6. Kết cấu của luận văn
4.1 Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN
4.1.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, kiểm sốt nhập siêu, cải thiện cán cân thanh tốn, duy trì và đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ cơng và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.
Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng q nóng, dẫn đến những tác động khơng mong muốn như các doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, nợ xấu gia tăng do việc đầu tư quá mức vào bất động sản, chứng khoán. Xuất phát từ những yếu tố này, Chính phủ cần có những giải pháp để kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững và tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngồi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của những doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Các doanh nghiệp này cần được đối xử hồn tồn bình đẳng như những doanh nghiệp tư nhân khác, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh vay vốn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo mơi trường pháp lý đồng bộ, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất để tránh gây khó khăn cho NHTM trong q trình xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
4.1.2. Kiến nghị với NHNN
Trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thơng lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN.
NHNN cần có những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, giảm bớt các cơng cụ hành chính, sử dụng linh hoạt các cơng cụ điều hành mang tính thị trường để đảm bảo sự can thiệp của NHNN phù hợp với quy luật thị trường. NHNN nên can thiệp vào hoạt động của NHTM thông qua các công cụ như ban hành mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất phát hành tín phiếu phù hợp để điều hòa vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Đối với tình hình nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN phải có biện pháp quyết liệt để xác định số liệu thực tế về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay. Đồng thời NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong vấn đề phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM.
NHNN đã thành lập hệ thống giám sát từ xa đối với hoạt động của các NHTM theo tiêu chuẩn CAMEL. Tuy nhiên NHNN cần định kỳ đánh giá xếp loại các NHTM trong hệ thống một cách thường xun hơn, cơng bố danh sách các nhóm ngân hàng có hoạt động lành mạnh để tạo lòng tin cho khách hàng và đồng thời công bố danh sách những ngân hàng yếu kém để xem xét việc tái cơ cấu hoặc sáp nhập.
Bên cạnh đó, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ của dự án hiện đại hóa, nâng cấp cơng nghệ thơng tin. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung, tương tác qua mạng máy tính, giúp NHNN thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống NHTM, cập nhật tức thời các thông tin liên
quan đến hoạt động tín dụng. Hạ tầng cơng nghệ thơng tin được hồn thiện sẽ giúp công tác quản lý, điều hành của NHNN luôn bám sát mọi biến động của thị trường ngân hàng trong nước và thế giới. Từ đó NHNN sẽ có những quyết định kịp thời trong q trình điều chính chính sách, thúc đẩy lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngày càng phát triển nhanh hơn.
Và cuối cùng, NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ. Nhân lực của của NHNN cần được đào tạo với trình độ chun mơn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những nghiệp vụ của tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, ADB...