Hệ thống tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Hmông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Với điều kiện tự nhiên và kinh tế như đã nêu ở trên, người Hmông ở Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên đều theo tín ngưỡng đa thần. Tín ngưỡng, tơn giáo truyền thống của họ gắn liền với phong tục tập qn, với trình độ dân trí, với điều kiện sống và lao động sản xuất đặc thù của khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, hay nói cách khác liên quan chặt chẽ đến cuộc sống cộng đồng dân tộc, liên quan đến trồng trọt, săn bắn, nghề thủ cơng, tín ngưỡng liên quan đến ngơi nhà, dịng họ, đến vịng đời người từ khi sinh ra đến khi chết đi. Hệ thần linh của người Hmông rất đa dạng và phức tạp.

Tâm thức tôn giáo của người Hmông

Người Hmông theo tôn giáo đa thần, thờ giàng, cúng ma, họ thờ Tổ tiên và thường cúng ma khi làm lễ, Tết, lúc yếu đau… Đó là những nghi lễ tín ngưỡng mang tính cộng đồng của dân tộc. Họ ln hướng về tổ tiên và coi đó là yếu tố quan trọng để giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.

Người Hmông cho rằng, sự tồn tại của họ trên trần gian là do có sự giúp sức của các vị thần, dạy họ cách “làm ăn, làm uống”, dạy cho họ “đường lý, đường lẽ”, cách ứng xử trong nội, ngoại tộc. Họ luôn ghi nhớ Chờu Ghia là người sáng tạo ra cây khèn và các bài nhạc khèn Hmông. Con trai ơng, Lìa Lư là người định ra lễ cưới Hmơng. Cháu nội ơng, Xí Gi là thầy thuốc, cứu người Hmông khỏi bệnh tật và cái chết.

Mọi vật Chư Làu tạo ra trên thế gian đều có 2 phần: phần xác là thực thể mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thật và phần hồn nằm trong phần xác, là hồn riêng của mỗi loài vật hay là 1 vị thần – Thần Đaz – tức là Ma trơng coi. Trong đó, con người là lồi thơng minh nhất, mỗi người cũng có 1 vị thần (Plis tức là hồn) trơng giữ.

Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, do đó kiêng xoa đầu trẻ em vì hồn nó yếu , xoa đầu hồn sẽ bỏ đi , vì thế ai xoa thì phải làm lễ gọi hồn về.

Hồn thứ hai ở vùng ngực , hồn này ít bỏ đi lang thang , nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ nặng.

Hồn thứ ba ở rốn, hồn này cai quản thân xác và nội tạng , hồn này bỏ đi là đau nội tạng , đau bụng (hồn này ở phụ nữ yếu hơn nam giới , nên phụ nữ hay đau bụng hơn , hồn bỏ đi không về sẽ chết).

Khi chết hồn thứ nhất bay lên tầng cao nhất cùng tổ tiên trên trời (cõi tiên). Hồn thứ hai bay lên chỗ Ngọc Hoàng chờ đầu thai vào kiếp khác (ai xấu sẽ đầu thai làm con vật);

Hồn thứ ba gác phần mộ, lởn vởn nơi tầng thấp của Ngưu ma vương , thường bay về quấy nhiễu.

Người Hmông quan niệm rằng, khi con người ốm đau, bệnh tật, chết chóc là do xúc phạm đến các loài khác, bị ma của chúng bắt đi nộp cho Chử Làu phán xử.

Theo quan niệm của người Hmông, ma chia thành hai loại: ma lành và ma dữ. Ma lành là ma mang lại điều tốt lành, bảo vệ con người và gia súc, cây trồng như ma tổ tiên, ma nhà, ma lành sống trên trời và trên mặt đất. Ma dữ là ma làm hại người, mùa màng và gia súc như ma ngũ hải, ma suối, ma mặt trời, ma rừng… Ma dữ sống dưới đất, khi gặp hạn hán, lũ, bão, mất mùa, ốm đau, người Hmông sẽ cúng ma.

Hạn hán kéo dài thì cúng ma suối, ma nước. Khi được mùa hoặc mất mùa thì cúng ma rừng, ma lúa, ngơ. Khi có người ốm đau thì cúng ma tổ tiên.

Tuy nhiên, dù là ma lành hay ma dữ thì người Hmơng đều phải chú ý cúng bái đúng hạn hoặc là để cảm ơn ma lành hoặc là để trấn an ma dữ, nhằm bảo vệ cho cuộc sống bình an.

Quan niệm về hồn hay ma là những trụ cột trong tín ngưỡng của người Hmơng, từ những quan niệm đó mà hình thành nên các loại hình tín ngưỡng đa dạng tồn tại cùng với tộc người này.

