6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCPViệt Nam
2.2.1 Tình hình tổng tài sản
Tổng tài sản của các NHTMCP tăng đều qua từng năm trong giai đoạn trước 2008. Tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm 2006 và 2007 khi nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng, thậm chí có ngân hàng cịn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2008 như: ABB, HDbank, OCB và Seabank. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi đáng kể, đạt mức 37,53% trong năm 2009 và 47,06% trong năm 2010.
Bảng 2.2: Tổng tài sản trung bình tồn hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản trung bình (tỷ đồng) 36.765 50.562 74.358 97.2189 106.094 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,09 37,53 47,06 30,74 9,13
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)
Mức tăng trưởng tích cực của tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 đã không được giữ vững trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Tăng trưởng tài sản trong năm 2012 chỉ đạt 9,13% xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước và sự sụt giảm giá trị các chứng khoán ngân hàng đang sở hữu.
Vietcombank, Vietinbank, BIDV là 3 trong số 4 ngân hàngxuất thân từ loại hình ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa. Cả 3 ngân hàng này đều có giá trị tài sản khổng lồ và chiếm tỷ trọng lớn trong khối các NHTMCP Việt Nam. BIDV, Vietcombank có mức tăng tài sản đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2008 – 2012 đạt 18,92% và 16,04%. Vietinbankđã tăng
trưởng vượt bậc trong năm 2010, đạt mức 50,84%, vượt qua VCB và BIDV, trở thành ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khối các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012.
Đơn vị tính: %
Đồ thị 2.2:Tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn kế tiếp là ACB, Sacombank, Techcombank và Eximbank. Tài sản của ACB,Techcombank, Eximbank liên tục tăng trong giai đoạn từ 2008 – 2011 nhưng lại có sự sụt giảm vào năm 2012, trong đó nghiêm trọng nhất là trường hợp của ACB tăng trưởng âm 37,26%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một số thành viên ban lãnh đạo và hội đồng quản trị của ACB lần lượt bị khởi tố, giá cổ phiếu ACB đổ dốc liên tục trên thị trường chứng khoán dẫn đến những khó khăn thanh khoản từ phản ứng rút tiền của khách hàng.
Nhóm ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất trong từng năm là nhóm các ngân hàng có giá trị tài sản nhỏ trong hệ thống. Cụ thể, trong năm 2008, VNCB tăng 161,72%; trong năm 2009, ngân hàng Tiên Phong tăng 343,58%; trong năm 2010, MDB tăng 584,15%; trong năm 2011, Westernbank tăng 120,15% và trong năm 2012, SHB tăng 64,16%. Trong đó, đặc biệt là SHB có tốc độ tăng
8,09 37,53 47,06 30,74 9,13 2008 2009 2010 2011 2012
trưởng tài sản khá đều qua từng năm đạt 59,27%, cao hơn 3 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn. Ngược lại với SHB, MDB lại có tốc độ tăng trưởng âm liên tục trong 2 năm tiếp theo ngay sau khi đạt được mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2010. Giá trị tài sản của MHB giảm 40,69% trong năm 2011 và 16,06% trong năm 2012.
Nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2010, tổng tài sản khối NHTMCP có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các ngân hàng đã tập trung vào việc phát triển mạng lưới giao dịch, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, trang bị các máy giao dịch tự động, tạo nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trong những năm sau. Tuy nhiên, do khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, giá trị tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm xuống với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trước đó. Năm 2012 là năm ghi nhận sự sụt giảm đáng kể giá trị tài sản khi có đến 12 ngân hàng tăng trưởng âm, cao hơn 3 lần so với năm 2008.