Nghi lễ tơn giáo là hình thức, phương tiện để chuyển tải niềm tin tôn giáo, là sự hiện thực hóa của tâm thức tơn giáo, được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật, được duy trì thường xun, có tổ chức và mang tính bắt buộc đối với tín đồ. Nghi lễ bao gồm hệ thống những biểu tượng mang tính thần thánh và những điều răm dạy, kiêng kỵ. Trong hệ thống nghi lễ thì hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện thực hóa niềm tin tơn giáo [44; tr 25].
Thờ cúng tơn giáo là tồn bộ những hoạt động có tính chất thực tế - hư ảo của tín đồ nhằm cố gắng tác động vào khách thể tưởng tượng (thần thánh, đấng siêu nhiên nói chung) hoặc những khách thể thực (tượng Thánh, vật thờ…) nhằm cầu mong sự che chở, sự trợ giúp của các khách thể đó [61; tr 42-43].
Tín ngưỡng của người Hmơng được thực hiện thơng qua việc thực hành nghi lễ trong hoạt động thực tế hàng ngày. Điểm tích cực nhất mà đạo Tin Lành khi truyền vào là đã xóa bỏ được những hủ tục của đồng bào Hmông.
Biểu hiện qua lễ nghi thờ cúng
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, người Hmông nổi tiếng với một hệ thống nghi lễ rườm rà và phức tạp. Việc thực hành nghi lễ để nhằm cầu xin một điều gì đó nằm ngồi khả năng bình thường của người Hmơng địi hỏi một cái giá ngang hàng. Trong quan niệm của người Hmơng khơng có sự thiên lệch lớn về sự độ lượng và bao dung của các vị thần linh, các loại “ma” đối với con người. “Ma”, kể cả ma tổ tiên đều có thể trừng phạt con cháu mình nếu khơng cúng lễ chu đáo và đầy đủ. Chính vì vậy mà người Hmông luôn sợ hãi và không dám qua loa trong việc cúng lễ. Khác với việc chuẩn bị đồ lễ theo khả năng kinh tế của chủ nhà ở các dân tộc khác, đối với người Hmông dù giàu, hay nghèo, dù có tiền hay khơng có tiền cũng phải chuẩn bị đồ cúng một cách chu đáo nhất. Lễ nghi phải được thực hiện một cách có trình tự, khơng được bỏ qua hay rút bớt. Điều đó sẽ quyết định đến kết quả sự cầu xin của người Hmông đối với các vị thần, các loại “ma”. Nói cách khác, số lượng đồ lễ dùng trong các nghi lễ thờ cúng mới là yếu tố quyết định việc mong muốn của chủ nhà có được chấp nhận hay khơng.
Đạo Tin Lành thì khác, yếu tố quyết định trong việc thực hành nghi lễ để hiệp thông với Thiên Chúa là sự thành tâm, sự chân thành đến từ bên trong của mỗi người qua hình thức cầu nguyện. Chính vì thế nên dù cho lễ nghi của đạo Tin Lành rất đơn giản, nhưng vẫn mang đến sự đảm bảo bình an cho mỗi người. Thiên Chúa theo đạo Tin Lành là Đấng toàn năng và bao dung, người bảo hộ con người an bình chỉ cần con người Tin vào Thiên Chúa, Thiên Chúa cho đi mà chỉ đòi hỏi con người phải sống tốt để xứng với Thiên Chúa.
Khi tư tưởng này được truyền bá vào cộng đồng người Hmơng đã nhanh chóng nhận được sự chấp nhận và ủng hộ của đồng bào. Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nghi lễ đồ sộ của họ.
Một đặc điểm khá nổi bật trong không gian thờ cúng các loại ma nhà của người Hmơng là đơn giản. Điển hình như nơi thờ “xử ca” – gắn với sự giàu có và tiền bạc – là ở một tấm ván hậu giữa nhà, nơi thờ được dán hai miếng giấy bản màu vàng và bạc cắm ba hoặc chín lơng gà, bơi ít máu gà; Nơi thờ ma cửa – khi có người ốm đau hoặc mất mát tài sản – thường là ở miếng vải đỏ dán trước cửa chính; bàn thờ tổ tiên cũng được làm đơn giản, thông thường chỉ là tờ giấy bản hình chữ nhật dán lên vách nhà. Một số vùng, đồng bào có bàn thờ bằng gỗ. Thậm chí các loại ma buồng, ma bếp người Hmơng vẫn thờ cúng hàng năm nhưng lại khơng có bàn thờ cụ thể; Bàn thờ của thầy Saman là một hộp gỗ hình chữ nhật, đặt bên phải nơi thờ cúng tổ tiên. Trong bàn thờ có bát hương (hay ống hương) và bộ đồ nghề gốm: một thanh la nhỏ bằng đồng, một đơi nhạc ngựa bằng đồng, một vịng lắc bằng sắt và quan trọng nhất là cặp sừng trâu. Phía trên bàn thời là “chiếc cầu mây” được buộc ngang dưới mái nhà (phương tiện nối bàn thời của thày Saman với thế giới bên kia).
