6. Kết cấu của luận văn
2.6. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của hệ thống NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2009 và giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu. ROA trung bình của các NHTMCP giảm xuống cịn 1,32% và ROE giảm xuống mức 8,67%. NH Bưu điện Liên Việt có ROA cao nhất, đạt 5,95% và NH Bản Việt có ROA thấp nhất, đạt 0,15%, theo sau đó là NH Nam Á với ROA đạt 0,16%. ROE cao nhất trong năm 2008 thuộc về ACB (28,46%) và Techcombank (20,89%).
Bảng 2.7: ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: %
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
ROA trung bình 1,32 1,34 1,14 1,21 0,76 ROE trung bình 8,67 11,29 11,01 11,28 6,55
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)
Bước sang năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, tình hình kinh tế trong nước cịn gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước và thế giới biến động theo chiều hướng khá phức tạp. Với những nỗ lực trong điều hànhchính sách tiền tệ của NHNN, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi trung bình của tồn khối NHTMCP Việt
Nam tăng nhẹ lên mức 1,34%. NH Đệ Nhất là ngân hàng có ROA cao nhất đạt 4,01% và NH Đại Á có ROA thấp nhất với mức 0,3%. ROE trung bình trong năm 2009 cũng tăng trưởng với tốc độ 30% so với năm 2008. Vietcombank là ngân hàng đạt tỷ số ROE cao nhất với 23,61%.
Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu năm 2008 – 2009. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động bất thường về giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, áp lực tăng vốn điều lệ đã làm cho vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. ROA trung bình của hệ thống NHTMCP trong năm 2010 giảm xuống mức 1,14% và ROE giảm xuống mức 11,01%. Trong đó, SGB đạt tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao nhất (4,73%), tỷ số này đạt giá trị nhỏ nhất tại ngân hàng SCB với 0,46%. Đơn vị tính: %
Đồ thị 2.7:ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Giai đoạn 2011 – 2012 là giai đoạn hệ thống NHTMCP đối mặt với tình trạng
1.32 1.34 1.14 1.21 0.76 8.67 11.29 11.01 11.28 6.55 2008 2009 2010 2011 2012 ROE trung bình ROA trung bình
những năm trước đó. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng sụt giảm. Năm 2012, ROA trung bình giảm đến mức 0,76% và ROE giảm xuống mức 6,55%. Đây cũng là năm có số lượng ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng ROA âm nhiều nhất. Có tất cả 29 NHTMCP đạt tăng trưởng âm trên tổng số 31 ngân hàng đã công khai báo cáo tài chính. Nổi bật là SHB với mức âm 99,98% do việc sáp nhập với Habubank đã làm giảm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này. Ngược lại với tình hình chung, 3 ngân hàng là VIB, ABB và Saigonbank đã cải thiện được tỷ suất sinh lời trên tài sản khi mà năm 2011 cả 3 ngân hàng này đều tăng trưởng âm.
Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống các NHTM nói riêng. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn này thể hiện rõ sức mạnh tài chính cũng như năng lực quản lý của các ngân hàng. Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể tiếp tục vượt qua khó khăn trong năm 2013.