sự phản ứng ấy, tất nhiên khơng phải khơng có tâm lý khó chịu, lúng túng khi thấy các cốt của đạo Tin lành có trình độ và địi hỏi về dân chủ khá cao.

Những người đã theo đạo Tin lành nhưng sau đó bỏ đạo: những người này trong thực tế không nhiều. Nhiều người đã theo đạo Tin lành một thời gian, sau đó họ tự bỏ đạo vì thấy rằng đạo khơng được gì hơn về kinh tế, những lời hứa hẹn của người truyền đạo không trở thành hiện thực, mất

thời gian đi cầu nguyện, bị những người không theo đạo phân biệt, đặc biệt họ thấy rằng việc theo đạo phải bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Dó đó họ khơng chấp nhận việc theo đạo Tin lành.

- Xu hướng nhạt đạo và phát triển tà đạo

Ở miền núi phía Bắc hiện nay, có tình trạng nhiều người bỏ đạo Tin lành chuyển sang theo những tà đạo khác nhau. Với những đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, như kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí của đồng bào nói chung cịn thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, và một phần từ tính chất vận động của đạo Tin lành như đã đã đề cập đến ở mục trước thì rất có thể rằng trong thời gian tới các tà đạo vẫn có điều kiện phát triển trong đồng bào Hmơng nói riêng và trong đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)