Sự đơn giản trong không gian thờ cúng của người Hmông là điểm tương đồng với đạo Tin Lành, nhà thờ Tin Lành được xây dựng vô cùng đơn giản, bên trong hầu như chỉ có một cây thánh giá tượng trưng cho sự cứu chuộc của Chúa Giêsu, khơng có tranh ảnh hay tượng thờ. Nét tương đồng này bước đầu tạo nên sự thuận lợi tiếp thu cả sự đơn giản hóa nghi lễ của những người Hmơng theo đạo Tin Lành.
Ngoài “xử ca” mỗi năm được cúng cố định một lần vào đêm ba mươi Tết thì dịp cúng các loại ma nhà khác thường là ngẫu nhiên. Đồ cúng cho các loại ma cũng là khác nhau. Cụ thể như sau: Cúng “xử ca” vào đêm ba
mươi Tết, đồ cúng là một con gà trống màu đỏ; cúng ma cửa vào dịp Tết, khi có người ốm đau hoặc mất tài sản, lễ cúng là một con gà trống luộc hoặc bằng lợn – gọi là lễ cúng lớn. Lễ vật là con lợn nái mà khi còn bé đã bị cắt một nhím lơng đi đặt lên phía trên cửa ra vào; cúng ma buồng là một con lợn cái nặng từ 6-10kg; cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết hoặc trong nhà có việc bằng gà, thịt lợn.
Như vậy, đồ lễ dùng trong việc thờ cúng của người Hmông thường là lễ mặn, lễ to, mổ gà, mổ lợn, thậm chí mổ trâu, bị để cúng ma. Họ cho rằng, chỉ khi thu được các lễ vật đó xong thì ước muốn của họ mới được các ma đáp ứng, nếu không dâng được đủ lễ không những nguyện vọng khơng thành mà thậm chí người chủ nhà còn bị trách phạt bằng cách làm cho họ ốm đau, gia súc trong nhà gầy yếu, mùa màng thất bát. Chính điều này đã biến việc thực hành nghi lễ tôn giáo trở thành gánh nặng cho người Hmông không chỉ là gánh nặng kinh tế mà còn là gánh nặng tâm lý.
Đạo Tin Lành với lễ nghi đơn giản, chỉ chú trọng sự cầu nguyện đã thành công giải quyết được nan đề này. Người Hmông từ bao đời nay vẫn luôn cần một chỗ dự tinh thần, một sự đảm bảo từ các thế lực siêu nhiên đối với cuộc sống hiện tại, tâm thức đó khơng dễ dàng mà thay đổi. Đạo Tin Lành truyền đến cũng cho họ chỗ dựa tinh thần, sự đảm bảo đó mà khơng cần tổ chức thờ cúng nặng nề như cũ, không cần thực hiện các lễ nghi phức tạp như trước nữa. Điều này là một sự hấp dẫn rất lớn đối với một bộ phận người Hmông.
Biểu hiện qua sự kiêng kỵ
Kiêng kỵ là việc con người khơng được làm điều gì khác với lệ tục quy định, có thể là kiêng cữ đối với các lễ vật, thức ăn dùng trong thờ cúng, đối với con người, đồ vật hay sự việc được coi là thiêng liêng. Những sự kiêng cữ này rất đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống,
không chỉ áp dụng khi thực hiện các nghi lễ mà còn được áp dụng cả trong đời thường.
Gian giữa ngôi nhà của người Hmông được coi là không gian thiêng – không gian họ dành cho các hoạt động tín ngưỡng tơn giáo. Nơi đó chỉ có đàn ông được đến gần, đàn bà phải kiêng kỵ. Sự phân biệt nam nữ khi thực hiện các hành vi thờ cúng này là biểu hiện của sự bất bình đẳng khơng nói đến xã hội của người Hmơng nhưng ít nhất là bất bình đẳng trước các đấng siêu nhiên. Không được tiếp xúc với những Đấng được coi là cao siêu hơn con người cho nên tiếng nói của người phụ nữ Hmơng cũng khơng được coi trọng.