Bên cạnh đó, lịch sử đã chứng minh, trong tâm thức người Hmông luôn tồn tại hiện tượng “xưng vua”, “đón vua”. Họ ln hồi niệm về một quá khứ hào hùng đã qua, quá khứ phát triển rực rỡ của dân tộc Hmông. Dần dần, ký ức về thời kỳ đó trở nên càng ngày càng mơ hồ, người Hmông bị lạc trong quá khứ, biến điều đó thành mê tín dị đoan. Họ cho rằng: “Muốn thốt khỏi khổ cực, khơng cần làm cũng có ăn… thì phải đón vua về”. Lợi dụng tâm lý này mà sau này đạo Tin Lành đã từng bước xâm nhập vào đời sống tín ngưỡng của người Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Các hình thức tín ngưỡng, tơn giáo truyền thống của người Hmơng

Thờ cúng “xử ca”

Xử ca là loại ma cai quản tiền của phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, giữ các linh hồn trong gia đình khơng đi lang thang, được người Mông coi trọng nhất.

Thờ cúng tổ tiên

Người Hmông thờ cúng tổ tiên trong 3 đời trở lại, bàn thờ được đặt cạnh bàn thờ xử ca, là một tấm ván ngang để ba bát hương. Trong lễ cúng chủ nhà gọi tên tuổi của ba thế hệ đã khuất, mời về ăn tết với con cháu, cầu xin tổ tiên che chở.

Lễ cúng tổ tiên thường diễn ra vào đêm ba mươi tết hoặc khi trong nhà có người ốm đau để xin tổ tiên phù hộ. Ma tổ tiên là ma lành nhưng người Hmông quan niệm, nếu không thờ cúng chu đáo thì ma lành cũng sẽ bắt phạt họ ốm đau, bệnh tật, đòi phải có bị, lợn làm lễ cúng.

Thờ cúng ma buồng

Ma buồng là ma chăm sóc, bảo vệ trẻ con, phát triển gia súc. Người Hmông cho rằng khi đơi vợ chồng khó sinh đẻ, hoặc đẻ ra khó ni, hoặc

trong nhà lợn con đẻ ra hay bị chết là do ma buồng mất thiêng. Khi đơi vợ chồng có con đầu lịng, người chồng được đặt tên mới thì tiến hành lập ma buồng. Gia đình có trẻ con thì cúng ma buồng ít nhất một lần trong năm. Khi trong nhà có lợn đẻ cũng tiến hành cúng, như vậy hàng năm lễ cúng ma buồng có thể tiến hành hai đến ba lần.

Thờ cúng ma bếp

Ma bếp là ma bảo vệ mùa màng, sản xuất nông nghiệp phát triển, nhiều lúa, ngơ, khoai sắn. Một số dịng họ có quan niệm ma bếp cũng có lien quan đến sức khỏe và chăn nuôi, là ma trong coi tài sản khi gia đình đi vắng.

Thờ cúng ma cửa

Ma cửa giống như người gác cửa, không cho điều xấu xâm nhập vào gia đình, của cải, gia súc, giữ các hồn gia đình khơng bỏ đi. Người Hmơng quan niệm khi trong nhà có chuyện khơng hay như đau ốm, gia súc bị chết là do ma cửa ngã bị ngã, không vững được bản mệnh. Người phụ nữ có thai ở gia đình khác bước qua cửa nhà mình thì cũng làm cho ma cửa bị ngã, khi đó pahir làm lễ cúng ma nâng ma cửa dậy.

Thờ cúng ma cột cái

Cột cái là một cột giữa cửa vì kèo thứ hai, tiếp giáp giữa đầu bên phải và gian giữa. Theo quan niệm của người Hmông, cột cái là nơi tập trung các hồn người, tượng trưng cho sự vững chãi của gia đình. Ma cột cái làm nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa, chống chọi bão gió, giữ gìn hồn các thành viên trong gia đình.

Thờ cúng thần “Giao”

Thần “Giao” là thần thổ địa, thần của một cộng đồng được thờ ở một gốc cây to hặc hon đá lớn trong một khu rừng cấm, là vị thần chi phối cuộc sống của một cộng đồng “Giao”, phù hộ cho người dân trong “Giao” khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia súc nhiều, dân số tăng.

Tín ngưỡng liên quan đến dòng họ

Đối với người Hmơng, dịng họ hồn tồn khơng chỉ là những người cùng tên họ, mà còn bao gồm các thành viên có chung “tín hiệu”, hay “cùng ma”, được thể hiện trong tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc. “Cùng ma” có nghĩa là phải có sự giống nhau trong việc cúng “ma bị”, “ma lợn”, “ma cửa” và trong cách thức chôn cất người chết. Đây là đặc trưng vô cùng quan trọng để xác định, nhận dịng họ của người Hmơng. Tín ngưỡng dịng họ được thể hiện trong tang ma, trong nghi lễ “ma bò”, “ma lợn” và lễ thức “ma cửa”.