Hành vi tự thân cầu nguyện trước Thiên Chúa của tất cả các tín đồ Tin Lành không kể nam nữ là minh chứng cho sự bình đẳng của các tín hữu trước Thiên Chúa. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến người Hmông, tạo nên sự chủ động hơn đối với phái nữ, mang đến tâm lý tích cực hơn.
Người Hmông thờ ma bếp nhưng khơng có bàn thờ, vì liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc nên người Hmông kiêng giẫm chân lên bếp lò, kiêng làm hư hại lòng lò bằng đất, không được gõ hoặc đánh vào máng cám lợn, lúc lợn chửa kiêng lấy tro trong bếp lò. Muốn nhấc chảo cám ra phải để hòn đá vào giữa bếp, nếu không kiêng như vậy, gia súc sẽ bị dịch chết, phụ nữ có thai sẽ khó sinh hoặc đẻ con bị dị dạng, dị tật. Hay trong suốt lễ tang của người Hmơng, cho đến khi đón ma trở về (khoảng 13 ngày) thì người trong nhà khơng được tắm rửa.
Những kiêng kỵ này phần lớn là sự biểu hiện của mê tín dị đoan. Khi truyền vào dân tộc Hmông, đạo Tin Lành đã xóa bỏ hồn tồn những hủ tục này, mang đến suy nghĩ tích cực và tiến bộ cho đồng bào nơi đây.
Biểu hiện qua phong tục vòng đời
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người, được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, đợc cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục được chia thành nhiều loại, tiêu biểu trong đó là hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người như: cưới hỏi, sinh đẻ, tang ma…
Trong khi tín ngưỡng được lưu giữ hầu như khơng thay đổi suốt bao đời nay thì kéo theo nó là sự bất biến của các phong tục tập quán, lối sống của đồng bào Hmơng, làm cho nó trở nên lạc hậu, trở thành các hủ tục, là rào cản trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Đạo Tin Lành truyền vào đã xóa bỏ được những hủ tục này.
Về cƣới xin: Người Hmông quan niệm những người cùng dịng họ
khơng được lấy nhau, hay nói rõ hơn là những người có cùng tên họ thì khơng được phép kết hơn. Ví dụ như: hai người họ Chìa khơng được phép lấy nhau, nhưng anh trai họ Chìa và chồng của em gái họ Vừ thì con của anh trai lại được lấy con của em gái và ngược lại. Nó là hiện tượng hơn nhân cận huyết trong cộng đồng người Hmơng. Bên cạnh đó, hiện tượng tảo hôn lại xảy ra rất nhiều bởi vì trong truyền thống của người Hmơng, đến tuổi đó là họ sẽ phải kết hơn. Dù cho sau này có nghe nói đến tác hại của việc tảo hơn hay quy định của pháp luật về độ tuổi kết hơn thì đa phần người Hmông vẫn khơng thể thốt khỏi sự ràng buộc của phong tục tập quán trong cộng đồng, khơng thể thốt khỏi sức ép của cộng đồng mà phải kết hôn sớm.
Ngồi ra, trước đây người Hmơng có tục lệ bắt vợ. Được cho là một nét văn hóa đặc sắc của người Hmơng, nhưng có những người phụ nữ Hmơng trong cuộc lại tự coi mình là nạn nhân của tục lệ này, họ là bị cưỡng bức.
Đây là khởi đầu của sự bất bình đẳng và khơng tự nguyện trong hơn nhân, từ đó dẫn đến nạn tảo hơn của họ.
Khi đạo Tin Lành truyền vào, người Hmông được tiếp cận với quan niệm hôn nhân tự do hiện đại. Đầu tiên là không bị ràng buộc bởi việc “hợp tuổi”, thứ hai là khơng cịn sự tốn kém về tiền bạc hay là sự thách cưới mang tính chất gả bán và cuối cùng là khơng cịn tình trạng kết hơn cận huyết, tảo hôn, thiếu hiểu biết về vấn đề hơn nhân gia đình nữa.