Những tín ngưỡng liên quan đến dịng họ trên đây mặc dù đáp ứng được nhu cầu tâm linh, thỏa mãn nhiều nguyện vọng xã hội đối với mỗi người, với mỗi gia đình người Hmơng, nhưng trên thực tế lại là cả những sự phức tạp, rắc rối, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì thế, nhiều hình thức tín ngưỡng trong số này bị thời gian thẩm định, lọc bỏ dần và cho đến nay, một số nghi thức khơng cịn được thực hiện trong cộng đồng người Hmông nữa.

Saman giáo

Saman giáo là một hình thức tơn giáo ngun thủy tồn tại khá phổ biến trong thời kỳ cuối của chế độ thị tộc. Saman giáo quan niệm một người nào đó có khả năng đặc biệt làm trung gian giao tiếp giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên, giữa con người với thần thánh, ma quỷ. Người có khả năng này thường là các thầy pháp Saman (thầy cúng) có khả năng đặc biệt có thể cầu xin thần linh cứu giúp con người thoát khỏi bệnh tật, hiểm họa bằng các hành vi nhảy múa, ca hát, hú gọi…hoặc bắt quyết, trừ tà.

Saman giáo là loại hình tơn giáo truyền thống đặc thù của người Hmơng, có vai trị, vị trí rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo,

giúp họ chữa bệnh và giải thoát khỏi những vận hạn. Theo người Hmơng, có ba loại thầy Saman: một là do tự học mà thành, hai là người “khơng bình thường” theo thầy mà thành, và ba là người tự dưng biết lên đồng trở thành thày Saman. Khi người Hmơng gặp tai ương, họ thường tìm thầy Saman để làm cúng giải hạn.

Các hình thức tín ngưỡng, tơn giáo truyền thống của người Hmơng có vai trị to lớn, đáp ứng nhu cầu tinh thần, của đồng bào, song đã có những biểu hiện lỗi thời, gây tốn kém cho họ. Hiện nay, ở nhiều vùng đồng bào Hmông, để bớt đi những phiền toái, để cuộc sống văn minh hơn, người dân đã thực hiện các quy ước nếp sống văn hóa. Nhưng khi tiếp cận tới đạo Tin lành, họ cũng đã nhận thấy và chấp nhận những giá trị văn hóa, văn minh của nó và một phần đồng bào đã bỏ tín ngưỡng, tơn giáo truyền thống để theo đạo tin lành. Tất nhiên, trong ý thức của đông đảo người dân, họ vẫn muốn duy trì một một số tín ngưỡng truyền thống, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang, cúng ma. Qua tiếp xúc với người Hmông ở một số địa phương, chúng tơi thấy, khi có người đau ốm, họ một mặt vừa đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, mặt khác, vẫn thực hiện các nghi lễ cúng ma, xem đó như là một phong tục tập quán của dân tộc.

Những mâu thuẫn phát sinh, giữa một mặt là nhu cầu thực tế với mặt khác, là những phiền phức, tốn kém, trở thành gánh nặng đè lên cuộc sống của người Hmông, khi thực hành các nghi lễ tôn giáo truyền thống, các phong tục trong ma chay, cưới xin… Không chấp nhận những mâu thuẫn này, khơng ít người Hmông đã đoạn tuyệt với nhiều loại “ma” tốn kém, để đến với Giêsu – nhân vật có nhiều quyền năng vơ cùng lớn, nhưng lại rất đơn giản, gọn nhẹ trong lễ nghi.

Tiểu kết chương I

Tóm lại, đạo Tin Lành ra đời gắn liền với giai cấp tư sản phương Tây nhằm bác bỏ vai trò và quyền lực của Giáo hội Công giáo La Mã. Chịu ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng dân chử tư sản, đạo Tin Lành với giáo lý hoàn toàn dựa trên nền tảng Kinh Thánh, nghi lễ đơn giản, tổ chức độc lập nên từ khi ra đời đã thu hút được nhiều tầng lớp trong xã hội. Đạo Tin Lành rất chú trọng đến vấn đề truyền giáo, tuy nhiên do ra đời muộn nên mục tiêu truyền bá của nó là các khu vực xa xơi, hẻo lánh, những nơi cịn vắng bóng tơn giáo, điển hình như ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay và cụ thể là trong đồng bào dân tộc Hmông ở 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo… của ba tỉnh này có nhiều nét tương đồng, đồng bào người Hmông ở ba tỉnh này lại là đông nhất trong cả nước và tín ngưỡng người Hmơng lại có một số điểm giống với đạo Tin Lành cho nên sau khi truyền vào, Tin Lành nhanh chóng cắm rễ và phát triển mạnh, từ đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội người Hmơng nói chung và đến đời sống tín ngưỡng của họ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)