Bỏ đi việc xem lá số trước khi quyết định hôn nhân là việc làm hết sức tiến bộ, làm giảm thiểu tối đa tình trạng hai người nam nữ vừa ý với nhau nhưng không kết hôn để sống với nhau cả đời được chỉ vì được cho là “không hợp tuổi”. Sự đơn giản, tiết kiệm, thực tế, không xa hoa trong khi thực hiện hôn lễ cũng phù hợp với điều kiện kinh tế cịn khó khăn của đồng bào. Bỏ việc thách cưới tạo nên sự bình đẳng bước đầu trong hơn nhân. Và hơn tất cả, đạo Tin Lành cũng trang bị cho người Hmông những kiến thức về hôn nhân gia đình, những lời khuyên răn về nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm của vợ, chồng đối với nhau và đối với con cái, sự thủy chung trong hôn nhân. Xóa bỏ nạn tảo hơn và kết hơn cận huyết chính là xóa bỏ sự thối hóa về thể chất trong cộng đồng người Hmông.
Hôn nhân của người Hmông theo chế độ một vợ, một chồng. Nếu chẳng may chồng chết thì chị dâu phải lấy em chồng hoặc em họ chồng (theo quan niệm là người con gái đó đã được nhà chồng mua về, đã thành ma của nhà chồng). Vợ chồng người Hmơng rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hoà thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè. Điều này được giữ nguyên, thậm chí là củng cố hơn trong đạo Tin Lành bởi nghi lễ hôn nhân được thực hiện trong nhà thờ, được sự chấp nhận và chúc phúc của Thiên Chúa.
Trước khi thực hiện lễ thành hôn của người Tin Lành, cần phải thực hiện một số nghi lễ sau:
- Sơ vấn hay còn gọi là chạm ngõ hay dạm hỏi: chỉ việc nhà trai đem lễ vật đến gia đình nhà gái do sự sắp xếp của người mai mối để tỏ lời cầu hơn. Khơng cần có sự tham gia của quản nhiệm Hội Thánh.
- Đính hơn: là lễ thể hiện sự giao ước giữa hai tín hữu thanh niên nam nữ trước sự chứng kiến của Chúa, Hội Thánh và gia đình hai bên, chuẩn bị tiến đến lễ thành hôn. Lễ này được cử hành ở bên nhà gái, có sự tham gia của Quản nhiệm Hội Thánh hoặc ủy viên Ban chấp sự Hội Thánh. Vị quản nhiệm làm chủ nghi thức đính hơn gồm ba bước: tun hứa (giữa cơ dâu và chú rể; giữa cha mẹ hai bên); đại diện nhà trai trao kỷ vật trang sức cho cô dâu; và cuối cùng là tun bố đính hơn.
- Lễ thành hôn: được tổ chức tại nhà thờ hoặc tại nhà riêng tùy điều kiện gia đình hai bên. Nếu tổ chức phải thông báo cho Hội Thánh biết trước hai tuần. Lễ thành hơn có hai phần: chương trình lễ thành hơn gồm nhạc mừng, tuyên bố lý do, thánh ca, cầu nguyện khai lễ, đọc Kinh thánh, giảng luận, nghi thức thành hôn, lời cảm tạ, cầu nguyện chung, chúc phúc; và nghi thức hôn phối gồm: mục sư hướng dẫn tuyên thệ, trao nhẫn cưới làm bằng chứng, mục sư tuyên bố thành vợ chồng, cuối cùng là trình diện gia đình mới.
Hội Thánh cũng quy định rõ mục sư tuyệt đối không hành lễ cho những trường hợp: khơng có giấy chứng nhận kết hơn, khơng phải tín hữu chính thức của Hội thánh; một trong hai người chưa tin Chúa hoặc chưa chịu phép Báptêm (nếu chưa chịu lễ Báptêm chỉ cầu nguyện tại gia đình chứ khơng hành lễ) và hai bên đã chung sống như vợ chồng rồi [18; tr 42-50]
Nghi lễ thành hôn tuy nhiều phần nhưng không hề rườm rà mà lại khá đơn giản, gọn nhẹ, mang tính thiêng liêng lại khơng hề tốn kém.
Về tang lễ:
Người Hmơng theo tín ngưỡng truyền thống khi trong gia đình có người chết thì quấn bằng một tấm vải lanh, treo trước bàn thờ giữa nhà và để trong nhà khoảng 7 ngày cực kỳ gây mất vệ sinh. Bên cạnh đó, dù điều kiện giàu hay nghèo thì số đồ lễ phải chuẩn bị để thực hiện rất nhiều nghi lễ cả trước và sau khi đem chôn phải đầy đủ theo truyền thống, phải mổ gà, mổ bị để cúng lễ, nếu khơng làm theo sẽ bị cả cộng đồng chê trách. Số lượng